Một số giải pháp

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009 (Trang 27 - 45)

2.2.1 Về phía Nhà nước và Chính ph

Cũng như mọi ngành nghề khác, các CTCK đều có những khó khăn và thuận lợi riêng. Nhưng nhìn tổng thể, các chính sách của Nhà nước, của cơ quan

quản lý đã tác động tích cực đến TTCK nói chung và CTCK nói riêng vì thế Nhà

nước và Chính phcần có một số giải pháp như:

Hoàn thiện khung pháp lý

Trong năm 2009, UBCKNN đã cơ bản hoàn thành việc hướng dẫn Luật

Thủ tướng Chính phủ ban hành 5 quyết định; trình Bộ Tài chính ban hành 11

thông tư, quyết định; Ủy ban ban hành 12 văn bản hướng dẫn. Ngoài ra, hiện tại

UBCKNN cũng đang trình Chính phủ 3 nghị định, 8 dự thảo thông tư, đề án và

đang soạn thảo các văn bản hướng dẫn. Hiện nay, UBCKNN cũng đã hoàn thiện

dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi để trình Quốc hội năm 2010 và dự kiến thông qua vào năm 2011.

Nâng cao tính minh bạch, công khai trong hoạt động công bố thông tin

Nâng cao hơn nữa tính công khai, minh bạch hoạt động của TTCK là mục

tiêu của cơ quan quản lý. Năm 2009, UBCKNN đã triển khai xây dựng Thông tư

thay thế Thông tư 38/2007/TT-BTC hướng dẫn về công bố thông tin trên TTCK,

và đã triển khai một trong những nội dung quan trọng là yêu cầu soát xét báo cáo

tài chính 6 tháng của các công ty đại chúng. Việc nâng cao tính minh bạch, công

khai trong hoạt động công bố thông tin cũng đã góp phần nâng cao chất lượng phát

hành của các công ty đại chúng, tạo niềm tin cho nhà đầu tư trên thị trường

Tăng cường quản lý công ty chứng khoán

Năm 2009 có thể nói là năm thử thách khá lớn đối với các công ty chứng

khoán (CTCK). Vào thời điểm thị trường khó khăn nhất, có đến 62/100 CtyCK

hoạt động kinh doanh thua lỗ. Để giúp các CTCK tránh tình trạng đổ vỡ, UBCKNN đã kịp thời có những giải pháp, như rà soát, phân loại từng CTCK để có ứng xử phù hợp, nhắc nhở và đưa vào diện kiểm soát, báo cáo thường xuyên những công ty thua lỗ lớn; cùng các công ty xây dựng phương án chấn chỉnh hoàn thiện. Đồng thời, Uỷ ban cũng xây dựng phương án xử lý khi CTCK phá sản; Yêu cầu các CTCK nâng cao năng lực tài chính, tái cấu trúc hoặc rút bớt nghiệp vụ để

lành mạnh hóa tình trạng tài chính; Nâng cao tiêu chí thành lập CTCK, đồng thời

ngừng tiếp nhận hồ sơ cấp phép CTCK. Uỷ ban cũng yêu cầu các CTCK nghiêm túc trong việc quản lý tài khoản tiền gửi đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư tại các

ngân hàng thương mại; sửa đổi các văn bản pháp lý về hoạt động của các tổ chức

kinh doanh chứng khoán, xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn về tỷ lệ an toàn tài chính và các biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán và

Thông tư hướng dẫn về việc hợp nhất, sáp nhập, giải thể các tổ chức kinh doanh

chứng khoán; kiên quyết chấm dứt các hoạt động chưa được pháp luật quy định.

CTCK không bị đổ vỡ là một trong những thành công lớn nhất trong công

tác quản lý, giám sát năm 2009 của UBCKNN, vì đây là một trong những định chế

trung gian có vai trò quan trọng trên thị trường nên việc đảm bảo an toàn cho khối

này luôn là ưu tiên hàng đầu.

Tăng cường công tác thanh tra, xử lý vi phạm trên TTCK

Năm 2009, hoạt động thanh tra giám sát được coi là một trong những công

tác trọng tâm của UBCKNN. Năm 2009, UBCKNN đã ban hành 169 quyết định

xử phạt. Ngoài ra, UBCKNN còn tiếp nhận và xử lý 21 đơn thư khiếu nại tố cáo.

