Đánh giá tình hình tổng nguồn vốn tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng phục vụ đời sống của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín_Chi Nhánh An Giang (Trang 30 - 52)

Bảng 4.2. Cơ cấu nguồn vốn.

ĐVT: Triệu đồng. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Vốn huy động 34,553 237,360 500,776 - Tiền gửi 33,410 193,908 413,757 - Tiền vay 0 0 0 - Phát hành các giấy tờ có giá 1,143 43,452 87,019

Nguồn vốn ủy thác đầu tư 0 3,927 29,002

Vốn và các quỹ 2,340 16,518 27,350

Nguồn vốn khác 48,926 55,753 204,267

Tổng nguồn vốn 85,819 313,558 761,395

Nguồn: Phòng tín dụng cá nhân.

Qua bảng số liệu thì nguồn vốn hoạt động của chi nhánh qua 3 năm đều tăng, mặc dù trong năm 2005 lượng vốn huy động chỉ đạt ở mức gần 35 tỷ đồng đó là do đây là năm Chi nhánh mới thành lập, Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 8/2005 nên chưa có được lượng khách hàng ổn định và chưa thu hút nhiều khách đến với Ngân hàng, hơn nữa các sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng chưa đa dạng, không thể cạnh tranh được với các Ngân hàng đã thành lập trước, nhất là các Ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm và lượng khách hàng ổn định.

mở rộng được phạm vi hoạt động, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ đem lại hiệu quả cao trong hoạt động.

Điều này cho thấy hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển thể hiện qua qui mô vốn hoạt động tăng qua các năm, lượng khách hàng ngày càng nhiều và đa dạng. Sự tăng trưởng nguồn vốn hàng năm của chi nhánh xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế trong tỉnh ngày càng tăng và chi nhánh ngày càng mở rộng phạm vi cho vay do đó chi nhánh cần phải tăng nguồn vốn hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động.

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 07/06

DSCV Tỷ trọng (%) DSCV Tỷ trọng (%) DSCV Tỷ trọng (%) Tương đối Tuyệt đối (%)

Cho vay tiêu dùng, BĐS 385 1.04 14,134 8.66 33,538 7.36 19,404 137

Cho vay mua sắm, sửa chữa nhà 250 0.68 14,456 8.86 34,648 7.60 20,192 139

Cho vay cầm cố sổ tiền gửi 1,401 3.80 53,100 32.53 249,400 54.72 196,300 369

Cho vay CBCNV 34,846 94.48 81,535 49.95 138,207 30.32 56,672 70

Tổng 36,882 100 163,225 100 455,793 100 292,568 179

thể như: trong năm 2005 đạt mức doanh số là 36,882 triệu đồng, đến năm 2006 tăng lên 163,225 triệu đồng và đạt 445,793 triệu đồng năm 2007. Điều nay cho thấy Chi nhánh đã có những chủ trương hợp lý nhằm thu hút khách hàng để nâng cao doanh số cho vay, mở rộng thêm được các loại hình cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế hiện nay, nên đã đạt được những thành quả đáng kể.

Tuy nhiên, trong cơ cấu của cho vay phục vụ đời sống có sự thay đổi, doanh số cho vay tăng nhưng tỷ trọng lại giảm đi, điển hình như:

- Cho vay CBCNV từ 81,535 triệu đồng năm 2006 tăng lên 138,207 triệu đồng năm 2007 nhưng tỷ trong thì chỉ còn 30.32% (giảm 19.63% so với năm 2006).

- Cho vay tiêu dùng, BĐS tăng lên 33,538 triệu đồng năm 2007 chiếm 7.36% trong tổng doanh số cho vay.

- Cho vay mua sắm, sửa chữa nhà tăng lên 34,648 triệu đồng năm 2007 với tỷ trong là 7.60% (giảm 1.26% so với năm 2006).

- Cho vay cầm cố sổ tiền gửi lại tăng vượt bật từ 53,100 triệu đồng năm 2006 tăng lên 249,400 triệu đồng năm 2007 với tỷ trọng là 54.72% (tăng 22.19% so với năm 2006).

Bởi vì cho vay CBCNV là cho vay tín chấp với mức lãi suất ưu đãi, vốn lãi chia đều, hơn nữa đây là một sản phẩm cho vay mới chỉ giới hạn ở một số nhóm khách hàng là nhân viên có thâm niên trong các ngành: Y tế, giáo dục, bưu điện và điện lực. Nên trong năm đầu mới áp dụng mức doanh số đã đạt rất cao, chiếm phần lớn trong dòng sản phẩm phục vụ đời sống, nhưng do dư nợ quá cao nên Ngân hàng đã hạn chế cho vay loại hình tín chấp này. Trong khi đó sản phẩm cho vay cầm cố sổ tiền gửi, cho vay tiêu dùng lại có xu hướng tăng do đây là loại hình cho vay có tài sản đảm bảo nên mức độ rủi ro thấp hơn, và do các cán bộ tín dụng đã rất cẩn thận trong khâu thẩm định nên cũng đem lại hiệu quả trong công tác cho vay giảm thiểu rủi ro.

