Nghệ thuật pha trà

Một phần của tài liệu Bản sắc văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực Trà Thái (Trang 27 - 42)

B. NỘI DUNG

3.3. Nghệ thuật pha trà

Giống như các lọai nước giải khát khác, trà ngon hay dở tùy thuộc vào khẩu vị của từng người. Có người thích lọai trà Bắc pha thật đặc, uống vào chát sít cổ họng. Người khác lại chuộng trà Nam của Đà Lạt hay Bảo Lộc, lá to, cánh dày, được sao tẩm với các lọai hoa như hoa lài, hoa sen, hoa ngâu…Có người lại thích uống Trà Thái, bởi Trà Thái có một hương vị rất đặc biệt, khi mới uống thì cảm giác hơi đắng nơi đầu lưỡi, nhưng sau đó thì vị ngọt khó tả. Khi pha, nước rất đẹp và được nước. Pha đến lần thứ 3, thứ 4, màu nước vẫn sánh.

Cũng là trà Thái nhưng nhiều người thích để “mộc”, kẻ lại chuộng lọai ướp hương v.v…Ngày xưa, các xứ sở trà có lọai trà “móc câu” nổi tiếng với “một tôm hai lá” : Người ta chỉ hái búp đầu (tôm) và 2 lá gần kề. Khi sao, lá trà quăn lại thành hình móc câu. Lọai trà này thơm mùi đặc trưng, đẹp nước. Khi uống, mới đầu thấy chát nhưng vị ngọt đọng trong cổ rất lâu. Chỉ một chén trà đủ làm cả người bừng bừng sảng khóai.

Khi có trà ngon, phải biết cách pha thì mới được nước ngon. Làm thế nào để được nước trà ngon ? Theo những người sành trà, cần phải chú ý các yếu tố sau : 3.3.1. Ấm và chén

Có rất nhiều loại ấm để pha trà nhưng dùng ấm sành hoặc ấm sứ là tốt nhất vì giữ được nhiệt lâu. Hiện nay, tại các quán trà, người ta dùng nhiều lọai chén với những tên gọi và phân lọai cầu kỳ như thứ nhất là ấm Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, và thứ ba là Mạnh Thân. Nhiều quán còn quy định màu sắc cho ấm pha trà. Ví dụ như muốn thưởng thức trà thật ngon thì màu ấm phải là màu gan trâu, gan gà, chu sa…Hình dáng ấm pha trà có những kiểu chính là: trái lê, trái cau, trái hồng, trái nhót…Các loại chén uống trà chủ yếu có 2 lọai : chén Tống (cao và thuôn) và chén Quân (thấp và rộng hơn). Phú quí sinh lễ nghĩa là vậy.

Trong khi đó, các cụ ở nông thôn thì vẫn chuộng ấm trái quýt và chén hạt mít, hay còn gọi là chén mắt trâu. Hoặc ở thành phố, có khi người ta pha trà vào các bình nhựa hoặc bình inôc có sẵn một cái giỏ lọc để chứa bã trà. Ở phía Nam người ta thích dùng lọai trà đá, uống trong những cái ly cối to đùng. Đơn giản vậy mà cũng đâu có kém ngon.

3.3.2. Nước dùng để pha Trà

Tốt nhất là nước mưa. Nước mưa hứng ngay giữa trời là sạch nhất. Có thể dùng nước giếng mà là giếng đá ong càng tốt. Ngày xưa, những nhà giàu có thường cho người đi thu gom những hạt sương đọng trên tàu lá sen. Đó được coi là thứ nước đặc biệt, tinh khiết. Ở thành phố thì phải dùng nước máy. Nước máy phải để

một thời gian cho bay hết mùi hoá chất khử trùng. Có thể dùng nước tinh khiết hoặc nước qua các bình lọc nước. Khi đun nước dùng bếp than hoặc bếp ga để tránh các mùi lạ thấm vào nước như mùi khói, mùi dầu hỏa…Trà thơm quí đến mấy mà nước lẫn mùi lạ thì không thể ngon được.

3.3.3. Pha Trà

Trước khi pha phải rót ít nước sôi tráng ấm, đổ đi rồi mới cho trà vào. Dùng thìa tre hoặc thìa gỗ để múc trà, không nên dùng thìa kim lọai. Lần đầu rót một ít nước sôi tráng qua lớp trà rồi đổ đi, coi như “rửa” trà. Sau đó rót thêm nước sôi ngập lớp trà, để vài phút cho ngấm. Đến lần thứ 3 thì mới rót đầy ấm. Sau đó để chừng 2-3 phút thì có thể thưởng thức.

