Một số giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu 250456 (Trang 29 - 34)

1. Xác định rõ đối tượng áp dụng luật khuyến khích đầu tư trong nước là doanh nghiệp và cá nhân nhân

Doanh nghiệp được hiểu là "tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh" như quy định tại khoản 1 điều 3 Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp và cá nhân ở đây là những chủ đầu tư khác với các cơ quan hành chính nhà nước có thể tham gia hoặc làm chủ đầu tư nhưng không phải là đối tượng khuyến khích của Luật KKĐTTN. Quy định như vậy về mặt kinh tế sẽ tránh được những khuyến khích tràn lan (xét về thực chất là không khuyến khích) và về mặt hành chính là giảm được những thủ tục chuẩn bị đăng ký ưu đãi của các tổ chức không phải đối tượng áp dụng Luật (như các cơ quan hành chính nhà nước là chủ đầu tư của các dự án xây dựng, cải tạo trụ sở... các tổ chức khác không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh) như đã từng diễn ra trong thời gian qua. Khẳng định rõ như vậy không ảnh hưởng đến các đối tượng đã từng là đối tượng áp dụng của Luật KKĐTTN như cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn điều lệ khi thành lập thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Nghị định 221/HĐBT, NĐ 222/HĐBT trước đây hay là hộ kinh doanh cá thể theo quy định tại NĐ02/2000/NĐ-CP hiện nay.

2. Luật KKĐTTN chỉ nên đặt trọng tâm khuyến khích các hoạt động khuyến khích ở Luật này.

Trên thực tế do không phân biệt rõ giữa hoạt động thành lập doanh nghiệp và hoạt động đầu tư đã tạo nên rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý nhà nước về KKĐTTN trong việc xác định các mức ưu đãi đầu tư cụ thể, trong một số trường hợp đã gây nên khiếu kiện mà không có căn cứ xác đáng để bác bỏ hay ủng hộ. Luật Doanh nghiệp đang đi vào cuộc sống và vấn đề khuyến khích thành lập doanh nghiệp về cơ bản đã được giải toả. Tình hình như vậy là khác với khi ta triển khai NĐ 29CP hay NĐ07. Vấn đề còn lại khuyến khích hoạt động đầu tư như thế nào cho đủ độ, cho đủ mức hấp dẫn.

Hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp là nhằm xác lập địa vị pháp lý của chủ thể kinh doanh trên thương trường, còn hoạt động đăng ký ưu đãi đầu tư nhằm xác lập những lợi ích mà chủ đầu tư đầu tư vào những ngành, ưu lĩnh vực, địa bàn thuộc diện khuyến khích đầu tư được hưởng. Khi thành lập doanh nghiệp, tất nhiên người thành lập phải tính toán hoạt động đầu tư nhưng không có nghĩa là ngay sau khi đăng ký kinh doanh, ngay sau khi có tư cách pháp nhân thì doanh nghiệp đã hoạt động đầu tư ngay, nhất là các hoạt động đầu tư có phương án, có dự án mà phải một thời gian khá dài sau đó họ mới chuẩn bị đủ điều kiện có trường hợp 6 tháng, thậm chí hàng năm. Mặt khác Luật KKĐTTN 1994 và 1998 phần ưu đãi đầu tư đều lấy dự án đầu tư làm hình thức chủ yếu. Tức là cơ quan xét ưu đãi đầu tư phải lấy dự án đầu tư làm đối tượng xét trực tiếp. Nghị định 51 có mở rộng ra các hình thức như phương án đầu tư, phương án kinh doanh, song dù có mở rộng đến mức nào thì các dự án, phương án vẫn phải chứa đựng những nội dung nhất định của hoạt động đầu tư. Cơ quan thụ lý hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư không thể không dựa vào những thông tin cơ bản về đầu tư để xem xét khi cấp ưu đãi. Nhưng trong thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì không chứa đựng những thông tin này, tức là muốn được ưu đãi đầu tư, người thành lập doanh nghiệp phải cung cấp những thông tin đó cho cơ quan thụ lý hồ sơ. Do đó Luật KKĐTTN chỉ nên tập trung khuyến khích các hoạt động đầu tư thông qua hình thức dự án đầu tư, phương án đầu tư, hoặc phương án kinh doanh, phương án cổ phần hoá nhưng phải có các nội dung về đầu tư tương đối dài. Không khuyến khích các hoạt động đầu tư có tính chất buôn chuyến, quá ngắn hạn mặc dù theo cách hiểu của Luật KKĐTTN, khái niệm về đầu tư trong nước là tương đối rộng ("là việc sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân quy định tại điều 5 của Luật này" - Điều 2 Luật KKĐTTN sửa đổi).

