Những nhân tố thúc đẩy 47 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán và sáp nhập (ma) các ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 49 - 53)

2.3 Thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) các NHTM tạ

2.3.4.1 Những nhân tố thúc đẩy 47 

Các NH Việt Nam đã thực hiện hoạt động M&A từ đầu những năm 1990, tuy nhiên hoạt động M&A này chưa theo thông lệ quốc tế. Hiện thị trường tài chính đã rộng mở cho các nhà đầu từ nước ngồi thì hoạt động M&A ngân hàng trở nên là vấn đề sôi động, thị trường ngân hàng Việt Nam đã có những yếu tố thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng sau:

Thứ nhất: Số lượng ngân hàng tại thị trường Việt Nam nhiều, nhưng chất lượng chưa cao:

Đến 31/12/2010 thị trường Việt Nam có 52 NHTM, trong đó: 47 ngân hàng nội địa và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 48 chi nhánh ngân hàng nước ngồi; Ngồi ra cịn có 31 tổ chức tín dụng phi ngân hàng; 01 quỹ tín dụng nhân dân trung ương; 1053 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Theo IMF thì GDP bình quân theo đầu người của Việt Nam sếp thứ hạng 123/180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Là nước có dân số khoảng 85 triệu người, nhưng GDP của Việt Nam chỉ khoảng 65 tỷ đô la mỹ, trong khi dân số của Hàn Quốc chỉ khoảng gần 50 triệu dân, nhưng GDP của họ đạt gần 1.000 tỷ đô la Mỹ. Mặc dù GDP thấp hơn 15 lần, nhưng số lượng ngân hàng tại thị trường Việt Nam lại gấp hơn 8 lần số lượng ngân hàng của Hàn Quốc. Tuy số lượng ít nhưng quy mơ và chất lượng

hoạt động của các ngân hàng tại Hàn Quốc tốt nên các ngân hàng của họ là trụ cột của nền kinh tế đứng thứ 12 trên thế giới.

Bảng 2.4: số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam tính đến 31/12/2010

Khối Ngân hàng Số lượng

Khối NHTMNN 5

Khối NHTMCP 37

Khối NH có yếu tố nước ngồi 53

Nguồn : www.sbv.com.vn

Dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế và tài chính, nhưng trong vài năm qua các ngân hàng vẫn chạy đua mở rộng mạng lưới, số điểm giao dịch hiện đã lên tới hơn 1000 điểm giao dịch. Nhưng các địa điểm phân bố không đồng đều, địa điểm giao dịch thường tập trung ở những khu vực đô thị sầm uất, mật độ điểm giao dịch cao, cạnh tranh khốc liệt. Đặc biệt là thị trường Hà Nội và Tp.HCM. Điều đáng nói là mở rộng mạng lưới nhưng vốn điều lệ không cao, việc mở rộng mạng lưới để chiếm lĩnh thị trường là điều không sai, hơn nữa khi mà mức độ áp dụng khoa học công nghệ vào sản phẩm ngân hàng chưa cao. Tuy nhiên, mở rộng mạng lưới mà vốn không nhiều, hoạt động không hiệu quả sẽ tạo ra sự không lành mạnh và ẩn chứa nhiều nguy cơ cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thì có nhiều biện pháp, trong đó hoạt động M&A là xu hướng đúng đắn, bởi hoạt động M&A sẽ mang lại nhiều lợi thế như: cắt giảm chi phí, mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu…từ đó nâng cao năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động để có thể cạnh tranh với các tập đồn tài chính nước ngoài.

Thứ hai: Áp lực tăng vốn

Các ngân hàng nhỏ sẽ bị áp lực tăng vốn theo quy định và để đạt được quy mô như các tập đồn tài chính ngân hàng trong khu vực. Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP, đến 31/12/2008 vốn điều lệ của các NHTM cổ phần tại Việt

Nam phải là 1.000 tỷ đồng và đến 31/12/2010 phải đạt mức 3.000 tỷ đồng, đến 31/12/2010 mới chỉ có 28/37 NHTMCP tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên. Mười ngân hàng cịn lại có vốn điều lệ từ 1.500 – 2.800 tỷ đồng và không thể tăng vốn đúng thời hạn do thị trường chứng khoán diễn biến không thuận lợi, mười ngân hàng chưa đạt được mức vốn 3.000 tỷ đồng, như: NH Phương Đông (OCB), NH phát triển nhà TP.HCM(HDB), NH Nam Á, NH Đệ Nhất(FCB), NH Nam Việt(NVB), NH Gia Định(GDB), NH Phương Tây (WEB), Sài Gòn Bank (SGB) và NH Bảo Việt (BVB). Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính trong và ngoài nước, việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng là thách thức lớn cho các ngân hàng, trong khi đó hồn cảnh ra đời nghị định 141 là vào năm 2006 lúc đó tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới đang rất khả quan, chính vì vậy việc tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng vào 31/12/2010 đã được Chính phủ cho gia hạn thêm 1 năm. Việc tăng vốn là cần thiết phải thực hiện vì sự an tồn của chính mỗi ngân hàng và hệ thống ngân hàng.

