Thiết lập mô thức TOWS

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 37 - 50)

1. Các điểm mạnh (Strengths)

1. Thương hiệu mạnh

2. Ngân hàng lớn thứ 3 xét về tổng tài sản 3. Có hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp. 4. Đội ngũ quản lý mạnh

5. Tiềm lực mạnh về hoạt động ngân hàng bán buôn, kho quỹ, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế cũng như ứng dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại

6. Đội ngũ khách hàng của NHTM VN khá đông đảo. Do đó VCB chiếm thị phần lớn về hoạt động tín dụng, huy động vốn và dịch vụ, kinh doanh thẻ.

7. Đội ngũ nhân viên tận tụy, ham học hỏi và có khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức, kỹ thuật hiện đại.

8. Có được sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt từ phía NH Trung ương. 9. VCB đang thực hiện cổ phần hoá và hiện đại hóa ngân hàng. 10.VCB là trung tâm ngoại tệ liên ngân hàng

2. Các điểm yếu (Weaknesses)

1. Năng lực quản lý, điều hành còn hạn chế so với yêu cầu của NHTM hiện đại (thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận và chất lượng tài sản chưa cao. Trên bình diện quốc tế, VCB có vốn chủ sở hữu nhỏ so với NH trong khu vực (hiện vốn chủ sở hữu của VCB là 4.300 tỷ đồng, tương đương khoảng 265 triệu USD).

2. Phần lớn nguồn thu của VCB vẫn là bán buôn (kinh doanh trên thị trường tiền tệ và cho vay các DN lớn), chưa phát triển mạnh được mảng dịch vụ bán lẻ (là mảng dịch vụ có tiềm năng và sẽ quyết định sự sống còn của các NHTM trong tương lai).

3. Các tỷ lệ về chi phí nghiệp vụ và khả năng sinh lời của VCB còn thua kém các ngân hàng trong khu vực.

4. Quá trình tái cơ cấu hoạt động và chuẩn bị CPH kéo quá dài cũng đã ảnh hưởng đến việc tập trung nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh.

5. Việc đào tạo và sử dụng cán bộ, nhân viên còn bất cập so với nhu cầu của nghiệp vụ mới

"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 38

6. Sự liên kết giữa VCB với các NHTM chưa thật sự chặt chẽ

7. Mô hình tổ chức của VCB còn mang nặng tính hành chính và phân theo khu vực địa lý (chiều ngang), thiếu tính tập trung theo chức năng (chiều dọc) nên chưa cho phép thống nhất quản lý và thực hiện đồng bộ hóa chính sách khách hàng và sản phẩm

8. Cơ chế chính sách khuyến khích người lao động còn nhiều bất cập

9. Mức độ phối kết hợp trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ chưa thuận lợi, chưa tạo được nhiều tiện ích cho khách hàng như kết nối sử dụng thẻ giữa các ngân hàng.

3. Các thách thức (Threats)

1. Việc mở cửa thị trường tài chính sẽ làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý làm cho áp lực cạnh tranh tăng dần.

2. Áp lực cải tiến công nghệ và kỹ thuật cho phù hợp để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

3. Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng. 4. Chịu tác động mạnh của thị trường tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá, lãi suất,

dự trữ ngoại tệ, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều nghĩa vụ và cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập

5. Chảy máu chất xám là vấn đề khó tránh khỏi khi mở cửa hội nhập.

6. Chịu ảnh hưởng từ tình hình kinh doanh của cổ đông lớn, tình hình tài chính, chứng khoán, bất động sản…

7. Sự cạnh tranh từ các NH có chiến lược kinh doanh tương đồng như Incombank, BIDV

4. Các cơ hội (Opportunities)

1. Hội nhập tạo điều kiện:

a. Tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ

"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 39

vị thế của VCB trong các giao dịch tài chính quốc tế

c. Tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách VCB. Học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài.

2. Lĩnh vực hoạt động NH tại VN vẫn còn trong giai đoạn phát triển ban đầu. Quá trình đô thị hoá nhanh chóng với dân số thành thị tăng nhanh đã mở ra cơ hội khai thác tiềm năng thị trường đáng kể trong lĩnh vực NH và dịch vụ tài chính của VN.

"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 40

MÔ THỨC TOWS CỦA VCB

STRENGTHS - Thương hiệu mạnh - Tài sản lớn - Đội ngũ quản lý mạnh - Tiềm lực NH bán buôn - Có mạng lưới rộng, thị phần lớn - Nhân viên chất lượng cao

- Là trung tâm ngoại tệ liên ngân hàng

WEAKNESSES

- Khả năng sinh lời yếu - Qtr tái cơ cấu kéo dài - Đào tạo cán bộ còn hạn chế - Liên kết yếu với các NH khác - Mô hình tổ chức mang nặng tính hành chính -Kết hợp các sản phẩm chưa đồng bộ OPPORTUNITIES - Hội nhập quốc tế - Nền KT phát triển + Tốc độ đô thị hóa nhanh