Lại nữa, không phải trà nào cũng dùng nước thật sôi. Các cụ sành trà rất khắt khe với nhiệt độ nước. Ví dụ lọai trà mộc thì nước sủi tăm là được (khoảng 80 độ C), nước pha trà hương chỉ cần sôi lăn tăn. Các lọai trà dược liệu cũng chỉ cần nước gần sôi…Không nên dùng nước sôi sùng sục để chế vào trà vì có thể làm “cháy”, khiến trà trở nên chát.

3.3.4. Rót Trà

Nên tính xem bao nhiêu người uống thì ước lượng số nước sôi cần rót. Thông thường, nhà sản xuất đã tính sẵn số nước trong ấm vừa đủ cho số chén đi kèm trong bộ ấm chén. Nhưng nếu số người uống ít hơn thì không cần rót đầy ấm. Muốn uống nữa, rót tiếp nước sôi. Làm như vậy để trà khỏi chín nhừ không mất đi hương vị, lại tránh bị nồng.

Chú ý khi rót trà, chỉ rót mỗi chén một ít. Khi xong lượt đầu sẽ rót tiếp lượt hai. Như vậy sẽ không có chén nào nước bị loãng quá hoặc đặc quá. Cả cách rót trà

cũng là một nghệ thuật cần phải học. Lúc đầu, miệng ấm kề sát với miệng chén, mấy giây sau, từ từ đưa ấm lên cao hơn, vừa đủ để có tiếng nước rót róc rách mà không bắn ra ngoài. Rót sao cho tất cả các mức nước trong từng chén đều ngang nhau. Từng thao tác phải thuần thục, uyển chuyển và duyên dáng. Ánh mắt chăm chú, miệng hơi mỉm cười…Đó chính là nghệ thuật rót trà...

3.4. Nghệ thuật uống Trà - nét văn hóa đẹp của người Thái Nguyên

3.4.1.Văn hóa uống Trà Thái

Ngày nay, chúng ta đang tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa đất nước, sự tất bật khiến cho con người ta luôn thèm một cảm giác thanh thản và nhẹ nhàng để quên đi những giờ phút lao động mệt nhọc và căng thẳng. Bên cạnh đó là, sự chia sẻ và lắng nghe giữa mọi người trong cuộc sống. Và vì thế, Trà Thái Nguyên ngày càng có vị trí quan trọng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Khi một người con Thái Nguyên đi xa, luôn tâm niệm trong mình niềm tự hào về “đứa con tinh thần” của vùng đất. Và khi du khách đến thăm Thái Nguyên, hãy thưởng thức chè dù chỉ một lần, cái cảm giác ngây ngất, được đắm mình trong cái ngào ngạt, thơm ngát, nhẹ nhàng nhưng lan tỏa khắp da thịt, thì lúc đó, bạn đã đến Thái Nguyên rồi đấy! Nghệ thuật uống chè trở thành một “đạo”, và là một thú vui hết sức tao nhã và đôi khi hết sức cầu kì.có thể nói rằng văn hóa uống trà ở mỗi nơi là mỗi khác, mỗi vùng miền lại có những văn hóa thưởng trà rất riêng, nhưng chúng ta không thể quên đi, bỏ qua văn hóa thưởng trà của người Thái Nguyên, bởi đây là cái nôi đã hình thành nên lịch sử của những cây chè, khi du nhập từ nước ngoài về, cũng từ đó văn hóa uống trà của người Thái Nguyên hình thành và tạo nên một nét văn hóa mới trong nghệ thuật uống của người Việt nói chung.Với người Thái nguyên uống là một nghệ thuật và là một nét văn hóa cần phải được quan tâm,họ ý tứ trong từng cử chỉ và dáng điệu,từ cách tráng ấm, cho trà vào ấm, rót trà mời khách, rồi đến cách cầm chén trà, cách uống trà, điệu bộ khi uống cũng phải tươi tắn, thoái mái để có thể cảm nhận được hết cái hương vị ngọt ngào của chén trà.Tất cả những cái đó đã tạo

nên một nét văn hóa đặc trưng riêng và làm nên bản sắc văn hóa Trà Thái nói riêng và văn hóa Trà Việt nói chung.