Trong năm 2009, UBCKNN đã trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư số

151/2009/TT-BTC hướng dẫn công tác giám sát của UBCKNN đối với hoạt động

trong lĩnh vực chứng khoán của SGDCK và TTLKCK; ban hành Quyết định số 531/QĐ-UBCK quy định hướng dẫn về giám sát giao dịch chứng khoán trên TTCK; Triển khai xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 36/2007/NĐ-CP về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK&TTCK, nhằm mục đích bổ sung các

hành vi vi phạm mới trên thị trường,nâng cao chế tài xử phạt đối với một số hành vi, từ đó góp phần tăng cường khả năng xử lý phòng ngừa vi phạm trên TTCK và

đáp ứng được những yêu cầu của thị trường hiện nay.

Các văn bản được ban hành đã nâng cao vai trò và phân định rõ trách nhiệm

của UBCKNN, các SGDCK và TTLKCK trong quá trình giám sát hoạt động, đồng thời thúc đẩy TTCK hoạt động minh bạch và công bằng.

Yêu cầu các CTĐC đăng ký, lưu ký tập trung theo Luật Chứng khoán

Năm 2009, UBCKNN đã yêu cầu các công ty đại chúng phải đăng ký tập

trung chứng khoán theo đúng quy định của Luật Chứng khoán. Đồng thời,

UBCKNN cũng cương quyết xử lý theo pháp luật đối với những công ty đại chúng

không thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn và quy định của pháp luật. Bên cạnh đó TTLKCK đã nâng cấp một bước phần mềm tổ chức theo dõi đến tài khoản phụ

của nhà đầu tư. Việc làm này đã góp phần nâng cao hiệu lực quản lý công ty đại chúng chưa niêm yết, thúc đẩy các công ty đại chúng lên niêm yết trên TTCK tập

trung, nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, cũng như thực hiện nghiêm túc

các quy định của Luật Chứng khoán về việc đăng ký tập trung chứng khoán của công ty đại chúng tại TTLKCK.

Kịp thời ngăn ngừa các tin đồn thất thiệt trên TTCK

Theo đánh giá của các thành viên tham gia thị trường, năm 2009, TTCK bị tác động khá mạnh bởi các tin đồn. Trong đó, các doanh nghiệp niêm yết là đối tượng đầu tiên phải hứng chịu những thất thiệt từ tin đồn. Ngoài ra, còn nhiều tin đồn gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý nhà đầu tư, gây mất ổn định thị trường.

Trước thực tế này, UBCKNN đã yêu cầu các CTCK hướng dẫn nhà đầu tư

thận trọng với tin đồn sai lệch; các thành viên thị trường khi có tin đồn liên quan phải chủ động công bố làm rõ các thông tin; các CTCK, SGDCK giám sát, ngăn

ngừa hiện tượng tung tin đồn; và báo cáo về UBCKNN để phối hợp với cơ quan

chức năng xử lý. Đồng thời, UBCKNN cũng có Công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị phối hợp giám sát, ngăn ngừa tin đồn trên TTCK.

Bên cạnh đó, UBCKNN cũng đã có sự trao đổi phối hợp với cơ quan công an để điều tra xử lý vấn đề này. Những động thái kịp thời này của UBCKNN đã góp phần định hướng thông tin cho các thành viên tham gia thị trường và công

Xây dựng chiến lược phát triển thị trường

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của thị trường trong giai đoạn

vừa qua và chủ động trong giai đoạn phát triển tiếp theo của TTCK, UBCKNN đã triển khai xây dựng Đề án chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2010 – 2020. Đề án được soạn thảo dựa trên nguyên tắc gắn kết với Đề án phát triển Thị trường vốn

Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg.

Những mục tiêu và giải pháp phát triển thị trường đến năm 2020 được Đề

án tập trung vào gồm: các giải pháp trước mắt là phát triển cung hàng hóa (quy mô, chất lượng, chủng loại), tái cấu trúc thị trường, phát triển hệ thống nhà đầu tư trong và ngoài nước, hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu quả quản lý, giám

sát của cơ quan quản lý, mở cửa hội nhập quốc tế và khu vực...; và các giải pháp

dài hạn như đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển trung gian thị trường, liên kết quốc tế, phát triển sản phẩm mới và dịch vụ mới...

