Nghệ thuật miêu tả chiến tranh của tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa thông qua trận Xích Bích.

Một phần của tài liệu TÁC PHẨM: TAM QUỐC DIỄN NGHĨA - LA QUÁN TRUNG (Trang 26 - 41)

Diễn Nghĩa thông qua trận Xích Bích.

Bài làm:

Chiến tranh vốn là mảng đề tài tiềm năng của văn học. Đó là nơi gồm chứa nhiều cảm xúc khác nhau, thậm chí trái chiều, là nơi xảy ra những điều bất ngờ nhất, khó tin nhất nhưng cũng thật nhất. Vẫn còn lưu lại những kiệt tác văn chương viết về chiến tranh Đông Tây kim cổ .Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là một trong số đó. Miêu tả về một giai đoạn phân tranh loạn lạc với nhiều trận chiến khác nhau, La Quán Trung đã làm say mê người đọc bao thế hệ. Đỉnh cao của nghệ thuật miêu tả chiến tranh của cuốn tiểu thuyết này hẳn là trận đại chiến Xích Bích – trận chiến hình thành thế chân vạc chia ba thiên hạ

Nghệ thuật mô tả chiến tranh của Tam Quốc Diễn Nghĩa thông qua trận Xích Bích có những điểm chính sau đây:

- Kết hợp giữa đấu trí, đấu dũng, lấy đấu trí làm chính.

Xích Bích là một chiến dịch tổng hợp vừa thuỷ chiến, hoả công, là chiến tranh ngoại giao, gián điệp, tâm lý. Đó không chỉ là chiến tranh giữa hai phe Tào Nguỵ với Đông Ngô mà còn là chiến tranh cân não giữa Chu Du và Gia Cát.

Khác với những tác phẩm khác, thường nhìn chiến tranh qua súng đạn, qua chiến đấu, mô tả chiến tranh diễn ra trên chiến trường, Tam Quốc Diễn Nghĩa lấy đấu trí làm phần chính để triển khai mô tả chiến tranh, miêu tả vận dụng chiến lược chiến thuật.

Sự vận dụng sách lược chính xác hay không sẽ liên quan đến toàn cục cuộc chiến tranh, còn vận dụng chiến thuật sai hay đúng sẽ liên quan

cục bộ của cuộc chiến tranh. Tam Quốc Diễn Nghĩa có sự kết hợp chiến lược và chiến thuật , giữa toàn cục và cục bộ. Miêu tả chiến tranh đa dạng phong phú chứ sâu sắc chứ không đơn thuần chỉ là ghi chép thắng lợi đơn điệu. Trận Xích Bích là một ví dụ. La Quán Trung dung 9 hồi (từ hồi 42 đến hồi 51) để miêu tả trận đấu này, trong đó có 3 hồi tập trung miêu tả chiến lược sách lược. Sau khi thống nhất miền Bắc Trung Quốc, Tào Tháo kéo 83 vạn hùng binh xuống phương nam, Gia Cát Lượng tìm cách liên kết với Đông Ngô, ông đã “thiệt chiến quần nho” phân tích tình hình lợi hại, lợi dụng mâu thuẫn, tranh thủ đồng minh. Nội bộ tập đoàn Tôn Quyền nổ ra về cuộc tranh luận về chiến lược hoà hay chiến. Được sự ủng hộ của Chu Du và Lỗ Túc. Tôn Quyền từ chỗ do dự liên kết đến kiên quyết, thề sẽ sống mái với quân thù. Trong quá trình chiến đấu tác giả miêu tả hai phái Tôn Quyền và Lưu Bị, khi thì bắt tay nhau liên kết, khi thì đấu tranh mâu thuẫn với nhau; mâu thuẫn giữa hai phái chủ chiến và chủ hoà, mâu thuẫn trong nội bộ phái chủ chiến với nhau. Đấu tranh quân sự kết hợp đấu tranh chính trị, làm cho viuệc miêu tả chiến thuật càng thêm cụ thể sâu sắc.

