Điều kiện văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu du lịch sinh thái kết hợp với du lịch mạo hiểm tại khu mỏ Kẽm – Chì Chợ Điền, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 29 - 31)

3. Khu du lịch sinh thái Thanh Nhàn

2.1.3. Điều kiện văn hóa xã hội

Huyện Chợ Đồn có diện tích 91.193 ha, hầu hết là núi cao. Diện tích đất lâm nghiệp gồm đất rừng tự nhiên và khu đất trống là rất lớn (chiếm 77 % tổng diện tích huyện). Phân bố các loại đất trong huyện được tổng hợp trong bảng 2.2:

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất huyện Chợ Đồn [25]

TT Loại đất Diện tích (ha) %

1 Đất gieo trồng cây công nghiệp 4.145 5

2 Đất dành cho các mục đích khác trong nơng nghiệp

2.742 3

3 Đất lâm nghiệp (27,255 ha rừng tự nhiên và 42,670 ha đất trồng trống đồi trọc)

69.920 77

4 Đất thổ cư 13.953 15

Xã Bản Thi có diện tích rừng tự nhiên là 6.543 ha, đồi trọc là 60 ha và đất nông nghiệp là 20 ha. Hầu hết diện tích khu mỏ kẽm chì Chợ Điền ở xã Bản Thi nằm trong vùng đất trống đồi trọc hoặc rừng núi, còn một phần khu mỏ nằm ở 2 xã Quảng Bạch và Đồng Lạc.

Tổng dân số của huyện Chợ Đồn là 49.296 người gồm 7.898 hộ, tập trung ở các thị trấn, thị tứ, các thung lũng lớn và dọc các đường giao thơng. Mật độ dân số tồn huyện là 50 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 22.711 người, chiếm gần 50 % dân số. Xã Bản Thi có dân số là 1.901 người, gồm dân tộc, sống ở 10 thôn bản. Các dân tộc Kinh, Dao, Tày có số dân đơng hơn cả. Mật độ dân cư xã Bản Thi là 5 người/km2

. Ngoài số dân địa phương, hiện tại đây cịn có khoảng 700 cán bộ, cơng nhân và gia định thuộc các xí nghiệp khai thác kẽm chì của cơng ty kim loại màu Thái Nguyên.

Về Kinh tế:

Huyện Chợ Đồn có 2 ngành kinh tế chính là sản xuất nơng nghiệp và khai thác lâm, thổ sản, khống sản. Ngồi ra, ở thị trấn Bằng Lũng có một số hộ bn bán và tổ hợp tác cơng nghiệp nhỏ, lẻ. Xí nghiệp Kẽm Chì Chợ Điền là cơ sở cơng nghiệp lớn nhất huyện. Thu nhập bình qn đầu người trên tồn huyện khoảng 100 USD/năm. Tỷ lệ các hộ giàu 2,9 %, số hộ nghèo khoảng 22,4 % [25].

Huyện Chợ Đồn có mạng lưới giao thơng khá phát triển với hàng trăm km đường nhựa. Đến nay, các phương tiện xe, máy đã có thể đến được tất cả các xã và thị trấn trong huyện.

Thị trấn Bằng Lũng là huyện lỵ - trung tâm kinh tế, văn hóa của huyện, có hệ thống đường giao thông thuận lợi nối liền với các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Tuyên Quang, Thái Nguyên… nên có điều kiện tốt cho phát triển kinh tế và tiếp thu nhanh các thơng tin văn hóa – xã hội từ các vùng trung tâm. Hệ thống điện của nguồn điện quốc gia và các trạm thủy điện nhỏ đã đến được với các xã trong huyện.

Nước sinh hoạt của khu vực chủ yếu lấy từ các nguồn nước tự nhiên (khe, suối) do dân tự khai thác, chưa được sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức khác [25].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu du lịch sinh thái kết hợp với du lịch mạo hiểm tại khu mỏ Kẽm – Chì Chợ Điền, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)