Cải cách hành chính

Thực hiện chủ trương cải cách hành chính trong công tác quản lý nhà nước, năm 2009, UBCKNN đã trình Bộ Tài chính ban hành 67 bộ thủ tục hành chính thuộc

lĩnh vực chứng khoán, giúp công tác quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, UBCKNN minh bạch, công khai hơn; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá

nhân tham gia TTCK tìm hiểu, tra cứu một cách đầy đủ, có hệ thống các thủ tục

hành chính và thực hiện các thủ tục một cách nhanh gọn, hiệu quả.

Bên cạnh đó, UBCKNN cũng trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn

giao dịch điện tử trên TTCK tạo cơ hội tiếp cận thị trường thuận lợi hơn cho nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ hiệu quả hơn của các tổ chức trung gian trên thị trường.

Để TTCK phát triển một cách bền vững, trở thành kênh dẫn vốn cho các

DN..., cần nỗ lực rất lớn từ các cơ quan quản lý thị trường, đặc biệt là các cơ quan

quản lý vĩ mô như NHNN, Bộ Tài chính và UBCK

2.2.2 Về phía Nhà đầu tư

Nhà đầu tư cần biết rõ mình đang mua cái gì và mua vì mục đích gì. Các Doang nghiệp cần nâng cao chất lượng quản trị và hạn chế trào lưu gom tiền bằng

cách phát hành thêm cổ phiếu. Cơ quan quản lý cần hiện đại hoá hệ thống giao

dịch trên TTCK, để có thể đáp ứng được tất cả nhu cầu mua – bán của nhà đầu tư

(hiện nay có tình trạng nhiều CTCK chỉ nhận lệnh trong lần khớp lệnh thứ nhất,

lần hai và lần ba không nhận lệnh, vì không xử lý kịp, nhà đầu tư phải cẩn trọng

khi giao dịch; nên xây dựng hệ thống nhà tạo lập thị trường để hạn chế tình trạng

giao dịch một chiều.

2.2.3 Về phía các công ty chứng khoán, các nhà phát hành

Cần công khai, minh bạch hơn nữa trong các giao dịch mua bán chứng khoán, không để tình trạng thao túng thị trường bởi một số đại gia, hay dùng những thủ thuật chơi xấu để bóp méo thị trường. Các công ty chứng khoán nên

đưa ra các loại hình dịch vụ mới, phục vụ nhà đầu tư tốt hơn. Các công ty phát

hành chứng khoán cần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình hơn là chỉ

phát hành cổ phiếu để thu tiền nóng.

Doanh nghiệp không được mua bán chứng khoán lòng vòng, mua bán

chéo…, mà hãy đi vào nhiệm vụ chính là sản xuất, kinh doanh. Mấy năm gần đây,

khi VN-Indextăng điểm thì nhiều doanh nghiệp báo cáo lãi bất thường, NĐT chạy

theo mua cổ phiếu bất thường đó, mà không hề biết yếu tố căn bản của doanh

nghiệp là gì, chỉ số tài chính của cổ phiếu đó như thế nào, đó là chưa kể lợi nhuận đã phản ánh hết vào giá (thông tin bị rò rỉ cho một số đối tượng từ trước). Khi VN-

Index đảo chiều thì doanh nghiệp mua bán cổ phiếu chéo "ngậm bồ hòn", phải

Cần nhìn nhận đầy đủ hơn trách nhiệm của mình trước công chúng đầu tư.

Sự liên kết giữa các CTCK, nhất là những CTCK hội viên VASB đã gắn bó hơn,

thiết thực hơn.

Câu lạc bộ (CLB) là hiệp hội của các NĐT tổ chức tại TTCK Việt Nam nhưng các thành viên CLB sẽ tiếp tục đóng góp ý kiến, đưa ra các phản biện chính

sách cũng như phối hợp hành động nhằm giúp TTCK Việt Nam có bước tăng trưởng ổn định. Hiện nay, CLB Quản lý Quỹ họp hàng tháng, hàng quý với nội

dung chính là chia sẻ những quan điểm đầu tư của các thành viên trong CLB; đánh

giá tình hình thị trường và đưa ra những nhận định đa chiều, có phản biện và tranh luận. CLB cũng đề xuất những kiến nghị liên quan đến sự phát triển thị trường lên

cơ quan quản lý… Việc tổ chức và sinh hoạt thường kỳ giữa các thành viên CLB là yếu tố tích cực nhằm tạo ra một diễn đàn cởi mở của các nhà tạo lập thị trường

tại TTCK Việt Nam. Ở đó, mọi thành viên có thể chia sẻ các quan điểm chính thức

Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ MÔN HỌC “QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH”