- Miêu tả chiến tranh toàn cảnh

Tam Quốc Diễn Nghĩa miêu tả khá đầy đủ các chiến dịch và những trận đánh nổi tiếng trong giai đoạn lịch sử này. Tác giả như nhà quay phim có hạng, vừa thể hiện được toàn cảnh chiến dịch vừa đặc tả những cảnh chiến đấu cụ thể. Ở trận Xích Bích vừa có hoả chiến , thuỷ chiến , có phục binh cướp trại lại có quân bao vây cứu viện, có đánh nhau bằng ngựa, bằng thuyền, bằng xe lại thậm chí có cả đánh giáp lá cà, tay không đấu võ ….Những trận đánh thiên biến vạn hoá, không trùng lặp, mỗi trận đánh có môt đặc điểm riêng. Ở mỗi trận chiến tác giả mô tả tính cách chủ tướng của các phái quân sự; miêu tả các thống soái thứ nhất

như Tào Tháo,Tôn Quyền, Lưu Bị, miêu tả tổng chỉ huy mặt trận Gia Cát Lượng, Chu Du….Qua việc miêu tả các thống soái và những tổng chỉ huy mặt trận làm cho độc giả thấy được chiến tranh toàn cục, chiến lược, sách lược các bên.Chính vì vậy mà trong trận Xích Bích ban đầu ai cũng tin chắc rằng quân Tào với chỉ huy tài giỏi, quân sĩ hùng mạnh… như vậy dành thắng lợi là điều tất yếu, nhưng thông qua cách miêu tả tỉ mỉ, toàn cảnh diễn biến trận đấu của tác giả đã làm độc giả không ngỡ ngàng trước kết quả cuối cùng là quân Tào thất bại thảm hại.

Tính toàn cảnh còn thể hiện vừa miêu tả quân sự, vừa miêu tả chính trị, vừa miêu tả đời sống quân sĩ, vừa miêu tả cuộc sống các nhà chính trị.

- Câc trận đấu không trùng lặp mỗi trận đấu có một nét riêng

Sở dĩ các trận đánh không bị trùng lặp là bởi vì tác giả biết kết hợp miêu tả tránh đánh, vừa miêu tả nhân vật, đặc biệt nêu bật được tính cách khác nhau của các vị thống soái. Trận Xích Bích và trận Hạo Đình có nét giống nhau nhưng do tính cách hai thống soái của hai trận khác nhau nên ta thấy không trùng lặp. Ở trận Xích Bích, Tào Tháo thua là vì chủ quan kiêu ngạo, ở trận Hạo Đình Lưu Bị quá giận mất sang suốt nên thất bại.

Tác phẩm thoát được tệ công thức đơn giản của người xưa, phản ánh được tính chất đa dạng của chiến tranh. Trong các trận chiến đấu căng thẳng, tác giả biết chen vào những cảnh “thảnh thơi”, thủ pháp này gọi là “nhất khẩn nhất tùng” tạo nên tính hấp dẫn của tự sự.

- Tác giả đã kết hợp một cách tài tình giữa thủ pháp hư và thực để mô tả chiến tranh.

La Quán Trung không tiếc bút mực và công sức để mô tả trận Xích Bích và liên minh Tôn Quyền và Lưu Bị. Tác giả mở rộng tình tiết

câu chuyện một cách tỉ mỉ đã để 6 hồi dài miêu tả quá trình chuẩn bị trận đánh mà chỉ để mấy dòng nói về trận đánh. Đó là điều hợp lý vì ngọn lửa bén ngọn là chiến dịch kết thúc, cái khó là quá trình nhen nhóm ngọn lửa. Nhưng, đối với quân thua trận là quân Tào thì tác giả chỉ tường thuật một cách đơn giản với cách mô tả hợp lý ấy, đỡ tốn bút mực lại làm nổi bật được trọng điểm của vấn đề.

Tuy chiến tranh thường là căng thăng kịch liệt, hiểm nguy, nhưng trọng trận Xích Bích, chiến tranh không thê thảm mà đượm vể hiên ngang của sử thi anh hùng. Đôi khi có vẻ ung dung khoan thai như Bàng Sỹ Nguyên khêu đèn đọc sách “trong động có tĩnh” tạo nên dư vị vô cùng vô tận.

