28.1 Độ bền đối với nhiệt độ bất thường, lửa cháy
Các bộ phận bằng vật liệu cách điện khi sử dụng có thể phải chịu tác động của nhiệt do hiệu ứng điện, và sự hư hỏng của chúng có thể phương hại đến độ an tồn của khí cụ, khơng được bị ảnh hưởng quá mức do quá nhiệt hoặc do cháy.
Kiểm tra sự phù hợp bằng thử nghiệm 28.1.1 và bổ sung thêm đối với phích cắm mà chân cắm có ống lồng cách điện bằng thử nghiệm 28.1.2.
28.1.1 Thử nghiệm bằng sợi dây nóng đỏ
Thử nghiệm được thực hiện theo các điều từ 4 đến 10 của IEC 695-2-1, trong các điều kiện sau đây: - đối với các bộ phận bằng vật liệu cách điện cần thiết để giữ đúng vị trí các bộ phận mang dịng và các bộ phận của mạch nối đất của các khí cụ lắp đặt cố định, thì thử ở nhiệt độ 8500C;
- đối với các bộ phận bằng vật liệu cách điện cần thiết để giữ đúng vị trí các bộ phận mang dòng và các bộ phận của mạch nối đất của các khí cụ di động, thì thử ở nhiệt độ 7500C.
- đối với các bộ phận bằng vật liệu cách điện không cần thiết cho việc giữ đúng vị trí các bộ phận mang dịng và các bộ phận của mạch nối đất, nhưng lại tiếp xúc với chúng thì thử ở nhiệt độ 6500C; Nếu các thử nghiệm qui định phải thực hiện ở nhiều điểm trên cùng một mẫu thì cần lưu ý để đảm bảo rằng bất kỳ sự hư hỏng nào ở thử nghiệm trước không được làm ảnh hưởng đến kết quả của thử nghiệm sẽ phải tiến hành.
Các chi tiết nhỏ, ví dụ như vịng đệm, khơng phải chịu các thử nghiệm này. Thử nghiệm không tiến hành đối với các chi tiết bằng vật liệu gốm.
Chú thích 1 – Thử nghiệm bằng sợi dây nóng đỏ là để đảm bảo rằng một sợi dây thử nghiệm được đốt nóng bằng điện trong những điều kiện thử nghiệm xác định không gây ra bốc cháy các bộ phận cách điện hoặc đảm bảo rằng một phần bằng vật liệu cách điện có thể bắt lửa bởi dây thử nghiệm nóng đỏ trong các điều kiện xác định, chỉ cháy trong một thời gian giới hạn mà khơng có lửa lan ra hoặc do các bộ phận cháy hoặc các giọt nhỏ từ các bộ phận thử nghiệm rơi xuống tấm gỗ thông được phủ bằng một tờ giấy bản.
Nếu có thể, mẫu nên là một khí cụ hồn chỉnh.
Chú thích 2 – Nếu thử nghiệm khơng thể tiến hành trên một khí cụ hồn chỉnh thì có thể cắt ra một phần thích hợp để thử nghiệm.
Thử nghiệm được tiến hành trên một mẫu.
Thử nghiệm được tiến hành bằng cách áp sợi dây nóng đỏ vào một lần. Trong trường hợp có nghi ngờ thì thử nghiệm được lặp lại trên hai mẫu khác.
Trong quá trình thử nghiệm, mẫu phải được đặt ở vị trí bất lợi nhất theo mục đích sử dụng (với bề mặt thử nghiệm ở vị trí thẳng đứng).
Đầu dây nóng đỏ được áp vào bề mặt đã qui định của mẫu và có lưu ý đến điều kiện sử dụng khi phần tử bị đốt nóng hay phần tử nóng đỏ có thể tiếp xúc với mẫu.
Mẫu được coi là đạt yêu cầu thử nghiệm bằng sợi dây nóng đỏ nếu: - khơng nhìn thấy ngọn lửa và khơng có cháy đỏ kéo dài, hoặc nếu
- ngọn lửa và chỗ cháy đỏ trên mẫu tự tắt trong vòng 30 s sau khi đưa sợi dây nóng đỏ ra xa. Giấy bản khơng được cháy hoặc tấm gỗ khơng được xém.
