Phân tích tài chính, đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Instruction for agricutural production land evaluation (Trang 25 - 28)

III. Yếu tố khí hậu thời tiết

B.4.3.1. Phân tích tài chính, đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất

a) Mục đích

Tính tốn các chỉ tiêu kinh tế của các loại hình sử dụng đất trên các loại đất. So sánh và phân tích, phân loại theo các mức thích hợp về kinh tế.

Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các số liệu thu thập được và các kết quả điều tra phỏng vấn nông dân.

b) Phương pháp tiến hành

+ Xác định mẫu điều tra bằng chọn mẫu chùm: dựa trên bản đồ, xác định hướng, ô điều tra. + Xác định mẫu điều tra từ đơn vị tỉnh, huyện, xã, loại đất (hoặc đơn vị đất nếu có).

Ưu điểm: Khơng địi hỏi giàn mẫu ln được cập nhật Chỉ cần cập nhật theo bản đồ

Xác suất chọn mẫu tỷ lệ thuận với cỡ mẫu điều tra

Khi phân tích có thể sử dụng các kỹ thuật thống kê đơn giản Nhược điểm: Mức độ biến thiên không lớn trong từng chùm. c) Kinh nghiệm phỏng vấn

Đối với điều tra kinh tế phục vụ cho đánh giá đất đai, tốt nhất là phỏng vấn được người dân tại chính nơi họ đang canh tác. Khi phỏng vấn cần đánh dấu vị trí của loại hình sử dụng (LUT) đất đó trên bản đồ, hoặc sơ đồ khu vực điều tra.

Cần phỏng vấn theo phương pháp gợi mở tạo tâm lý thoải mái cho người trả lời để thông tin thu thập sẽ ít bị thiếu và độ sai lệch là khơng quá lớn.

Cán bộ phỏng vấn nên định lượng được câu trả lời của người dân. Không được tự làm đầy các câu trả lời vì như vậy kết quả điều tra hồn tồn khơng có ý nghĩa.

Có thể dùng nhiều phần mềm máy tính như EXCEL, FARMAP, STATA, ALES....để xử lý số liệu điều tra.

e) Một số chỉ tiêu tính tốn (quy về đơn vị 1 ha, cho từng loại hình sử dụng đất (LUT) trên từng đơn vị đất đai (LMU) được tính như sau:

- Chi phí:

C = VC + LĐT + DVP + KN (1)C1 = VC + LĐ + DVP + KN (2) C1 = VC + LĐ + DVP + KN (2) Trong đó:

C là chi phí (khơng tính lao động gia đình) C1 là chi phí (tính cả lao động gia đình) VC là chi phí vật chất

LĐ là chi phí lao động gồm cả lao động thuê và lao động gia đình LĐT là lao động th DVP là chi phí các khoản dịch vụ KN là các khoản nộp Tổng thu: TT = SL*giá (3) Trong đó: TT là thu nhập; SL là sản lượng;

giá là giá sản phẩm khi thu hoạch. - Thu nhập: TN = TT – CP (4) Trong đó: TN là thu nhập; TT là tổng thu; CP là chi phí. - Thu nhập thuần: TNT = TT - CP1 (5) Trong đó: TNT là thu nhập thuần, TT là tổng thu;

CP1 là chi phí (gồm cả lao động gia đình). - Tỷ số lợi nhuận /chi phí:

R = TN/CP (6)Trong đó: Trong đó:

R là tỷ số lợi nhuận /chi phí; TN là thu nhập;

CP là chi phí (khơng tính lao động gia đình). - Giá thành cho 1 đơn vị sản phẩm:

GT = GB – CPSX (7) Trong đó:

GT là giá thành 1 đơn vị sản phẩm GB là giá bán 1 đơn vị sản phẩm

CPSX là chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm.

f) Một số chỉ tiêu cần tính tốn cho sản xuất cây dài ngày hoặc ni trồng thủy sản - Tính giá trị hiện tại (NPV) cho chuỗi đầu tư

- Tính khấu hao cho đầu tư vườn cây, hoặc đầu tư ban đầu vào tài sản cố định cho loại hình sản xuất. - Tính tỷ lệ thu hồi nội tại IRR.