Miêu tả trận Xích Bích tác giả không chỉ tỏ ra tài năng nghệ thuật hơn người, mà còn tỏ rõ năng lực quan sát của ông đối với sự kiện lịch sử. Miêu tả trận chiến mà không đi lại tính chân thực của lịch sử lại đấy sức hấp dẫn lịch sử. Ông hiểu được tính phức tạp của cuộc sống và tính khốc liệt của chiến tranh, không đơn giản hoá mà mô tả chiến tranh đa dạng thành một cuộc bày binh bố trận của hai bên.

Tóm lại, Tam Quốc diễn nghĩa và nhất là thông qua trận Xích Bích xứng đáng là một bộ sách miêu tả chiến tranh sinh động vào loại bậc nhất của Trung Quốc và cũng là bộ sách hiếm thấy trong văn học thế giới.

Câu 7 : Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Bài làm

Ở Trung Quốc, ai ai cũng biết kiệt tác văn học cổ điển “Tam Quốc Diễn Nghĩa”. Trong mấy

thế kỷ qua, cảnh tượng chiến tranh như sóng tràn bờ, hình tượng nhân vật sinh động, tình tiết câu

chuyện đấu trí đấu dũng, sinh động lý thú trong bộ “Tam Quốc Diễn Nghĩa” luôn được nhân dân

Trung Quốc ưa thích, và cũng là vấn đề nhiều học giả nghiên cứu trường kỳ. Bộ “Tam Quốc Diễn Nghĩa” kể câu chuyện lịch sử phức tạp trong 100 năm từ năm 184 đến năm 280 công nguyên. La Quán Trung thu thập nhiều tài liệu lịch sử, tạp ký, những truyện ít ai biết đến, tiểu thuyết dã sử và truyền thuyết dân gian về Tam Quốc, dung hợp hoài bão chính trị và sự từng trải cuộc sống chiến tranh khi tham gia quân khởi nghĩa nông dân của mình, tái hiện sinh động lịch sử đấu tranh chính trị và quân sự giữa ba nước Ngụy, Thục, Ngô.

Bộ “Tam Quốc Diễn Nghĩa” đạt thành tựu nghệ thuật trong các mặt. Thông qua kể lại các cuộc đấu tranh khủng khiếp về chính trị và quân sự, bằng các loại phương pháp nghệ thuật, tác giả đã xây dựng thành công hàng loạt hình tượng nhân vật rõ rệt. Trong hơn 400 nhân vật trong bộ sách, tác giả ra sức miêu tả mấy chục nhân vật có tính cách nhân vật rõ rệt.

Khắc họa nhân vật là một tài năng nổi bật của La Quán Trung .Trước hết, nhân vật của ông được khắc họa theo quan niệm tướng số-kì hình dị tướng là người tài.Ta có dễ dàng thấy sự khắc họa này qua hình tượng ba anh em Luu Bị ,Quan Vũ,Trương Phi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lưu Bị, tên chữ là Huyền Đức, là dòng dõi Trung Sơn Tĩnh Vương, cháu chắt xa của Hiếu Cảnh Hoàng đế (Các Hoàng đế đầu tiên nhà Hán là Cao Tổ, Hiếu Huệ đế, Văn Đế, Cảnh đế, Vũ đế ...). Thực chất Huyền Đức là tầng lớp quý tộc suy vi của Hán tộc, truyền đến đời Huyền Đức thì đã suy, nên Huyền Đức sinh ra trong nghèo khổ, cha mất sớm, phải đi làm nghề dệt chiếu đóng dép để kiếm ăn. Sinh thời, Huyền Đức là một người con có hiếu,

