Đo lường tác động của lựa chọn ngược đến bội chi Quỹ BHYT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường tác động của lựa chọn ngược lên quyết định mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở việt nam và tác động của nó lên bộ chi quỹ bảo hiểm y tế (Trang 43 - 73)

Nguồn: Ban tuyên giáo Trung ương Đảng (2009), Hướng tới Bảo hiểm y tế tồn dân [1] và tính

tốn của tác giả từ bộ VHLSS 2008.

Như vậy, số tiền mà Quỹ BHYT phải bù tính bình qn/người/năm là 95.976 đồng và tổng số tiền mà Quỹ BHYT phải bù đắp cho nhóm đối tượng tham gia BHYTTN năm 2008 khoảng 1.021 tỷ đồng, đây là con số vô cùng lớn. Trong khi quỹ BHYT năm 2008 chỉ bội chi 1.450 tỷ đồng (xem phụ lục 2) thì BHYTTN đã bội chi tới 1.021 tỷ đồng, chiếm

khoảng 70% tổng bội chi của quỹ BHYT.

Từ kết quả trên có thể kết luận lựa chọn ngược trong BHYTTN là nguyên nhân rất lớn gây nên tình trạng bội chi quỹ BHYT ở Việt Nam.

4 94.2.3. Kết luận

Về mặt kinh tế, hàng năm quỹ BHYT phải bù đắp chi phí KCB cho nhóm đối tượng tham gia BHYTTN hơn 1.000 tỷ đồng như kết quả đo lường được ở trên là vấn đề rất đáng lo ngại, theo chiều hướng này thì chẳng bao lâu Quỹ BHYT sẽ vỡ, và nhà nước phải chi

một khoản ngân sách không nhỏ để cân đối trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu kết luận

BHYTTN là chính sách khơng tốt vì tự bản thân nó khơng cân đối được thu chi mà luôn để Quỹ BHYT phải bù đắp là quá vội vàng. Xét từ góc độ kinh tế, hàng năm BHYTTN luôn bị bội chi với con số rất lớn là thất bại của chính sách. Nhưng xét từ góc độ xã hội, nếu chính sách này mang lại lợi ích cho đa số người có thu nhập dưới mức trung bình của cả nước thì đây khơng hẳn là chính sách tồi vì lúc này nó đóng vai trị là chính sách an sinh xã hội, phân phối lại thu nhập giữa người giàu và người nghèo.

Để biết đối tượng được hưởng lợi từ chính sách BHYTTN là ai (người có thu nhập

cao hay thấp) tác giả thu thập số liệu chi tiêu bình quân đầu người của cả nước năm 2008, sau đó lọc ra trong số những người có BHYTTN được khảo sát trong bộ số liệu của mình, có bao nhiêu người có mức chi tiêu bình qn dưới mức trung bình của cả nước. Kết quả mà tác giả tính tốn được như sau:

Bảng 4.4: Tỷ trọng số người có mức chi tiêu bình qn dưới mức chi tiêu trung bình của cả nước trong tổng số người được khảo sát có BHYTTN.

2008

Tổng chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu (ngàn đồng/người/tháng) 792.5 Tổng số người được khảo sát có BHYTTN (người) 2,701 Số người có mức chi tiêu bình quân dưới mức trung bình của cả nước 1,681

Chiếm tỷ trọng 62,24%

Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2008, Mục 6.1, tr.241 [14] và tính tốn của tác giả từ bộ số liệu VHLSS 2008.

Từ kết quả trên cho thấy, đối tượng được hưởng lợi từ chính sách BHYTTN có hơn 60% là những người có mức chi tiêu bình qn dưới mức trung bình của cả nước.

Như vậy nhìn từ góc độ xã hội, chính sách BHYTTN chưa hẳn là chính sách tồi vì nó đang thực hiện vai trị an sinh xã hội và phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội.

1 1CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2 55.1. Kết luận

Nghiên cứu này tập trung vào hai vấn đề: đo lường tác động của lựa chọn ngược lên quyết định mua BHYTTN ở Việt Nam và tác động của nó đến bội chi Quỹ BHYT.