28.1.2 Mẫu phích cắm có ống lồng cách điện ở chân cắm được thử nghiệm bằng thiết bị thử nghiệm cho trên hình 26.
Thiết bị thử nghiệm bao gồm một tấm cách điện A và một bộ phận bằng kim loại B. Giữa hai bộ phận này có một khe hở 3 mm và khoảng cách này được tạo ra nhờ một phương tiện không làm giảm sự lưu thơng khơng khí xung quanh các chân cắm.
Mặt trước của tấm cách điện A có dạng trịn và phẳng và có đường kính bằng hai lần kích thước lớn nhất cho phép của bề mặt tiếp giáp của phích cắm đã cho trong bản tiêu chuẩn tương ứng.
Chiều dày của tấm cách điện phải là 5 mm.
Bộ phận kim loại B phải bằng đồng thau và trong một đoạn ít nhất là 20 mm phải có cùng hình dạng như đường bao lớn nhất của phích cắm theo bản tiêu chuẩn tương ứng.
Phần còn lại của bộ phận kim loại này phải có hình dạng sao cho khí cụ đem thử được gia nhiệt thơng qua nó bằng dẫn nhiệt và nhiệt truyền đến khí cụ đem thử bằng đối lưu hoặc bức xạ được giảm đến mức thấp nhất.
Một cặp nhiệt được đặt cách mặt trước của bộ phận kim loại 7 mm, ở một vị trí đối xứng như chỉ ra trên hình 26.
Kích thước của các lỗ cho chân cắm ở bộ phận bằng kim loại phải rộng hơn kích thước lớn nhất của chân cắm cho trong bản tiêu chuẩn tương ứng 0,1 mm và khoảng cách giữa các chân cắm phải giống như đã cho trong bản tiêu chuẩn tương ứng. Độ sâu của lỗ phải đủ.
Chú thích 1 – Bộ phận kim loại B có thể được làm từ hai hay nhiều miếng ghép lại để thuận tiện cho việc làm sạch.
Mẫu được đặt vào thiết bị thử nghiệm, ở vị trí nằm ngang bất lợi nhất, khi thiết bị thử đã đạt tới nhiệt độ ổn định, được đo bằng cặp nhiệt, là 1200C 50C đối với khí cụ có dịng điện danh định 2,5 A hoặc 1800C 50C đối với khí cụ có dịng điện danh định lớn hơn.
Nhiệt độ được duy trì tại giá trị này trong 3 h.
Mẫu, sau đó được đưa ra khỏi thiết bị thử và để nguội xuống nhiệt độ phòng và giữ mẫu ở nhiệt độ đó ít nhất là 4 h.
Các ống lồng cách điện ở chân cắm của mẫu sau đó phải chịu thử nghiệm va đập theo điều 30 nhưng ở nhiệt độ môi trường, và kiểm tra bằng cách xem xét.
Chú thích 2 – Trong q trình kiểm tra bàng cách xem xét khơng được có các vết nứt trên ống lồng cách điện, mà có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc đeo kính thị lực khơng có thiết bị phóng đại, và kích thước của ống lồng cách điện không được thay đổi đến mức phương hại khả năng bảo vệ chống chạm ngẫu nhiên vào các phần mang điện.
28.2 Độ bền đối với phóng điện bề mặt
Đối với khí cụ khơng thơng dụng, các bộ phận bằng vật liệu cách điện dùng để giữ các bộ phận mang điện đúng vị trí phải là vật liệu có độ bền với phóng điện bề mặt.
Kiểm tra sự phù hợp theo IEC 112. Không thử các bộ phận bằng sứ.
Một bề mặt phẳng của bộ phận mang thử, nếu có thể thì ít nhất là 15 mm x 15 mm, được đặt ở vị trí nằm ngang.
Vật liệu đem thử phải chịu được chỉ số khơng phóng điện bề mặt ở điện áp 175 V với dung dịch thử A, khoảng thời gian giữa các giọt là 30 s 5 s.
Giữa các điện cực khơng được xảy ra phóng điện bề mặt hay đánh thủng trước khi đã nhỏ tất cả là 50 giọt.