Hiện tại quy mô vốn của các NH Việt Nam là rất thấp so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, nên việc tăng vốn điều lệ chắc chắn không chỉ dừng lại ở mức 3.000 tỷ đồng mà còn phải cao hơn nữa để đạt được mức vốn của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Có như vậy thì các ngân hàng Việt Nam mới có tiềm lực mạnh để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

Thứ ba: Chính phủ, NHNN đã có chủ trương M&A các ngân hàng để

nâng cao năng lực tài chính cũng như hiệu quả hoạt động.

Trước đây, các đề án chấn chỉnh, sắp sếp lại NHTM được ban hành đã góp phần tạo những bước đi đầu tiên cho hoạt động M&A các ngân hàng Việt Nam. Bằng việc ban hành thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11 tháng 02 năm 2010 về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD, gồm: NHTM, cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính, tổ chức hợp tác xã. Và nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/04/2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt

Nam và thông tư số 07/2007 để hướng dẫn nghị định trên. Cho thấy Chính phủ cũng như NHNN đã có những động thái cụ thể cho hoạt động M&A các ngân hàng tại Việt Nam.

Thứ tư: Tham gia hoạt động M&A trong ngành ngân hàng tại Việt Nam là một trong những chiến lược của các tập đồn tài chính ngân hàng nước ngồi.

Khi thâm nhập vào thị trường ngân hàng Việt Nam, các tổ chức tài chính ngân hàng nước ngồi thường chọn các đối tác là các ngân hàng lớn, có uy tín và làm ăn có hiệu quả của Việt Nam để trở thành cổ đông lớn, cổ động chiến lược. Động lực để các tập đồn tài chính ngân hàng nước ngoài trở thành đối tác chiến lược của các ngân hàng có uy tín là vì: thứ nhất, việc thành lập ngân hàng liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài cịn gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục pháp lý, quy định vốn điều lệ tối thiểu, chứng minh tài sản và tiềm lực tài chính; Thứ hai, ngay cả khi đã thành lập được các chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài, mặc dù được đánh giá là những tổ chức làm việc chuyên nghiệp, nhưng các ngân hàng này chưa thực sự am hiểu tường tận thị trường nội địa, rất khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân; Thứ ba, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh cũng khơng dễ dàng để có thể nhanh chóng chiếm được thị phần vốn là thế mạnh của các ngân hàng nội địa. Việc lựa chọn làm đối tác của những ngân hàng thương mại lớn là một lựa chọn chiến lược cho kế hoạch thâm nhập tài chính Việt Nam, đây là một khoản đầu tư lâu dài, đảm bảo sinh lời cao và an toàn. Các ngân hàng được lựa chọn đều là những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, có uy tín, có kết quả làm ăn tốt.

Tuy nhiên, với tiềm lực tài chính lớn, kỹ năng quản trị chuyên nghiệp và hiện đại, không loại trừ khả năng các ngân hàng nước ngoài muốn thực hiện các vụ M&A đối với các ngân hàng trong nước đang là những khúc dạo. Các ngân hàng nước ngoài đều tin triển vọng dài hạn của kinh tế Việt Nam là sáng sủa, cho nên sẽ không ngạc nhiên nếu họ tiếp tục tìm cách mua các ngân hàng trong nước.

Thứ năm: Các tổ chức tư vấn và hỗ trợ hoạt động M&A tại Việt Nam

Sự ra đời của nhiều tổ chức tư vấn hoạt động M&A là tất yếu hỗ trợ cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu M&A của các doanh nghiệp và ngân hàng thực hiện hoạt động M&A. Vì khi tiến hành hoạt động M&A thì vai trị của tổ chức tư vấn là hết sức quan trọng để đảm bảo cho giao dịch đúng giá trị, đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Hiện nay, Việt Nam có hơn 50 tổ chức đang cung cấp dịch vụ M&A. Nhiều cơng ty đã có sàn giao dịch M&A trên Website với mục đích kết nối các doanh nghiệp có nhu cầu M&A. Sàn giao dịch M&A trực tuyến cung cấp doanh mục các cơ hội mua và bán doanh nghiệp, qua đó doanh nghiệp cũng có thể đăng tin mua hoặc bán, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đối tác. Đồng thời các sàn giao dịch này cịn cung cấp các thơng tin về hoạt động M&A mới nhất trong nước và quốc tế. Một số tổ chức tư vấn, hỗ trợ hoạt động M&A chuyên nghiệp tại Việt Nam như: Công ty cổ phần đầu tư tài chính quốc tế và phát triển doanh nghiệp, công ty cổ phần mua bán doanh nghiệp và kết nối đầu tư quốc tế, công ty đầu tư tài chính Việ Nam…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán và sáp nhập (ma) các ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)