3.1 Nhận xét

Trong quá trình học môn “Quản Trị Tài Chính”, sinh viên chúng em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức quý báu về tài chính và các kiến thức liên quan thông qua:

- Giáo trình “Quản Trị Tài Chính căn bản”, slide bài giảng và các tài liệu

tham khảo liên quan.

- Phương pháp giảng dạy dễ hiểu và thu hút sự chú ý theo dõi của các sinh viên, các ví dụ và bài tập về Tài Chính được cô hướng dẫn rất kỹ giúp sinh viên hiểuvề những kiến thức Tài Chính.

- Giáo viên hướng dẫn tận tình trước, trong và sau khi hoàn thành môn học

về tiểu luận, bài tập,... Trong quá trình học hoặc tự tìm hiểu thêm ngoài giờ lên lớp, các thắc mắc của sinh viên sẽgiáo viên giải đáp vào các giờ tiếp sinh viên ở văn phòng khoa.

3.2 Đánh giá

Đây là một môn học thực sự rấtcần thiếtvì:

- Đối với những sinh viên có ýđịnh theo đuổi lĩnh vực Tài chính sau khi ra

trường, môn học sẽ góp phần cung cấp những kiến thức căn bản về lĩnh vực Tài chính– nền tảng để nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này.

- Đối với những sinh viên không có ý định theo đuổi lĩnh vực Tài chính, môn học này sẽ bổ trợ kiến thức cho chuyên ngành chính của họ. Ví dụ như các chi phí để lập ra các kế hoạch và thực thi các chiến lược marketing (quảng cáo, PR…), chi phí bán hàng, chi phí nhân sự (tiền lương, đào tạo hoặc sa thải nhân

Những dự báo về tình hình kinh tế sáng sủa trong năm 2010 là cơ sở để

nhiều DN đề ra kế hoạch kinh doanh mới với mức tăng trưởng mạnh. Không ít doanh nghiệp niêm yết đã lên kế hoạch kinh doanh cho năm 2010 với mức tăng về

doanh thu và lợi nhuận khá mạnh so với năm cũ. Tuy nhiên các doanh nghiệp

cũng cho biết dù có nhiều thuận lợi khi kinh tế chung hồi phục, nhưng các chi phí đầu vào cũng sẽ tăng cao hơn năm 2009 như giá điện, giá nước tăng, nguyên vật

liệu tăng... sẽ làm cho chi phí sản xuất của Doanh Nghiệp tăng cao. Vì vậy kế

hoạch kinh doanh xây dựng từ đầu năm phải tính toán làm thế nào để Doanh

Nghiệp có thể hoàn thành sau một năm hoạt động.

Năm 2009 đãđi qua với không ít “thăng trầm” của thị trường chứng khoán

và gợi những băn khoăn, lo lắng cho nhà đầu tư khi hướng đến năm 2010. Thị trường chứng khoán luôn luôn biến động không ngừng bởi thị trường này chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau như: tâm lý nhà đầu tư, tác động của thị trường chứng khoán thế giới… và yếu tố quan trọng nhất tác động đến thị trường

chứng khoán Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua chính là các yếu tố thuộc về

chính sách của Nhà nước và Chính phủ.

Hiện nay Ủy Ban chứng khoán Nhà nước cũng đang tiến hành các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và tình hình kinh tế nói chung. Hy vọng với những dự báo tốt đẹp về tình hình năm 2010,

thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và thị trường chứng khoán thế giới nói

chung sẽ có những phiên tăng điểm liên tiếp góp phần vào sự phục hồi chung của

Phụ lục 1: Chủ tịch VinaCapital nói gì về triển vọng đầu tư 2010?

Ông Horst F.Geicke, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VinaCapital Group

Năm 2009 chứng kiến những khó khăn của quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, nhiều quỹ đã phải thu hẹp quy mô hoạt động hoặc phá sản.

Tuy vậy, ông Horst F.Geicke, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VinaCapital

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009 (Trang 27 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)