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 07/06

DSTN Tỷ trọng (%) DSTN Tỷ trọng (%) DSTN Tỷ trọng (%) Tương đối Tuyệt đối (%)

Cho vay tiêu dùng, BĐS 246 2.30 6,489 8.27 24,033 6.81 17,544 270

Cho vay mua sắm, sửa chữa nhà 119 1.11 7,581 9.67 20,242 5.74 12,661 167

Cho vay cầm cố sổ tiền gửi 1,245 11.65 29,955 38.20 221,357 62.73 191,402 639 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho vay CBCNV 9,074 84.93 34,399 43.86 87,263 24.73 52,864 154

Tổng 10,684 100 78,424 100 352,895 100 274,471 350

trong năm 2007), tuy nhiên tỷ trọng qua các năm lại giảm, trong đó:

- Cho vay tiêu dùng, BĐS: tăng doanh số thu nợ từ 6,489 triệu đồng năm 2006 lên 24,033 triệu đồng năm 2007 nhưng tỷ trọng lại giảm chỉ còn 6.81% trong năm 2007 (giảm đi 1.46%).

- Cho vay mua sắm, sửa chữa nhà: doanh số hu nợ tăng lên 20,242 triệu đồng năm 2007 nhưng tỷ trọng lại giảm chỉ còn 5.74 % trong năm 2007 (giảm đi 3.93%).

- Cho vay cầm cố sổ tiền gửi: tăng doanh số hu nợ từ 29,955 triệu đồng năm 2006 lên 221,357 triệu đồng năm 2007 và tỷ trọng cũng tăng lên 62.73% trong năm 2007

- Cho vay CBCNV: tăng doanh số hu nợ từ 34,399 triệu đồng năm 2006 lên 87,263 triệu đồng năm 2007 nhưng tỷ trọng lại giảm chỉ còn 24.73% trong năm 2007 (giảm đi 19.13%).

Sở dĩ doanh số thu nợ qua các năm tăng là do:

 Doanh số cho vay ngày càng tăng. Doanh số thu nợ của các sản phẩm có tăng nhưng tăng không đồng đều nhau nên dẫn đến tỷ trọng có sự thay đổi qua các năm.

 Năng lực làm việc của cán bộ tín dụng ngày càng được nâng cao nên đã giúp cho họ trong việc quan sát và lựa chọn khách hàng cho vay: trước, trong và sau khi cho vay, cán bộ tín dụng luôn quan sát theo dõi việc cho vay, họ luôn nhắc nhở khách hàng khi đến hạn trả nợ bằng những câu giao tiếp thận thiện tạo thuận tiện hơn trong công tác thu nợ.

 Do năng lực quản lý của Chi nhánh ngày càng được nâng cao, tạo được lòng tin nơi khách hàng nên ngày càng có được nhiều người đến với Chi nhánh.

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 07/06

Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Tương đối Tuyệt đối (%)

Cho vay tiêu dùng, BĐS 605 1.80 8,250 6.97 17,755 8.02 9,505 115

Cho vay mua sắm, sửa chữa nhà 275 0.82 7,150 6.04 21,556 9.74 14,406 201

Cho vay cầm cố sổ tiền gửi 651 1.94 23,796 20.10 51,839 23.43 28,043 118

Cho vay CBCNV 32,052 95.44 79,188 66.89 130,132 58.81 50,944 64

Tổng 33,583 100 118,384 100 221,282 100 102,898

dần qua các năm từ 118,384 triệu đồng năm 2006 tăng lên 221,283 triệu đồng vào năm 2007( tăng 102,898 triệu đồng), trong đó:

- Dư nợ cho vay TD, BĐS: tăng từ 8,250 triệu đồng lên 17,755 triệu đồng năm 2007 (tăng 115% so với năm)

- Dư nợ cho vay mua sắm, sửa chữa nhà: từ 7,150 triệu đồng năm 2006 tăng thêm 14,406 triệu đồng vào năm 2007( tăng 201% so với năm 2006).

- Dư nợ cho vay cầm cố sổ tiền gửi: Tăng thêm 28,188 triệu đồng vào năm 2006 (tăng 118% so với năm 2006).

- Dư nợ cho vay CBCNV: tăng từ 79,188 triệu đồng lên 130,132 triệu đồng năm 2007 (tăng 50,944 triệu đồng vào năm 2007).

