2.1 Doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ tại Việt Nam
2.1.5 Đóng góp của doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ Việt Nam vào nền
kinh tế
Việt Nam bắt đầu Đổi Mới vào giữa những thập kỷ 80 thơng qua tự do hóa và hội nhập đa phương. Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết vào năm 1991 đã chấm dứt chế độ trao đổi hàng hóa và khuyến khích hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Ngoài việc tham gia vào hội nhập khu vực ASEAN, Việt Nam cũng tham gia các FTA, ASEAN cộng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Úc và New Zealand,
Ấn Độ, WTO nhờ đó mở rộng hoạt động giao thương với các nước khác…. Nhờ
hoạt động xuất khẩu đã thu được nguồn ngoại tệ cho quốc gia và tăng cường mối
quan hệ quốc tế. Ngồi ra, xuất khẩu cịn đóng góp lớn vào GDP quốc gia. Qua số liệu từ năm 2000 đến 2011 cho thấy xuất khẩu của Việt Nam ln đóng góp xấp xỉ từ 50% trở lên trong tổng giá trị GDP quốc gia (Biểu đồ 2.4).
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Trong quá trình hội nhập DNXKVVN đã có những đóng góp nhất định vào
nền kinh tế. Ngoài việc là một khu vực tương đối năng động trong nền kinh tế, các DNXKVVN cũng đóng một vai trị quan trọng trong tạo cơng ăn việc làm, ổn định
thị trường lao động, và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương của đất nước, đem lại nguồn thu ngoại tệ để cân đối cán cân nhập siêu. Theo thời gian càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào việc xuất khẩu hơn và đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP của nền kinh tế. Loại trừ kim ngạch xuất khẩu dầu thô ra khỏi tổng trị giá xuất khẩu thì giá trị xuất khẩu của DNVVN chiếm 40% đến 65% kim ngạch xuất khẩu của cả nước (Biểu đồ 2.5 - ĐVT: USD).
Biểu đồ 2.5: Trị giá xuất khẩu của DNVVN Việt Nam từ năm 2000 đến 2011
Đặc biệt, trong khu vực tư nhân dẫn đầu trong lĩnh vực thủy sản với trị giá xuất khẩu chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Xuất khẩu hạt điều
chiếm 42% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành (Bộ Công Thương, 2011). DNXKVVN ngày càng trở thành nguồn cung ngoại tệ chính cho Việt Nam (Trần Quốc Trung và các cộng sự, 2008). DNXKVVN đã giúp khôi phục, duy trì, và phát triển các làng nghề truyền thống tạo ra sản phẩm chất lượng, mang giá trị nghệ thuật cao có thể cạnh tranh trong khu vực và thị trường quốc tế. Gần hai phần ba các DNXKVVN sản xuất sản phẩm thực phẩm, dệt may, và hàng may mặc, sản phẩm gỗ và đồ gỗ, cao su và các sản phẩm nhựa đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong
những năm vừa qua. Những năm gần đây các DNXKVVN này đã chuyển từ các
ngành thâm dụng lao động (thực phẩm, dệt và may mặc, đồ gỗ và nội thất, cao su)
sang các ngành thâm dụng vốn (hóa chất và các sản phẩm hóa chất, khống sản khơng kim loại, máy móc và thiết bị).
Các khoản thu bình quân và lợi nhuận thuần bình qn của DNVVN có xuất khẩu cao hơn các doanh nghiệp không xuất khẩu (Bảng số 2.3). Quan sát tổng lợi nhuận rịng trên lao động tồn thời gian, khơng phụ thuộc vào quy mơ và địa điểm thì DNXKVVN có mức lợi nhuận rịng trên lao động tồn thời gian cao hơn các doanh nghiệp không xuất khẩu (CIEM, 2010).
Bảng số 2.3 Doanh thu bình quân và lợi nhuận thuần trên lao động toàn thời gian của DNXKVVN
ĐVT: Triệu đồng
Tổng doanh thu trên lao động toàn thời gian
Tổng lợi nhuận thuần trên lao
động tồn thời gian
Loại hình DN
Xuất khẩu Không xuất khẩu Xuất khẩu Không xuất khẩu
Siêu nhỏ 164,1 52,6 12,2 7,8
Nhỏ 119,6 83,2 13,0 9,6
Vừa 103,4 123,2 12,4 11,2
Các DNXKVVN đã tạo ra một số lượng đáng kể công ăn việc làm và tạo thu nhập cho người lao động mỗi năm góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội và thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.