Với hai lý do như đã trình bày (mục đích của việc đăng ký thành lập Doanh nghiệp và mục đích của việc đăng ký ưu đãi đầu tư; tính chất của hoạt động đầu tư cần khuyến khích); chúng ta thấy rằng chỉ những doanh nghiệp được thành lập để thực hiện những dự án đầu tư, phương án đầu tư xác định mà phần vốn đầu tư được sử dụng tối thiểu là phải hơn 50% vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp thì mới được hưởng ưu đãi đầu tư suốt vòng đời doanh nghiệp (tức là được coi là dự án đầu tư mới hoặc "dự án thành lập doanh nghiệp, theo quan niệm hiện nay) Các trường hợp khác thì xét cụ thể cho từng dự án cụ thể được hưởng ưu đãi chứ không phải cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp (coi như đầu tư mở rộng). Như vậy sẽ góp phần hạn chế bớt tình trạng ưu đãi đầu tư cho những hoạt động không thuộc diện hưởng ưu đãi đầu tư (chẳng hạn như việc thuê đất làm mặt bằng sản xuất được miễn giảm tiền thuê đất, thuế sử dụng đất nhưng đất vẫn để không hoặc cho người khác thuê kinh doanh những lĩnh vực không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi. Nguyên tắc này được vận dụng cho cả trường hợp ưu đãi đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá.

3. Nên quy định thống nhất các nội dung ưu đãi đầu tư trong nước vào Luật KKĐTTN.

Điều này rất thuận tiện cho doanh nghiệp và cho dân chúng khi đối chiếu thực tế hoạt động đầu tư của mình với các nội dung ưu đãi mà hoạt động đầu tư đó nếu thực hiện thì sẽ có thể được hưởng. Từ đó, họ có thể tính toán các phương án sao cho có lợi nhất. Mặt khác việc quy định thống nhất vào một Luật sẽ giúp cho các doanh nghiệp nắm chắc được các loại ưu đãi, góp phần giám sát các cơ quan có thẩm quyền cấp ưu đãi đầu tư. Đối với các cơ quan nhà nước, việc quy định thống nhất có tác dụng giúp họ nắm đầy đủ tình hình ưu đãi, khuyến khích, tránh được sự chồng chéo hoặc bỏ xót ưu đãi. Để làm được điều này đòi hỏi phải sửa đổi Luật KKĐTTN hiện hành nhưng khó khăn là, thời gian chuẩn bị để rà soát các loại ưu đãi quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau mất tương đối nhiều thời gian. Trong khi chưa đủ điều kiện để sửa tổng thể thì trong Luật Sửa đổi có thể quy định cho phép các dự án thuộc diện ưu đãi của Luật KKĐTTN được hưởng mức ưu đãi tối đa về các loại thuế tương ứng quy định tại các văn bản quy phạm về thuế có quy định phần miễn giảm (giống như các quy định về giảm tối đa 50% thuế tài nguyên trong 3 năm đầu tiên kể từ khi bắt đầu khai thác tại Nghị định số 07/1998/NĐ-CP).

4. Quy định cụ thể hơn nữa các nội dung ưu đãi.

Luật KKĐTTN hiện hành quy định ba loại ưu đãi chủ yếu: ưu đãi về các loại thuế, ưu đãi về giao - thuế đất, ưu đãi về tín dụng trong đó ưu đãi về các loại thuế tương đối rõ ràng nhưng ưu đãi về tín dụng thì chưa được triển khai được bao nhiêu, ưu đãi về giao và thuế đất thì từ Luật KKĐTTN 1994 đến nay vẫn còn quá nhiều bất cập như đã phân tích ở phần trên.