Mặc dù mức dư nợ của các sản phẩm đều tăng nhưng về tỷ trọng dư nợ thì cho vay CBCNV là chiếm tỷ trọng cao nhất 66.89% trong năm 2006 và đạt 58.81% vào năm 2007. Trong bốn sản phẩm cho vay với mục đích phục vụ đời sống thì dư nợ cho vay CBCNV là tăng thấp nhất 64%, trong khi tỷ trọng giảm đi8.08% vào năm 2007. Đó là do cho vay CBCNV trong năm qua có mức nợ quá hạn tăng cao nên Chi nhánh đã có chính sách tập trung vào công tác thu nợ nhằm hạn chế nợ quá hạn trong cho vay CBCNV, nguyên nhân dẫn đến nợ qua hạn trong cho vay CBCNV là do những nguyên nhân khách quan: trễ lương, nghỉ việc chờ bảo hiểm thanh toán,….

Bảng 4.6. Nợ quá hạn cho vay phục vụ đời sống.

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 07/06

Nợ QH Tỷ trọng (%) Nợ QH Tỷ trọng (%) Nợ QH Tỷ trọng (%) Tương đối Tuyệt đối (%)

Cho vay tiêu dùng, BĐS 86 8 18 8 23 5 7 27 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho vay mua sắm, sửa chữa nhà 75 7 5 2 7 1 2 40

Cho vay cầm cố sổ tiền gửi

Cho vay CBCNV 915 85 201 90 474 94 273 136

Tổng 1,076 100 224 100 504 100 280

lệ thấp hơn so với sản phẩm cho vay CBCNV, điển hình như:

- Trong năm 2006, cho vay có tài sản đảm bảo chiếm khoản 10% trong tổng nợ quá hạn, trong khi cho vay CBCNV chiếm đến gần 90%.

- Trong năm 2007, cho vay CBCNV tăng lên 94% (tăng lên 474 triệu đồng) so với cho vay có tài sản đảm bảo chỉ còn gần 6% trong tổng nợ quá hạn.

Nguyên nhân:

Nợ quá hạn phát sinh trong cho vay phục vụ đời sống chủ yếu là do phát sinh chủ yếu ở các hồ sơ vay trả góp CBCNV. Trong đó nợ quá hạn do những nguyên nhân khách quan chiếm trên 80% tổng nợ quá hạn tại Chi nhánh; nhóm nợ xấu: gồm nhóm hồ sơ đang thu dần và nhóm hồ sơ có khả năng rủi ro cao chiếm tỷ lệ thấp khoản 20%.

Để phát sinh thường xuyên nợ quá hạn là do nguyên nhân khách quan như: do trể lương CBCNV, hoặc do một số người gặp khó khăn riêng nên không trả nợ đúng hạn được, một mặt là do nguyên nhân chủ quan: cán bộ tín dụng không có kiên quyết lập biên bản đối với những trường hợp trể hạn, không ghi nhận các cam kết trả nợ của khách hàng nên khách hàng cứ tiếp tục trể hạn rồi biện hộ bằng những lý do hoàn cảnh khó khăn, và do một số sai sót khi chuyển nợ quá hạn của Giao dịch viên đã gây khó khăn cho việc quản lý, dể xảy ra sai sót.

Để phát sinh nhóm nợ xấu đang thu dần chủ yếu là do khách hàng xin thôi việc đang chờ nhận bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc hoặc đang đi học nghiệp vụ ở xa nên Chi nhánh chưa tiếp xúc với khách hàng thu nợ. Ngoài ra có một số trường hợp Chi nhánh đang thu dần do thuyết phục người thân khách hàng trả nợ thay.

4.3. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay phục vụ đời sống:4.3.1. Phân tích dư nợ cho vay trên vốn huy động: 4.3.1. Phân tích dư nợ cho vay trên vốn huy động:

Dư nợ trên vốn huy động

Giá trị này càng gần 1 càng tốt vì nó cho thấy vốn huy động được sử dụng vào việc cho vqay càng có hiệu quả. Dư nợ trên vốn huy động tại Sacombank An Giang diễn biến như sau:

Bảng 4.7. Dư nợ trên vốn huy động.

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Dư nợ 36,882 163,225 455,793 Vốn huy động 34,553 237,360 500,776 TL dư nợ/vốn huy động (%) 106.74 68.77 91.02 Nguồn: Phòng Hỗ Trợ

Từ biểu đồ cho thấy dư nợ trên vốn huy động tại Chi nhánh có sự chuyển biến tăng dần qua các năm, điển hình như trong năm 2006 là 60.77% và tăng lên 91.02% trong năm 2007 điều này thể hiện vốn huy động tham gia vào dư nợ ngày càng tăng, giá trị này càng gần 1 càng mang lại hiệu quả cho hoạt động tín dụng tại Sacombank An Giang.

