NAM
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2001-2010) mà Đại hội IX đã thông qua, với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó tập trung xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với công nghệ cao, sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị và trang bị lại kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Trong 5 năm đầu thực hiện chiến lược phát triển 10 năm (2001-2010), nền kinh tế nước ta đã duy trì được khả năng tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể theo chiều hướng hiện đại, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta tăng khá và ổn định qua các năm, năm 2001 tăng 6,9%, cao hơn 0,2% so với năm 2000, năm 2002 tăng
7,04%, năm 2003 tăng 7,24%, năm 2004 tăng 7,7%, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2001-2005) vào khoảng 7,5%.
Cơ cấu các ngành kinh tế đã từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng làm tăng hiệu quả và chất lượng phát triển kinh tế.
Tuỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP đã giảm từ 27,2% năm 1995 xuống còn 25% năm 2000 và khoảng 20,5% năm 2005. Công nghiệp và xây dựng tăng từ 28,8% năm 1995 lên 36,7% năm 2000 và khoảng 41% năm 2005. Dịch vụ tuy phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn còn nhiều yếu kém nhất là trong các ngành dịch vụ cao cấp, điều này đã làm cho tỷ trọng giảm từ 44% năm 1995 xuống còn 39,8% năm 2000 và khoảng 38,5% vào năm 2005.
Như vậy, tỷ trọng ngành nông nghiệp tuy đã giảm nhưng còn khá chậm. Trong đó, từ năm 2000 đến năm 2003, tỷ trọng nông nghiệp giảm 2,6%, lâm nghiệp giảm 0,9% và thuỷ sản có xu hướng tăng lên (3,5%), riêng năm 2004, tốc độ tăng trưởng của ngành này là 11,2% so năm 2003, do nuôi trồng thuỷ sản có tốc độ tăng cao và rất có tiềm năng phát triển trong những năm tới. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn là ngành chủ chốt chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khu vực này, giá trị sản xuất năm 2004 toàn khu vực ước tính đạt 174 nghìn tỷ đồng, thì ngành nông nghiệp đã đạt 133 nghìn tỷ đồng, ngành thuỷ sản đạt 34 nghìn tỷ còn ngành lâm nghiệp chỉ đạt 6 nghìn tỷ đồng.
Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tăng lên trong khu vực công nghiệp và xây dựng, do khu vực này liên tục tăng trưởng cao hơn mức tăng chung của cả nền kinh tế. Đặc biệt, phải kể đến ngành công nghiệp khai thác đã có những bước tăng trưởng rất mạnh, năm 2004 tăng 16,9% so với mức 8% của năm 2003, trong đó, chủ chốt vẫn là hai ngành khai thác dầu thô và khai thác than. Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tuy có
tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng chiếm tỷ trọng còn nhỏ, trong khi, chính những ngành này mới là những ngành mang tính quyết định cho việc tăng trưởng chung và bền vững của cả ngành trong dài hạn. Chính vì vậy mà ngành công nghiệp vẫn chưa thực sự tạo được những bước đột phá, chưa thực sự vượt trội để trở thành ngành đầu tầu đưa nền kinh tế đi lên.
Trong ngành dịch vụ, tuy có một số tiến bộ về phát triển thương mại, năm 2004 tăng 8,4% so với năm 2003, riêng xuất khẩu tăng 28,9%, ngành vận tải viễn thông tăng8,2%, tài chính ngân hàng bảo hiểm tăng 8%. Nhưng do một số lĩnh vực dịch vụ, nhất là dịch vụ cao cấp vẫn tăng trưởng thấp hơn mức tăng chung của cả nền kinh tế, như lĩnh vực khách sạn, nhà hàng chỉ tăng 7,4%, kinh doanh bất động sản tăng 4,3%. Vì vậy mà tỷ trọng ngành dịch vụ đã giảm trong những năm qua.
Về cơ cấu kinh tế vùng, các vùng kinh tế nói chung đều có những bước tăng trưởng hơn trước, đặc biệt các vùng kinh tế còn khó khăn đã được sự quan tâm và hỗ trợ của nhà nước, đang từng bước đi lên. Tuy nhiên xét về tỷ trọng thì các vùng kinh tế lớn vẫn phát triển nhanh hơn và luôn chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là 3 vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng (chiếm 18,6% dự kiến năm 2005), đồng bằng sông Cửu long (chiếm 23,8%) và vùng Đông nam bộ (chiếm 24,6%). Ba vùng kinh tế trọng điểm của ba miền đã được hình thành và phát triển, chiếm tỷ trọng đóng góp lớn trong GDP, thời kỳ 1996-2000, chiếm khoảng 50%, năm 2004, tăng lên chiếm 55,8%, năm 2005 dự kiến đạt tới 63,16%.