Ví dụ: Nội dung ưu đãi về tiền sử dụng đất, Điều 17 Luật Sửa đổi quy định: nhà đầu tư có dự án quy định tại điều 15 của Luật này được giảm 50% tiền sử dụng đất, có dự án thuộc địa bàn kinh tế xã hội khó khăn được giảm 75% tiền sử dụng đất, có dự án thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn hoặc dự án thuộc diện quy định tại Điều 15 thực hiện ở địa bàn kinh tế xã hội khó khăn được miễn tiền sử dụng đất trong từng trường hợp được giao đất phải trả tiền sử dụng đất NĐ51 đã cụ thể hoá các quy định này tại Điều 17 của NĐ. Tương ứng các ưu đãi về tiền thuê đất, thuế sử dụng đất quy định tại các điều 18, 19 của Luật được NĐ51 cụ thể hoá tại các điều 18, 19 của NĐ. sự cụ thể hoá này đã bám sát quy định của Luật. Tuy nhiên việc cụ thể hoá khoản 1 và khoản 3, Điều 7 của Luật và Điều 7 của NĐ (quyền của nhà đầu tư trong việc sử dụng đất) lại gây nên nhiều tranh cãi. Điều 7, NĐ51 quy định: nhà đầu tư được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng từ người khác có các quyền theo quy định của pháp luật về đất đai: được miễn, giảm tiền sử dụng đất, miễn, giảm tiền thuê đất, miễn thuế sử dụng đất theo quy định tại các điều 18, 19, 17 của NĐ51. Nhưng quy định tại Điều 17, 18, 19 của NĐ 51 không đề cập đến các ưu đãi về miễn, giảm tiền sử dụng đất, miễn, giảm thuế sử dụng đất đối với các trường hợp nhà đầu tư đang có quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp từ người khác chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thuộc diện ưu đãi của Luật KKĐTTN. Điều này làm xuất hiện hai quan điểm về cách sử lý.

Một là: Việc miễn giảm thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất đối với trường hợp nhà đầu tư đang có

quyền này để chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án thuộc diện ưu đãi được áp dụng tương tự như trường hợp nhà đầu tư được nhà nước giao đất phải trả tiền sử dụng đất để hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hai là: NĐ51 không quy định việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, miễn giảm thuế sử dụng đất đối với

trường hợp nhà đầu tư đang có quyền sử dụng đất nông nghiệp nay chuyển sang sử dụng cho dự án thuộc diện ưu đãi (có thể chuyển mục đích sử dụng hoặc không chuyển mục đích sử dụng) hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp từ người khác có quyền này để thực hiện dự án đầu tư thuộc diện ưu đãi.

Cả hai quan điểm trên đều có những căn cứ pháp lý, thực tế xác đáng. Để tạo căn cứ pháp lý triển khai thực tiễn, cách sử lý thích hợp trong trường hợp này là phải bổ sung điều khoản này vào NĐ51 hoặc có điều khoản quy định rõ là không được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên xét về yêu cầu khuyến khích của Luật KKĐTTN thì những trường hợp như vậy nhà nước cần ưu đãi.

5. Tiếp tục hoàn thiện sự quản lý nhà nước về KKĐTTN

Trước mắt cần tập trung làm tốt ba việc đã tồn tại khá lâu mà vẫn chưa được giải quyết. Đó là:

- Chỉ đưa vào Luật, văn bản dưới Luật những nội dung hỗ trợ, ưu đãi mà thực tế có thể thực hiện được. Chẳng hạn nội dung về giải quyết thiệt hai do thay đổi chính sách gây nên đối với nhà đầu tư thuộc diện ưu đãi đã đề cập khá lâu mà không được thực hiện. Việc công khai quy hoạch, cung cấp thông tin về quỹ đất đối với các nhà đầu tư, với tư cách là một biện pháp hỗ trợ đầu tư đến nay vẫn chưa được thực hiện.

- Các nội dung hỗ trợ ưu đãi mà Luật, NĐ phân công các cơ quan Trung ương hướng dẫn thì Bộ, ngành cố gắng thực hiện khắc phục tình trạng trì trệ như trong thời gian qua.