thờ Lư Thực và Trịnh Huyền làm thầy, kết bạn với Công Tôn Toản. Lưu Bị đã sớm bày tỏ ý chí của mình "Sau này lớn lên ta làm vua cũng sẽ làm cỗ xe như thế" (hồi 1 - nói về cây dâu nhà Huyền Đức). Tướng mạo Lưu Huyền Đức đã thấy một người khác thường "mình cao tám thước, tay dài quá đầu gối, mắt nhìn thấy tai", quả thật khác thường. Tính Huyền Đức nghiêm trang, nhưng khoan dung, không thích đọc sách. Nhiều người không thích nhân vật này bởi cho rằng Huyền Đức là người không biết lãnh đạo, lại có vẻ đạo đức giả và an phận chờ thời. Tuy nhiên, ta cần nhìn khách quan về nhân vật này, rằng ông ta cũng xứng là một anh hùng như Tào Tháo khen ngợi vậy.Lưu Bị tuy mới xuất hiện trên vũ đài chính trị chưa làm nên công cán gì nhưng được Tào Tháo quả quyết:anh hùng trong thiên hạ chỉ có sứ quân(Lưu Bị) và Tháo mà thôi.Năn 28 tuổi Lưu Bị kết giao cùng với Quan Vũ và Trương Phi, làm nên chiến công đầu tiên là đánh tan đạo quân 5 vạn của Trình Viễn Trí tại Trác Quận.Tiếp theo là chiến công ở thành Thanh Châu.Lưu Bị từ hai bàn tay trắng,làm đến Hán Trung Vương ,lên ngôi hoàng đế,chia ba thiên hạ.

Nói tóm lại, ta nên đánh giá tài năng và anh hùng một cách khách quan. Xét về mặt tài năng, Lưu không có cái tài thơ phú hay cầm quân như Tào Tháo, không có mưu lược như Khổng Minh, cũng không chói ngời trung nghĩa như Quan Vũ, lại chẳng thẳng ruột ngựa như Trương Phi, nhưng Lưu Bị phải thừa nhận là người khoan dung, biết dựa vào lòng dân và dựa vào nhân tài, biết nhìn người và sử dụng người. Cái anh hùng của Lưu Bị ở chỗ đó. Chúng ta không thích ông ta vì không có những tính cách chói ngời, nhưng đừng vì thế mà đánh giá ông ta kém cỏi không anh hùng.

Hình ảnh của Quan Công ,con người mặt đỏ như quả táo chín,bộ râu dài hai thước,cưỡi ngựa Xích Thố ngày đi nghìn dặm,cắp thanh long đao,oai phong lẫm liệt…in sâu vào trí nhớ độc giả.Con người ấy làm nên những viêc lẫy lừng trong thiên ha:ném đầu Hoa Hùng trươc mặt chư hầu,một mình một đao tới hội,nách kẹp Lỗ Túc lôi xuống bờ sông trước mặt binh tướng Đông Ngô,treo ấn trả vàng qua năm cửa quan chem. Đầu sáu tướng giỏi của Tào Tháo.Không vì vàng bạc ,mĩ nữ mà quên lời thề kết nghĩa vườn đào,tay trái đánh cờ với Mã Lương ,tay phải đưa cho Hoa Đà nạo xương rắc thuốc. Bên cạnh hình tượng Quan Vũ trung nghĩa tác giả xây dựng một hình tượng nhân vật Trương Phi,tín nghĩa rõ rang ,bạn thù rành mạch.Trương Phi có vẻ ngoài mình hổ,lưng vượn ,tay báo ,mắt ốc,râu hùm,cưỡi ngựa ô,tay cầm bát xà mâu. Ông là một người rất khẳng khái, bộc trực và rất nóng nảy. Ông đã đóng góp rất nhiều cho sự ra đời của nước Thục. Ông nổi tiếng với võ nghệ

siêu phàm cùng với sự dũng cảm coi thường cái chết. Ông thật sự là nỗi khiếp đảm của quân thù. Như trận đánh cầu Trường Bản, ông đã quát mấy tiếng khiến Tào Tháo hoảng sợ mà lui quân. Khi ấy ông chỉ có vài mươi kị sĩ còn Tào Tháo có trăm vạn hùng binh. Trong trận ấy, viên quan theo hầu Tào Tháo là Hạ Hầu Kiệt đã hoảng sợ đến mức vỡ mật mà chết.