Như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta trong thời gian qua, đã đi theo xu hướng hiện đại, tăng tỷ trọng phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, phát triển các vùng kinh tế, trong đó tập trung phát triển các vùng kinh tế trọng điểm làm mũi nhọn kinh tế cho cả nước. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này còn chậm, chưa tạo được bước đột phá
lớn, đặc biệt là ngành công nghiệp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng một trong số đó là do nguồn nhân lực của ta còn chưa có đủ khả năng để tiếp cận sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Chưa có đủ trình độ để tiếp cận nền tri thức hiện đại của nhân loại để trở thành động lực đưa nền kinh tế nước ta đi lên trở thành nước công nghiệp phát triển. Sự yếu kém này của nguồn nhân lực chính là do sự hạn chế trong vấn đề đào tạo của nước ta.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP CHO ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TIẾN TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM
I. QUAN ĐIỂM VỀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1. Quan điểm về mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tiếp tục thực hiện tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mà đi cùng với nó lá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ nền kinh tế nông nghiệp lên nền kinh tế công nghiệp, cụ thể là phải thực hiện mục tiêu phát triển nhanh các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhanh chóng tăng tỷ trọng các ngành này trong GDP, đặc biệt là ngành công nghiệp.
Trong đó tập trung phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo là khu vực chủ chốt cho ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vững.
Quá trình toàn cầu hoá và xu hướng chuyển sang nền kinh tế tri thức buộc chúng phải tham gia vào cuộc chạy đua về khoa học công nghệ và các ngành dịch vụ cao cấp. Tức là cũng phải chú trọng đầu tư phát triển các ngành này.
Trong ngành nông lâm ngư nghiệp, cần phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tiếp tục đầu tư phát triển các vùng kinh tế, đặc biệt quan tâm tới các vùng kinh tế khó khăn và chú trọng phát triển các trung tâm kinh tế lớn, làm đầu tầu cho cả nền kinh tế đi lên…
2.Quan điểm về mục tiêu đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Cần nhanh chóng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực, để đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế.
Đặc biệt là cho các trung tâm kinh tế, các vùng kinh tế lớn , các trung tâm công nghiệp…
Cần mở rộng quy mô đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng cho mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trước mắt. Chú trọng đào tạo trong công nghiệp chế tạo, chế biến và các ngành công nghệ cao.
Cần đào tạo đội ngũ những nhà khoa học, để nhanh chóng nghiên cứu áp dụng thực tế, có như vậy mới tạo ra đước bước nhảy vọt cho nền kinh tế, bởi chúng ta không thể cứ theo sau áp dụng khoa học công nghệ của thế giới mãi được, chúng ta phải tạo ra được cái riêng cho mình thì mới nhanh chóng đuổi kịp nền kinh tế thế giới.
Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ quản lý và giáo viên phục vụ cho nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực hiện nay…
II. CÁC GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TIẾN TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Thống nhất và nâng cao năng lực quản lý, năng lực đánh giá, thanh tra kiểm tra trong đào tạo.
Tăng đầu tư cho đào tạo, khuyến khích các khu vực đặc biệt là khu vực tư nhân đầu tư cho đào tạo. năng cao khả năng sử dụng vốn, không đầu tư giàn trải, tổ chức thanh tra, giám sát tốt các dự án đầu tư.
Cần phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo với các bộ ngành, các doanh nghiệp, để tổ chức nghiên cứu nhu cầu thị trường, từ đó xây dựng kế hoạch chương trình đào tạo cho sát với thực tế đòi hỏi.
Bằng các phương tiện thông tin đại chúng phải nhanh chóng xoá bỏ các tâm lý cũ của xã hội như coi trọng bằng cấp, coi thường nghề công nhân kỹ thuật…
Tổ chức nghiên cứu mô hình đào tạo mới phù hợp để khắc phục mâu thuẫn đào tạo giữa chất lượng và số lượng hiện nay.
Với các trường đào tạo phải không ngừng mở rộng quy mô, đầu tư nâng cao cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu đào tạo. nâng cao năng lực quản lý tạo hiệu quả cho đào tạo. Cần nắm bắt các thông tin bên ngoài để xây dựng kế hoạch đào tạo hợp lý, sát với thực tế của thị trường lao động, bằng các phối hợp với các doanh nghiệp, các bộ ngành để xây dựng kế hoạch đào tạo cho trường mình. Tổ chức các chương trình nâng cao trình độ giảng dậy cho giáo viên.
Với giáo viên, cần phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, đổi mới phương pháp giảng dậy, nâng cao trình độ.
Với học viên, cần phải tự ý thức, đồng thời với sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, giúp học viên ý thức được tầm quan trọng của việc học tập. Phải nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu, học từ nhà trưòng từ sách vở, từ thực tế…
Như đã trình bầy ở phần thực trạng đào tạo cán bộ chuyên môn, một bất cập rất đáng quan tâm hiện nay của đào tạo đại học là sự mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng đào tạo.
Để giải bài toán này, đã có nhiều mô hình đào tạo được đua ra, như phải hạn chế đầu vào, tức quy mô, của các trường đại học truyền thống và đòi hỏi cao về chất lượng. Còn với các trường đại học mở thì không hạn chế đầu vào và không đòi hỏi cao về chất lượng. đồng thời phải đánh giá kiểm soát chắt chẽ đầu ra để đảm bảo chất lượng.