4.3.2. Phân tích Hệ số thu nợ cho vay phục vụ đời sống:

Hệ số này phản ánh công tác thu nợ của cán bộ tín dụng tốt hay chưa tốt, đồng thời nó cũng phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng.

được trôi chảy hơn.

Bảng 4.8. Hệ số thu nợ.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Doanh số thu nợ 10,684 78,424 352,895 Doanh số cho vay 36,882 163,225 455,793

Hệ số thu nợ 0.29 0.48 0.77

Nguồn: Phòng Hỗ Trợ

Hệ số thu nợ tăng dần qua các năm: năm 2006 là 0.48 lần, năm 2007 là 0.77 lần, công tác thu nợ ngày càng được chú trọng hơn như: thẩm định khách hàng trước, trong và sau khi cho vay để bảo đảm số tiền vay thu hồi được. Cho thấy khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng được nâng cao tạo độ an toàn hơn trong việc cho vay của Chi nhánh.

4.3.3. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:

Nợ quá hạn thể hiện con số mà khách hàng vì lí do nào đó không thể trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn được, nghĩa là cho vay của Ngân hàng gặp rủi ro.

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ quá hạn 1,076 224 504

Tổng dư nợ phục vụ đời sống 36,882 163,225 455,793

Nợ QH/dư nợ 2.92 0.14 0.11

Nguồn: Phòng Hỗ Trợ

Từ bảng tỷ lệ nợ quá hạn cho thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ngày càng giảm: năm 2006 là 0.14%, tiếp tục giảm còn 0.11% vào năm 2007 đây là dấu hiệu khả quan cho thấy công tác thu nợ được cán bộ tín dụng thực hiện chặt chẽ hơn, góp phần tích cực vào việc thu nợ khách hàng.

4.3.4. Tỷ lệ rủi ro cho vay phục vụ đời sống. Bảng 4.10. Tỷ lệ rủi ro cho vay phục vụ đời sống.

Tổng tài sản có 85,819 309,629 732,443

Tỷ lệ rủi ro tín dụng 43 53 62

Nguồn: Phòng Hỗ Trợ

Nhìn vào biểu đồ ta thấy dư nợ cho vay phục vụ đời sống có chiều hướng tăng trên tổng tài sản có tại Chi Nhánh, đây là điều Ngân hàng phải chú ý nhiều hơn đến công tác thu nợ trong thời gian tới nhằm hạn chế những rủi ro trong mảng cho vay này.

4.4. Thực trạng chung của tín dụng phục vụ đời sông.

Nếu chỉ xét trên phương diện tín dụng phục vụ đời sống sẽ không nhận diện được hiệu quả của nó, vì vậy cần xết trên tổng thể các khoản cho vay của Ngân hàng để xem tỷ trọng của nó chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng mức cho vay của Chi nhánh.

Chỉ tiêu Dư nợ (%) Dư nợ (%) Dư nợ (%)

1. Cho vay SXKD 30,231 43.4 147,122 50.2 358,531 53 2.Cho vay nông nghiệp 5,897 8.5 27,850 9.5 96,983 14.3 3.Cho vay phục vụ đời sống 33,583 47.2 118,384 40.4 221,282 32.7

Tổng 69,711 100 293,356 100 676,796 100

Nguồn: phòng kế toán Ngân hàng Sacombank An Giang

Biểu đồ 4.11. Cơ cấu dư nợ các sản phẩm cho vay phục vụ đời sống.

Nhìn chung thì trong những năm qua mức dư nợ của Chi nhánh đang tăng dần, trong đó cho vay SXKD tăng nhanh nhất, tiếp theo là cho vay phục vụ đời sống và cuối cùng là cho vay nông nghiệp. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ của các sản phẩm cho vay có sự thay đổi quả các năm do doanh số cho vay của các chúng cũng có sự tăng trưởng khác nhau, điển hình như:

càng tăng là do An Giang hiện nay là một trong các tỉnh có tiềm lực phát triển mạnh, trong tình có rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển,..Đây được coi là cơ hội và thách thức để Ngân hàng tận dụng để đem lại nguồn thu.

-Cho vay nông nghiệp: cũng tăng tỷ trọng dư nợ như của cho vay SXKD: năm 2006 đạt 27,850 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 9.5%), tăng lên 96,983 triệu đồng trong năm 2007 (chiếm 14.3% trong tỷ trọng của tổng dư nợ cho vay). Đó là do Chi nhánh đã có những chính sách phù hợp để có thể thu hút được lượng khách hàng tiềm năng này, đây được coi cơ hội để Chi nhánh tận dụng được những thế mạnh của tỉnh nhà: vựa lúa lớn của cả nước. Với những chính sách cho vay phù hợp với ngành nghề này như: mức lãi

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng phục vụ đời sống của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín_Chi Nhánh An Giang (Trang 30 - 52)