Ngoài ra, ông là một trong 2 tướng đã từng đơn độc giao chiến với Lã Bố mà chưa bị thua chạy hoặc bị giết (người còn lại là Hứa Chử). Trong trận Hổ Lao, để cứu Công Tôn Toản, ông đã đấu với Lã Bố hơn 50 hiệp bất phân thắng bại trước khi Quan Vũ và Lưu Bị ra trợ chiến.

Trương Phi trong con mắt nhiều người là 1 vị tướng có vẻ như hữu dũng vô mưu nhưng hoàn toàn không có chuyện như vậy. Ông cũng là 1 tướng có mưu lược dù không nổi bật như tài năng võ nghệ của mình.Những hành động như tha cho Nghiêm Nhan thu phục cho Thục 1 danh tướng hay mẹo cột cành cây vào đuôi ngựa quét cho đất cát tung mù làm quân Tào nghi ngờ có phục binh tại cầu Trường Bản chứng tỏ ông cũng là người có mưu lược.

Một trong những nghệ thuật La Quán Trung đã sử dụng để xây dựng nhân vật là - Đặt biệt hiệu cho nhân vật để thể hiện cho tính cách .

Ví dụ : Nhân vật Trương Phi tự là Rực Đức thể hiện tính cách nóng nảy.

Nhân vật Gia Cát Lượng tự Khổng Minh thể hiện con người tài giỏi, am hiểu.

Nhân vật Quan Vũ tự Vân Trường thể hiện con người nhanh nhẹn chí khí.

Bên cạnh đó nghệ thuật xây dựng tính cách qua ngôn ngữ và hành động cũng là một trong những nghệ thuật đặc sắc mà La Quán Trung đã sử dụng.

Tào Tháo là nhân vật điển hình cho nghệ thuật này.Tào Tháo là con đẻ của thời đại loạn Tam quốc với tính cách phức tạp tàn bạo,đa nghi và xảo quyệt,với chủ nghĩa lợi kỉ cực đoan của giai cấp thống trị.Điều

này được thể hiện ngay ở câu nói nổi tiếng của y:ta thà phụ người chứ không để người phụ ta.(hồi 4)

Tào Tháo có tài quân sự ,chính trị ,có chí ôm trùm thiên hạ nên tính tàn bạo nham hiêm của hắn hiện lên càng đáng sợ.Nễ Hành chửi Tháo trước mặt mọi người ,Tháo không giết,Dương Tu không chửi Tào Tháo lần nào nhưng lại bị Tháo giết.Tác giả để Tào Tháo tự bộc bạch:Người chửi ta ai cũng biết cả, không giết họ,ta được mọi người cho là độ lượng,nhưng người rõ được ỷ nghĩ riêng của ta mà không giết là nguy.Vì khi người khác biết được ý nghĩ của mình thì không thể đánh lừa ai được nữa.

Đã là kẻ nham hiểm thì bao giờ cũng có tính đa nghi .Trước khi chết Tháo dặn vợ con đắp 72 cái mộ bỏ không ngoài thành phòng sau này có kẻ đào trộm.Hoặc vì đa nghi ,sợ kẻ khác ám hại mà dặn đầy tớ:trong ngủ mê,tao hay giết người,bọn bay đừng đến gần.Để lời bịa đặt có hiệu nghiệm Tháo giết tên hầu cận khi nó đắp chăn cho mình.Sự dộc ác của hắn cũng thể hiện qua một loạt hành động khác như giết mấy chục vạn trai gái ở Tứ Thủy.Các huyên Thử Lự ,Huy Lăng …sinh linh đều bị giết sạch.Bên cạnh đó Tào Tháo còn dung một số thủ đoạn gian ác như:

Dùng tóc thay thủ cấp

Do phải hành quân qua một ruộng lúa nên Tào Tháo căn dặn không ai được làm tổn hại dù chỉ là một nhành lúa trên cánh đồng. Nhưng con ngựa của Tào Tháo sau đó lại bị bầy chim đang ăn trên ruộng lúa chợt bay vút lên khiến nó hoảng sợ giẫm đạt nát một góc ruộng, Tào Tháo rút gươm kề cổ

Một phần của tài liệu TÁC PHẨM: TAM QUỐC DIỄN NGHĨA - LA QUÁN TRUNG (Trang 26 - 41)