Để đo lường tác động của lựa chọn ngược lên quyết định mua BHYTTN ở Việt

Nam, tác giả tiến hành mơ hình hồi quy với biến phụ thuộc là quyết định mua BHYTTN và bốn nhóm biến độc lập là tình trạng sức khoẻ; chi phí y tế; đặc tính cá nhân và đặc tính hộ gia đình. Kết quả hồi quy cho thấy, có nhiều yếu tố có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến quyết định mua BHYTTN như: tình trạng sức khoẻ; chi phí y tế trên tổng chi phí; tuổi tác của người được khảo sát; dân tộc; tuổi tác của chủ hộ và quy mơ hộ (Bảng 3.5). Mỗi yếu tố có mức độ tác động khác nhau đến xác suất mua BHYTTN. Từ kết quả này đã trả lời cho câu hỏi chính sách “đo lường tác động của lựa chọn ngược lên quyết định mua BHYTTN ở Việt Nam”.

Để đo lường tác động của lựa chọn ngược trong BHYTTN đến bội chi Quỹ BHYT,

tác giả tiến hành một số bước tính tốn, kết quả được trình bày ở chương 4. Số tiền mà Quỹ BHYT phải bù tính bình qn trên một đối tượng tham gia BHYTTN là không nhỏ (95.976

đồng/người/năm). Tổng số tiền mà quỹ BHYT phải bù cho cả nhóm đối tượng tham gia

BHYTTN là một con số rất lớn, điển hình năm 2008 tác giả tính tốn được khoảng 1.021 tỷ đồng. Do vậy, lựa chọn ngược trong BHYTTN là nguyên nhân khơng nhỏ gây ra tình trạng bội chi Quỹ BHYT trong những năm gần đây (năm 2008, BHYTTN bội chi chiếm khoảng 70% trong tổng số tiền bội chi của Quỹ BHYT). Tuy nhiên, nhóm đối tượng được hưởng lợi từ chính sách BHYTTN lại đa số là những người có mức chi tiêu bình qn dưới mức chi tiêu trung bình của cả nước.

2 65.2. Gợi ý chính sách

Từ kết quả phân tích ở chương 4 cho thấy:

Nếu xét ở góc độ kinh tế, hàng năm quỹ BHYTTN bị bội chi với con số rất lớn khiến cho Quỹ BHYT có nguy cơ bị vỡ là thực tế rất đáng lo ngại. Nhưng xét từ góc độ xã hội, chính sách này đã và đang mang lại lợi ích cho hơn 60% người dân có mức chi tiêu bình quân dưới mức trung bình của cả nước thì đây lại là chính sách khơng tồi. Vì vậy giải pháp mà tác giả muốn đề cập một mặt hạn chế tình trạng Quỹ BHYT hàng năm phải bù

đắp cho BHYTTN quá nhiều, mặt khác còn quan tâm đến nhóm dân số có thu nhập dưới

mức trung bình của cả nước để chính sách BHYTTN có thể thực hiện được chức năng an sinh xã hội đúng nghĩa của nó.

Trước mắt, cần có giải pháp để Quỹ BHYTTN có thể phần nào tự cân đối thu chi, không để Quỹ BHYT phải bù đắp quá lớn như hiện nay. Bởi bản thân quỹ này có hoạt động lành mạnh thì mới có khả năng và nguồn lực để nâng cao chất lượng làm tăng mức độ hài

lòng của người tham gia BHYTTN. Để làm được điều này tác giả đề xuất những khuyến

nghị chính sách như sau:

5 05.2.1. Khuyến nghị chính

Xã hội hố y tế tồn dân, nghĩa là tồn dân đều có BHYT, tất cả các đối tượng trong xã hội đều thuộc đối tượng phải tham gia BHYTBB. Thực hiện được giải pháp này

sẽ hạn chế hồn tồn tình trạng lựa chọn ngược trong BHYT. Giải pháp này đã được Đảng và Nhà nước thơng qua và có lộ trình để đạt được mục tiêu trong năm 2014. Tuy nhiên, tính khả thi của giải pháp này chưa thể khẳng định được.