Phân lớp về thích hợp kinh tế: có hai cách phân lớp: - Có thể phân lớp theo chủ quan của người đánh giá

- Phân lớp theo cách chia tứ phân vị hoặc ngũ phân vị dựa trên kết quả điều tra của các chỉ tiêu. g) Tiến hành phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế và thống kê. Bảng B.5 đến B.7 là các ví dụ về đánh giá hiệu quả kinh tế do Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp tiến hành tại vùng Tây Nguyên, năm 1993.

Bảng B.5 - Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hệ thống sử dụng đất đai

TT Hệ thống

SD Đất Đầu tư cơ bản Đầu tư hàngnăm Tổng thunhập Thu nhậpthuần Giá trị ngàycông đồng vốnHiệu quả 1000đ Mức độ 1000đ Mứcđộ 1000đ Mứcđộ 1000đ Mứcđộ 1000đ Mứcđộ Lần Mứcđộ 1 Lúa 2 vụ - - 8010,9 H 5161,1 H 2077,1 M 22,9 M 0,43 M 2 Lúa 1 vụ - - 2812,3 L 2475,7 M 1075,7 L 10,2 M 0,35 L 3 Ngô + lạc - - 2653,0 L 3155,0 M 2447,0 M 29,3 M 0,67 H 4 Mía - - 4479,7 M 5306,3 H 3410,3 M 22,4 M 0,61 H 5 Điều 5500 L 1950,0 VL 3124,0 M 2274,0 M 36,8 H 0,77 H 6 Sắn - - 1471,0 VL 2107,5 M 851,5 L 13,4 L 2,15 VH

Bảng B.6 - Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế

TT Phân cấp đánhgiá Đầu tư cơbản (tr.đ)

Đầu tư hàng năm (tr.đ) Tổng thu nhập (tr.đ) thuần (tr.đ)Thu nhập Giá trị ngày công (1000đ) Hiệu quả đồng vốn (lần) 1 Rất cao (VH) >20,0 >8,0 >10,0 >9,0 >50 >4,5 2 Cao (H) 15,0-20,0 5,0-8,0 5,0-10,0 4,5-9,0 30-50 3,0-4,5 3 Trung bình (M) 10,0-15,0 3,0-5,0 2,0-5,0 2,0-4,5 20-30 1,8-3,0 4 Thấp (L) 5,0-10,0 2,0-3,0 1,0-2,0 1,0-2,0 10-20 1,3-1,8 5 Rất thấp (VL) <5,0 <2,0 <1,0 <1.0 <10 <1,3

Bảng B.7- Tổng hợp kết quả đánh giá một số tính chất đất và hiệu quả sử dụng đất

Loại sử dụng

Loại

đất pHKCl Tính chất đất Hiệu quả kinh tế (1000đồng) Chất tổng số (%) Chất dễtiêu (mg/100g đất) Cation trao đổi(meq/ 100g đất) CEC (meq/ 100g đất) BS (%) Sét (%) Giá trị

SL đầu tưTổng Tổngthu nhập

Thu nhập thuần N P2O5 K2O P2O5 K2O Ca++ Mg++

Mía Xa 5,0 0,09 0,05 0,13 4,7 12,0 5,3 2,0 10,0 20,27890,04479,75306,33410,3 Ngô+

Lạc Xa 4,4 0,06 0,05 0,13 4,3 11,0 3,0 0,5 5,0 44 11,34100,02653,03155,01447,0 Điều Xa 4,7 0,04 0,02 1,0 0,85 3,0 1,5 7,3 62 20,05280,02136,04040,03144,0

Loại sử dụng

Loại

đất pHKCl Tính chất đất Hiệu quả kinh tế (1000đồng) Lúa 2

vụ X 4,4 0,14 0,14 0,27 1.4 6,9 4,6 1,6 13,1 65 36,09318,05515,07299,03803,0 Lúa 1

vụ X 3,8 0,07 0,03 0,08 1.3 7,0 4,4 1,7 6,0 56 8,94568,42478,23674,22090,2 Kết quả phân tích tài chính của các loại hình sử dụng đất cho phép đưa ra một số nhận xét về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hậu...) đến hiệu quả kinh tế của các hệ thống sử dụng đất. Đề xuất một số biện pháp canh tác có hiệu quả kinh tế cao làm cơ sở cho việc lựa chọn các hệ thống sử dụng đất và loại sử dụng đất.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Instruction for agricutural production land evaluation (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w