3.4.2. Nét văn hóa đặc trưng trong cách thưởng thức Trà của người Thái Nguyên

Uống trà là cả một nghệ thuật, không phải ai cũng đều biết được nghệ thuật uống trà này. Các chân trà nhân Thái Nguyên ngàn xưa và ngày nay vẫn rất chú ý đến nghệ thuật thưởng thức trà với nhiều loại trà cụ cần thiết, để làm sao cho người uống cũng có thể cảm nhận và thể nghiệm về trà giống như các thiền sư, đây cũng là một nét văn hóa rất riêng trong cách thưởng thức trà của người Thái Nguyên. Dùng thìa gỗ múc trà cho vào ấm được gọi là Ngọc diệp hồi cung. Ðể có được chén trà ngon thì bình trà và tách uống trà phải được làm ấm lên bằng nước sôi. Ðiều này có dụng ý là giữ cho nước trong bình pha luôn luôn có độ nóng cao nhất. Trà khô bỏ vào bình loại đất nung nhỏ cao cỡ 1/3 bình. Trà cụ dùng để xúc trà, lấy bã trà đều bằng tre khô hoặc gỗ thơm. Khi châm nước lần một gọi là Cao sơn trường thuỷ, dùng vòi nước sôi mắt cua giội từ trên cao xuống nhằm tạo ra một lực làm tan bụi bẩn trong trà. Người ta châm một ít nước sôi vào bình trà rồi chắt ngay ra, đổ đi

nước đầu này để loại hết bụi bẩn trong trà và trà khô trong bình kịp thấm không nổi lềnh bềnh nữa. Trà nước hai là lần đổ nước thứ hai vào ấm hạ sơn nhập thuỷ, đổ nước cao tràn miệng bình để khi đậy nắp lại, bọt bẩn trào ra hết, rồi dội nước sôi lên nắp, cũng nhằm giữ nhiệt độ cao nhất cho ấm trà. Nước hai chính là nước trà chuẩn nhất được tạo ra trong vòng 60-90 giây này thực sự tạo ra mùi vị thơm tho tuyệt diệu từ các cánh trà. Khi dùng trà, phải rót sao cho các chén trà đều có nồng độ như nhau bằng cách kê khít các miệng chén lại và đưa vòi ấm quay vòng đều các chén. Cách phổ biến trong truyền thống là rót ra chén Tướng rồi chia đều ra các chén quân. Cách này ngày nay ít dùng vì phần làm nguội trà, phần hơi mất thời gian. Dâng chén trà theo đúng cách là ngón giữa phải đỡ lấy đáy chén, ngón trỏ và ngón cái đỡ miệng chén gọi là Tam long giá ngọc, người dâng trà và người nhận trà đều phải cung kính cúi đầu. Trước khi uống đưa chén sang tay trái, mắt nhìn theo, sau đó đưa sang phải. Cầm chén uống trà phải quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén lên sát mũi để thưởng thức hương trà trước, sau đó tay che miệng hớp một hớp nhỏ - Tay áo các quan lại phong kiến thường rất rộng cũng một phần vì lẽ dùng che miệng khi uống trà là vậy - Che miệng khi ăn, uống, cười, nói trong chèo, tuồng, trong đời sống người Việt xưa chính là một hành vi văn hoá. Người uống cũng phải chậm rãi mím miệng nuốt khẽ cho hương trà thoát ra đằng mũi và đồng thời đọng trong cổ họng, nuốt nước bọt tiếp lần một, lần hai, lần ba để cảm nhận. Đó là những nét độc đáo trong nghệ thuật uống Trà của người Thái Nguyên, nét văn hóa đặc trưng ấy đã làm nên một bản sắc bản sắc văn hóa rất riêng và khác biệt cho những con người nơi đây. Đồng thời nó cũng là thước đo cho sự phát triển của một nền văn hóa của một dân tộc, một quốc gia hay một khu vực.

3.4.3. Những kiêng kị khi uống Trà

3.4.3.1. Tránh đun trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng

Một số người có thói quen đun trà hoặc hãm trà trong phích nước nóng để uống. Cách uống trà như vậy không có lợi, bởi lẽ khi đun hoặc hãm trà ở nhiệt độ

cao, chất axit tannic trong lá chè hòa tan trong nước nhiều, chất dầu thơm bị bốc hơi phần lớn, đồng thời vitamin C trong lá chè cũng bị phân hủy.

Nếu cứ uống trà theo cách đó, không những nước chè có vị đắng chát, mà còn làm giảm chất dinh dưỡng có trong lá chè, gây hại cho sức khỏe. Chính vì lẽ đó mà nước sôi pha trà cũng nên giữ ở 800C là tốt nhất.

3.4.3.2. Không nên nhai nuốt lá chè

Nhai sống lá chè rồi nuốt là một thói quen không có lợi. Bởi vì trong quá trình gia công, thành phần đường trong lá chè bị giải nhiệt sẽ tạo nên một số chất gây ung thư như benzopyrene.

Loại chất này khó tan trong nước nên khi pha trà uống, chất này không vào cơ thể được, nhưng nếu nhai nuốt trực tiếp nó sẽ vào gây hại cho cơ thể, lâu ngày dễ sinh ra ung thư.