- Các cơ quan Nhà nước tăng cường phối hợp với nhau để giải quyết những vướng mắc cho doanh nghiệp, tránh tình trạng đùn đẩy hay tranh dành giải quyết các nội dung liên quan đến cơ chế xin cho mà sao nhãng nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình.

Giải quyết tốt ba việc tuy có vẻ đơn giản như vậy nhưng cũng sẽ giúp phần hết sức quan trọng đưa những tư tưởng KKĐTTN vào cuộc sống.

6. Rà soát lại tất cả những quy định pháp lý liên quan đến KKĐTTN từ Luật cho đến Nghị định và các thông tư hướng dẫn. Cần phải thành lập một bộ phận liên ngành rà soát lại xem những gì đã thống nhất rồi thì thôi, cái nào còn chồng chéo, dẫn đạp cần phải sửa lại.

7. Cần phổ biến Luật thật tốt làm sao cung cấp cho doanh nghiệp công cụ mà họ có thể giám sát được cơ quan nhà nước.

8. Cần có chế độ về công chức như thế nào để đảm bảo văn bản quy phạm đưa ra họ có năng lực thực hiện, không phải là công chức ngồi đó "hành" doanh nghiệp.

Kết luận

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, chuyên đề thực tập tốt nghiệp đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận chung về đầu tư và khuyến khích đầu tư trong nước, trên cơ sở đó ph ân tích, đánh giá thực trạng hoạt động KKĐTTN, tác động của chính sách khuyến khích đầu tư đối với nền kinh tế nước ta các thời kỳ trước và sau khi có Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.

2. Trên cơ sở phân tích thực trạng triển khai chính sách khuyến khích đầu tư trong nước thông qua việc thi hành các Luật KKĐTTN, chuyên đề khẳng định những mặt tích cực từ phía pháp luật, những nỗ lực trong triển khai thực hiện của các cấp, các ngành, đồng thời cũng chỉ rõ những mặt hạn chế từ phía pháp luật, những yếu kém trong khâu tổ chức thực hiện từ Trung ương đến địa phương.

3. Chỉ ra được những vướng mắc qua các giai đoạn thi hành Luật KKĐTTN 1994, thi hành các Nghị định 29/CP, NĐ 07/1998NĐ-CP thi hành luật KKĐTTN (sửa đổi), thi hành NĐ 51/1999/NĐ-CP cũng như những vướng mắc hiện đang đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về KKĐTTN hiện nay trên các góc độ: kinh tế, pháp lý,...

4. Một số kiến nghị các định hướng nguyên tắc và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động KKĐTTN trong những năm tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục lục Lời nói đầu

Phần I: Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư và khuyến khích đầu tư 1. Đầu tư và các hình thức đầu tư 2. Khuyến khích đầu tư trong nước 3. Kinh nghiệm một số nước về khuyến khích đầu tư trong nước

Phần II: Thực trạng khuyến khích đầu tư trong nước ở nước ta những năm gần đây I. Thời kỳ trước khi có Luật KKĐTTN 1994

II. Từ khi có Luật KKĐTTN đến nay 1. Giai đoạn thực hiện NĐ29/CP

2. Những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Luật KKĐTTN giai đoạn thực hiện NĐ 29/CP. 3. Giai đoạn thực hiện Luật KKĐTTN thông qua việc triển khai NĐ 07/1998/NĐ-CP

4. Giai đoạn thực hiện Luật KKĐTTN (sửa đổi) số 03/1999/QH 10. 5. Vấn đề đặt ra trong việc thi hành Luật KKĐTTN (sửa đổi)

Phần III: Những giải pháp chủ yếu tiếp tục khuyến khích hoạt động đầu tư trong nước I. Một số định hướng nguyên tắc

II. Một số giải pháp chủ yếu Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo Danh mục tài liệu tham khảo

1. Nhà xuất bản Tài chính, Ha. 1998. Chính sách khuyến khích đầu tư trong nước ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế.

2. Nguyễn Đình Tài và Nguyễn Nam Hải: Thực hiện Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 313 tháng 5/1999.

3. Nguyễn Lê Trung: Những vướng mắc trong triển khai Luật KKĐTTN. Tạp chí Kế toán số 6 (tháng

Một phần của tài liệu 250456 (Trang 29 - 34)