Minh bạch hố thơng tin về sức khoẻ của người mua BHYTTN nhằm hạn chế thông tin bất cân xứng trong giao dịch mua và bán BHYTTN. Khi thông tin đã được minh bạch sẽ khơng cịn tồn tại tình trạng lựa chọn ngược.

Phân luồng nhóm đối tượng tham gia BHYTTN theo tình trạng sức khoẻ. Theo đó,

đối tượng có tình trạng sức khoẻ xấu hơn phải đóng phí cao hơn. Điều này sẽ hạn chế được

tình trạng lựa chọn ngược trong BHYTTN. Mặt khác còn hạn chế được nguy cơ bội chi Quỹ BHYT vì bản thân quỹ BHYTTN đã phần nào cân đối được giữa mức đóng và mức

hưởng nên phần chi phí mà quỹ BHYT phải bù đắp sẽ giảm đi. Giải pháp này đã được

nhiều nước áp dụng thành công. Tuy nhiên, giải pháp này tính nhân đạo khơng cao vì có nhiều khả năng sẽ loại nhóm đối tượng yếu thế nhất trong xã hội ra khỏi chính sách vì họ khơng đủ khả năng tài chính để mua BHYTTN nếu mức đóng được quy định theo tình

trạng sức khoẻ trong khi chính sách BHYT cịn là chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, để khơng mất đi tính nhân đạo của nó bên cạnh việc thực hiện giải pháp này đồng thời phải thực hiện chính sách trợ cấp phí mua BHYTTN cho các nhóm đối

tượng có thu nhập thấp trong xã hội.

Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện giải pháp này phải đồng thời thực hiện giải pháp hỗ trợ cho nhóm người có thu nhập thấp trong xã hội để khơng loại họ ra khỏi chính sách BHYTTN. Giải pháp mà tác giả đề xuất là tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ mức phí

đóng BHYTTN cho nhóm đối tượng nghèo và cận nghèo. Ngồi ra cần mở rộng thêm cho

nhóm đối tượng có thu nhập dưới mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên, phải chia theo các mức thu nhập khác nhau để từ đó có mức độ hỗ trợ phù hợp với mức thu nhập của từng nhóm đối tượng và phù hợp với khả năng tài chính của ngân sách. Nhà nước đang hỗ trợ

100% phí mua BHYT cho người nghèo và 50% phí mua BHYTTN cho người cận nghèo. Cả nước hiện có hơn 7 triệu người cận nghèo nhưng chỉ có 1 triệu người có BHYT (6/7 trong số đó chưa có thẻ BHYT)6. Mặc dù họ đã được hỗ trợ 50% phí mua BHYTTN nhưng số tiền cịn lại họ phải đóng vẫn là tương đối nhiều so với khả năng tài chính của họ vì vậy

đa số họ còn chưa tham gia BHYTTN. Thiết nghĩ cần tăng mức hỗ trợ cho nhóm đối tượng

này để số tiền họ phải đóng vừa sức với khả năng tài chính của họ. Tuy nhiên, Nhà nước hỗ trợ cho nhóm đối tượng trên bao nhiêu phần trăm mức phí mua BHYT cần phải có nghiên cứu chun sâu hơn để đưa ra mức hỗ trợ phù hợp với từng nhóm đối tượng và phù hợp với khả năng tài chính Quốc gia.

Nhưng để thực hiện được chính sách hỗ trợ này một vấn đề quan trọng cần phải được quan tâm là nguồn tiền dùng để hỗ trợ được lấy từ đâu vì ngân sách quốc gia không phải là vô hạn. Theo ý kiến của tác giả, Nhà nước nên thành lập Quỹ hỗ trợ BHYT riêng để trợ cấp cho các nhóm đối tượng trên, nguồn quỹ này có thể được hình thành từ: trợ cấp từ ngân sách nhà nước; viện trợ nước ngồi về y tế; đóng góp từ các cá nhân, tổ chức trong và

ngoài nước; lấy một phần từ tiền thu thuế thuốc lá và thuế rượu bia.