Đây là một lời giải hay, có thể áp dụng ngay, nhưng theo em cách này sẽ tạo ra sự phân biệt lớn về bằng cấp giữa các trường đại học truyền thống và các trường đại học mở.
Để giải bài toán này, em xin đưa ra mô hình đào tạo như sau.
Chúng ta sẽ áp dụng hình thức đào tạo liên thông. Học sinh tốt nghiệp THPT sẽ dự tuyển các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Học sinh đỗ ở cấp nào sẽ học ở cấp đó. Điều khác biệt ở đây là phải xây dựng lại hệ thống chương trình đào tạo liên thông, để học viên học xong trung cấp chuyên nghiệp muốn học tiếp sẽ dự tuyển vào cao đẳng hoặc đại học, nếu được, học viên đó sẽ không phải học lại những chương trình đã học ở trung cấp chuyên nghiệp mà chỉ học tiếp các chương trình còn lại của hệ cao đẳng hay hệ đại học, tức là chỉ phải học thêm một năm cho hệ cao đẳng và học thêm hai năm với hệ đại học (nếu đại học học 4 năm). Tương tự, nếu học viên từ hệ cao đẳng sẽ chỉ phải học thêm một năm cho hệ đại học.
Như vậy sẽ có lời giải cho quy mô đào tạo, đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cá nhân và cho cả xã hội. Vì học sinh trượt đại học sẽ không nhất thiết phải đợi một năm nữa để thi tiếp, mà họ có thể theo học trung cấp chuyên nghiệp hay cao đẳng rồi tiếp tục học lên đại học mà không phải mất thời gian chờ đợt thi. Tất yếu số lượng cán bộ chuyên môn đào tạo ra sẽ tăng lên.
Mặt khác, để giải bài toán về mặt chất lượng, đầu tiên chúng ta phải xoá bỏ quan niệm coi trọng bằng cấp, phải thực sự chú trọng đến năng lực trình độ của người lao động. Như thế, học viên sẽ không còn tâm lý lơ là học tập vì chỉ cần có cái bằng là được.
Thứ hai, phải quản lý, đánh giá chặt chẽ chất lượng học tập và đầu ra của sinh viên trong các cấp học, để đảm bảo chất lượng.
Tăng học phí để tạo nguồn chi phí cho đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trình độ giáo viên, chương trình giảng dậy…
Vắn đề tăng học phí tất yếu sẽ dẫn đến một hệ quả của mất công bằng đào tạo là con em những gia đình khó khăn sẽ không có điều kiện tham gia học tập. Giải quyết vấn đề này chúng ta sẽ tăng học bổng, sử dụng các hình thức trợ cấp, như giảm học phí theo khu vực và cho con em các gia đình có điều kiện khó khăn, lập các quỹ hỗ trợ, cho vay…
Mô hình đào tạo mà em đưa ra trên đây, tuy khó có thể thực hiện được ngay, vì phải xây dựng lại cả một hệ thống chương trình đào tạo, nhưng tính trong dài hạn thì mô hình này có nhiều ưu điểm, có khả năng sẽ giải quyết được bài toán mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng đào tạo hiện nay.
KẾT LUẬN
Nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng góp phần phát triển nền kinh tế xã hội của một quốc gia.Với nước ta đảm bảo được một nguồn nhân lực là yếu tố rất cần thiết cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp khá phát triển vào năm 2020.
Do đó, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phải được quan tâm hàng đầu. Đảng và nhà nước ta đã coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, coi đó là trọng tố quyết định sự phát triển của đất nước, đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho phát triển…
Từ sự quan tâm chú trọng đó, quy mô và chất lượng đào tạo nước ta đã không ngừng tăng lên, thể hiện rất rõ trong sự tăng lên về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, do điểm xuất phát của nền kinh tế thấp nên vấn đề đào tạo nguồn nhân lực của ta vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là sự mâu thuẫn giữa số lượng và chất lượng của đào tạo
Có rất nhiều nguyên nhân đã dẫn đến những hạn chế của đào tạo như vấn đề về quản lý, tổ chức, vấn đề về trường lớp, giáo viên, cơ sở trang thiết bị…
Trong đề án này, em đã trình bầy nhưng nét chung về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực nước ta trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đã phân tích những mặt được và mặt còn hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục cho hiện trạng đó.
Tuy nhiên, trong đề án này chỉ là những đánh giá rất chung và chủ quan của em, nên còn rất nhiều thiếu sót, xin thầy cho ý kiến để em có được những đánh giá sâu sắc hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kinh tế lao động
Giáo trình kinh tế phát triển
Giáo dục việt nam 1945 – 2005 (NXB chính trị quốc gia) (TRANG 135 – 218)
Nhân lực việt nam trong chiến lược kinh tế 2001 – 2010 (NXB chính trị quốc gia)
Chương 3 (trang 171)
PGS.TS Trần Đình Hoan _ tiếp tục quán triệt quan điểm của đảng về