3.4.3.3. Không nên uống trà đặc quá

Trong nước chè đặc có hàm lượng caffein khá cao, khi uống vào gây kích thích trung khu thần kinh, làm tăng độ hưng phấn. Đặc biệt là uống trà đặc trước khi đi ngủ sẽ ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, thậm chí gây mất ngủ.

Ngoài ra axit tannic trong nước chè đặc sẽ kết hợp vĩnh cửu với vitamin B trong cơ thể, dễ gây bệnh thiếu vitamin B. Axit tannic làm co thắt niêm mạc dạ dày, gây kết tủa protein, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Trà đặc còn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt trong thức ăn, lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu.

3.4.3.4. Không nên uống trà lúc đói

Khi đói bụng uống trà sẽ làm loãng dịch vị, giảm thấp chức năng tiêu hóa, dễ gây viêm dạ dày. Do lúc đói hiệu suất hấp thu cao, nên một lượng lớn thành phần không có lợi trong lá chè được hấp thu vào trong máu, gây nên hiện tượng "say chè".

Trong lá chè có nhiều axit tanna, sau khi ăn uống trà ngay, protein và chất sắt trong thức ăn sẽ tác dụng kết tủa với axit tanna, gây khó tiêu, giảm thấp khả năng hấp thụ protein và chất sắt.

Các tính toán cho thấy: Nếu sau bữa ăn pha 15g chè uống, lượng hấp thu sắt trong thức ăn sẽ giảm thấp 50%, lâu ngày như vậy dễ sinh chứng thiếu máu do thiếu sắt.

3.4.3.6. Không nên uống nước trà pha để lâu

Nếu pha trà để quá lâu, lượng caffeine trong nước chè tăng lên, tác dụng kích thích cao, uống vào gây khó chịu. Nước trà pha xong để sau vài tiếng, nhất là hãm trong phích nước nóng sẽ xảy ra phản ứng hóa học, nước chè sẽ bị xỉn màu, thành phần vitamin B và C sẽ bị phân hủy.

Lượng axit tannic trong nước chè để lâu sẽ tăng lên, gây bất lợi đối với người bị bệnh gút và bệnh tăng axit uric. Do vậy, pha trà sau 4-6 phút uống là tốt nhất.

3.4.3.7. Sau khi ăn thịt dê, thịt chó không nên uống trà ngay

Thịt dê, thịt chó là loại thực phẩm giàu đạm, còn trong lá chè có nhiều axit tannic.

Nếu sau khi ăn thịt dê thịt chó lại uống nước trà ngay, axit tannic sẽ kết hợp với protein thành tannalbin, đây là chất có tác dụng giữ nước, làm giảm nhu động ruột, không có lợi cho đại tiện, thậm chí bị táo bón, chất độc trong phân bị cơ thể hấp thu, có hại cho sức khỏe.

3.4.3.8. Không dùng nước trà để uống thuốc

Nhiều người có thói quen dùng nước chè để uống thuốc hoặc uống thuốc xong lại uống trà ngay. Làm như vậy là không khoa học, bởi lẽ khi pha trà các chất có trong lá chè như axit tannic, theine, caffeine... và một số vitamine được hòa tan trong nước, nên khi dùng nước chè uống thuốc, các thành phần trong nước chè và thuốc sẽ xảy ra phản ứng hóa học, làm cho thuốc kém hiệu quả và khó hấp thu.

3.4. Trà trong đời sống văn hóa của người Thái Nguyên

3.4.1. Văn hóa uống Trà trong đời sống và giao tiếp ứng xử

Ngày xưa mọi người quan niệm, miếng trầu là đầu câu chuyện, nhưng ngày nay có lẽ phải nói rằng chén trà là đầu câu chuyện. Bởi trong cuộc sống của chúng ta Trà là một thứ không thể thiếu, khi khách tới nhà chơi ta phải có chén trà để mời, đó cũng là sự tôn kính và là phép lịch sự tối thiểu trong văn hóa giao tiếp của người Việt. Và không biết từ khi nào Trà đã trở thành nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của chúng ta, trong mỗi gia đình người Việt nói chung, người Thái Nguyên nói riêng, đều không thể thiếu được những ấm nước Trà. Với những cái hay, cái đẹp trong mỗi chén Trà, người Thái Nguyên đã tạo nên những bản sắc văn hóa rất riêng và đặc sắc trong văn hóa Trà mà không nơi nào có được. Trong cuộc sống thường nhật Trà trở nên rất cần thiết và quan trọng, bởi nhiều người thường có thói quen uống trà sau bữa ăn, hoặc thường uống vào mỗi buổi sáng. Nên Trà mang một giá trị to lớn và thấm nhuần với đời sống của những người dân Việt nói chung.

Một phần của tài liệu Bản sắc văn hóa Thái Nguyên thể hiện qua ẩm thực Trà Thái (Trang 27 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w