5 15.2.2. Khuyến nghị phụ

Điều chỉnh mức đồng chi trả trong BHYT theo nhóm đối tượng và theo thời gian

tham gia BHYT. Mức đồng chi trả hiện nay đang được áp dụng là 80 – 20, BHYT chi trả

80% chi phí KCB trên 100.000 đồng, 20% cịn lại do người bệnh tự chi trả. Theo ý kiến của tác giả, với mức đồng chi trả chung như hiện nay Quỹ BHYT đang phải gánh tỷ lệ khá lớn về chi phí KCB, điều này làm cho quỹ BHYTTN nói riêng và quỹ BHYT nói chung bị bội chi trong những năm qua, đồng thời sẽ không công bằng đối với người đã tham gia BHYT lâu năm và người mới tham gia BHYT khi chịu cùng một mức chi trả.

Trước khi Nghị định 63/2005/NĐ-CP ra đời, với những quy định “chặt chẽ”, quỹ

BHYT kết dư khoảng 2.000 tỷ đồng. Sau đó, sự “nới lỏng” từ Nghị định 63 về mở rộng đối

6 Hồng Hoa (2011), “6 triệu người cận nghèo không bảo hiểm y tế”, trích trên web baohiem.net, truy cập ngày 20/04/2011 tại địa chỉ http://www.webbaohiem.net/tin-t%E1%BB%A9c-li/5003-6-trieu-nguoi-can- ngheo-khong-bao-hiem-y-te.html

tượng tham gia BHYTTN và tăng mức chi trả (BHYT chi trả 100% chi phí KCB) khiến tình trạng bội chi quỹ BHYT bắt đầu. Năm 2005 bội chi 136,7 tỷ, năm 2006: 1.210,5 (xem phụ lục 2). Năm 2007 Liên bộ Y tế - Tài chính ban hành thơng tư số 06/2007/TTLT-BYT- BTC ngày 30/03/2007, theo đó mức đồng chi trả được quy định lại, thay vì 100% trở lại quy định mức đồng chi trả 80% – 20% như trước kia. Mặc dù có sự điều chỉnh về mức đồng chi trả như vậy nhưng mức độ bội chi của Quỹ BHYT năm 2007 và 2008 vẫn không

giảm, năm 2007: 1.840 tỷ và năm 2008: 1.450 tỷ (xem phụ lục 2). Tác giả cho rằng quy

định mức đồng chi trả như vậy là chưa phù hợp tạo ra gánh nặng tương đối lớn cho quỹ

BHYT. Do vậy, việc điều chỉnh mức đồng chi trả của những người tham gia BHYTTN là cần thiết. Tuy nhiên, mức đồng chi trả được điều chỉnh như thế nào cần có nghiên cứu

khác để đưa ra con số thích hợp với tình hình của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

2 75.3. Hạn chế của đề tài

Thứ nhất, nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp nên khơng có đầy đủ những

thông tin cần thiết để xác định đầy đủ các biến độc lập đưa vào mơ hình tổng qt do đó có thể độ giải thích của mơ hình chưa thật tốt.

Thứ hai, số liệu chi tiêu bình qn của hộ gia đình trong năm có thể chưa được báo

cáo chính xác làm cho biến này khơng có ý nghĩa thống kê mặc dù nó có cơ sở lý thuyết khá mạnh.

1 2TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng việt.

[1] Ban tuyên giáo Trung ương Đảng (2009), Hướng tới Bảo hiểm y tế toàn dân, NXB

Thời Đại.

[2] Bộ Y tế (2007), Báo cáo đánh giá 15 năm thực hiện chính sách BHYT (1992 – 2007). [3] Bộ Y tế (2008), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2008: Tài chính y tế ở Việt

Nam.

[4] Bộ y tế & Bộ tài chính (2005), Thơng tư liên tịch số 22/2005/TTLT-BYT-BTC về hướng

dẫn thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện ban hành ngày 24/8/2005.

[5] Bộ y tế & Bộ tài chính (2007), Thơng tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC hướng

dẫn thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện ban hành ngày 30/3/2007.

[6] Bộ y tế & Bộ tài chính (2007), Thơng tư liên tịch số 14/2007/TTLT-BYT-BTC Hướng

dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ban

hành ngày 10/12/2007.

[7] Chính phủ (2005), Nghị định số 63/2005/NĐ-CP về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm y

tế ban hành ngày 16/5/2005.

[8] Hồng Hoa (2011), “6 triệu người cận nghèo không bảo hiểm y tế”, trích trên web baohiem.net, truy cập ngày 20/04/2011 tại địa chỉ http://www.webbaohiem.net/tin- t%E1%BB%A9c-li/5003-6-trieu-nguoi-can-ngheo-khong-bao-hiem-y-te.html

[9] Quốc hội (2008), Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ban hành ngày 14/11/2008. [10] Đặng Văn Thanh (2009), Thông tin bất cân xứng, Chương trình giảng dạy kinh tế

Fulbright.

[11] Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 240/2006/QĐ-TTg về thực hiện chế độ

bảo hiểm y tế tự nguyện đối với cán bộ dân số, gia đình và trẻ em ở xã, phường, thị trấn

ban hành ngày 24/10/2006.

[12] Tổng cục Thống kê (2006), Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2007, trích trên web

www.gso.gov.vn của Tổng cục thống kê, truy cập ngày 10/04/2011 tại địa chỉ:

[13] Tổng cục Thống kê (2008), Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2008, trích trên web

www.gso.gov.vn của Tổng cục thống kê, truy cập ngày 10/04/2011 tại địa chỉ:

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=628&ItemID=8185.

[14] Tổng cục Thống kê (2008), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008, NXB Thống Kê.

[15] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với

SPSS, Trường Đại học Kinh tế tp. HCM, NXB Hồng Đức, tập 1.

[16] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với

SPSS, Trường Đại học Kinh tế tp. HCM, NXB Hồng Đức, tập 2.

[17] Trường Đại học Lao động – Xã hội - cơ sở 2 (2007), Giáo trình Bảo hiểm xã hội, NXB Lao động – Xã hội.

Tài liệu tham khảo tiếng anh.

[18] Bendig, Mirko & Arun, Thankom (2011), Enrolment in Micro Life anh Health

Insurance: Evidences from Sri Lanka, Discussion Paper No. 5427 January 2011.

[19] Bhat, Ramesh & Jain, Nishant (2006), “Factoring affecting the demand for insurance in a micro health insurance scheme”, Research and Publications, W. P. No. 2006-07-02 July 2006.

[20] Ha Nguyen, James Knowles (2010), “Demand for voluntary health insurance in developing countries: The case of Vietnam’s school-age children and adolescent student health insurance program”. Social Science & Medicine No. 71 (2010), pp. 2074 - 2082. [21] Gujarati, D. (2003), Basic Econometrics, 4rd Edition, Singapore: MacGraw-Hill, Inc.Press.

[22] Lammers, Judith & Warmerdam, Susan (2010), Adverse selection in voluntary micro

health insurance in Nigeria. University of Amsterdam, Amsterdam Institute for

International Development, Ecorys, Rotterdam.

[23] Pindyck & Rubinfeld (2009), Microeconimic, 3rd Edition, Prentice-Hall International.Inc.

[24] Yamada, Tetsuji, Chen, Chia-Ching, Yamada, Tadashi, Noguchi, Haruko & Miller, Matthew (2009), “Private Health Insurance and Hospitalization Under Japanese National Health Insurance”, The Open Economics Journal, volume 2, pp. 61-70.

1 3PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường tác động của lựa chọn ngược lên quyết định mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở việt nam và tác động của nó lên bộ chi quỹ bảo hiểm y tế (Trang 43 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)