- S1S2S3O2: CL đa dạng hóa sang các lĩnh vực khác

- S1S2S5O2:CL đa dạng hóa sản phẩm + Khác biệt hóa bằng chất lượng sp

-S1S2S3S7O1O2 Tích hợp: Mở rộng chi nhánh + Liên kết với các NH nước ngoài

- W1W3W4O1O2: Liên kết hợp tác với các NH trong và ngoài nước

- W1W6O2:Đa dạng hóa sản phẩm + Nâng cao chất lượng sp dv

THREATS

- Hội nhập quốc tế

- Sự cạnh tranh từ các NH có chiến lược tương đồng - Áp lực cải tiến CN - Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện - Sp thay thế -Chảy máu chất xám - S1S2S3S4T1T2T3: Khác biệt hóa bằng chất lượng sp: nâng cao chất lượng dịch vụ

- S1S2S3S4T2T3:Liên minh hợp tác - S1S2S5T5: Đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động

- W1W7T2T6: Đa dạng hóa sang các lĩnh vực khác

- W3W4T2T3: Liên kết hợp tác với các tổ chức, ngân hàng khác

"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 41

PHẦN 4

CHIẾN LƢỢC CỦA VIETCOMBANK

NHTMCP NTVN xác định chiến lược phát triển tập trung vào các nội dung:

- Tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa toàn diện mọi mặt hoạt động - bắt kịp với trình độ khu vực và thế giới;

- Tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế sẵn có của NHNT cũng như của các cổ đông mới – phát triển, mở rộng lĩnh vực hoạt động một cách hiệu quả theo cả chiều rộng và chiều sâu.

- Nâng cao năng lực, nâng cao sức cạnh tranh thông qua mục tiêu nâng chỉ số CAR đạt 10-12% và các chỉ số tài chính quan trọng khác theo chuẩn quốc tế, phấn đấu đạt mức xếp hạng “AA” theo chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng quốc tế. Hoàn thành quá trình tái cơ cấu ngân hàng để có một mô hình tổ chức hiện đại, khoa học, phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được rủi ro, có khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng, tổng hợp, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của khách hàng thuộc mọi thành phần.

I. Chiến lƣợc cạnh tranh và các chính sách triển khai của VCB 1. Chiến lƣợc dẫn đầu về chi phí

Trong lĩnh vực NH thì chiến lược dẫn đầu về chi phí chủ yếu là cạnh tranh trong việc kinh doanh tín dụng. VCB luôn cạnh tranh với các đối thủ bằng việc liên tục giảm mức lãi suất cho vay cho khách hàng hay khi cần huy động vốn thì lại tăng lãi suất tiền gửi lên một mức hợp lý.

Vietcombank nhận tiền gửi, quản lý, theo dõi số dư và cung cấp các dịch vụ về tài khoản cho khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn và chính xác với chi phí thấp nhất. Khi gửi tiền tại Vietcombank, Quý Doanh nghiệp được mở miễn phí các loại tài khoản sau: Tài khoản tiền gửi thanh toán; tài khoản tiền gửi có kỳ hạn và các sản phẩm tiền gửi: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi…Tài khoản đặc biệt: chuyên chi, chuyên thu, đầu tư tự động.

"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 42

Doanh nghiệp vượt một mức nhất định gọi là mức sàn, phần tiền vượt sẽ được tự động chuyển sang một tài khoản đặc biệt – tài khoản đầu tư tự động. Khi số dư tài khoản tiền gửi thanh toán giảm xuống thấp hơn mức sàn, tiền sẽ được tự động chuyển từ tài khoản đầu tư về tài khoản tiền gửi thanh toán của Quý Doanh nghiệp. Với việc sử dụng các dịch vụ trên có thể giúp doanh nghiệp giảm được một số chi phí đáng kể trong việc phục vụ khách hàng. Từ đó giảm chi phí kinh doanh tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Bằng việc sớm thiết lập quan hệ đại lý với hơn 1.000 ngân hàng trên thế giới, xử lý tự động lệnh Swift và ký hợp đồng với những tổ chức chuyển tiền nhanh quốc tế (như MoneyGram), Vietcombank luôn dẫn đầu thị trường về doanh số kiều hối trong hàng chục năm.

Bên cạnh đó, với sự tiên phong trong áp dụng core banking và phát triển mạng lưới ATM cùng thẻ ghi nợ nội địa, Vietcombank tự hào là ngân hàng hoạt động mạnh và chất lượng nhất dịch vụ trả và nhận Vietcombank. Vietcombank đã ký kết hợp đồng trả lương cho hơn 4000 đơn vị là doanh nghiệp và các tổ chức hành chính sự nghiệp; kèm theo đó là gần 1 triệu lao động sử dụng dịch vụ nhận lương qua tài khoản tại VietcombankK, góp phần đáng kể vào chiến lược thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt chung của đất nước.

2. Chiến lƣợc khác biệt hóa của VCB

Chính sách triển khai chiến lược khác biệt hóa của VCB: Chiến lược bảo mật và quản lí rủi ro, đưa nhưng ứng dụng công nghệ mới vào áp dụng trong các hoạt động kinh doanh… Cụ thể:

Vietcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cho phép khách hàng hàng có thể gửi tiền ở một nơi và thực hiện rút tiền ở bất kỳ điểm giao dịch nào thuộc hệ thống trên toàn quốc.

Ngay từ năm 2001, khách hàng đã có thể sử dụng dịch vụ VCB-iBanking với chức năng truy vấn thông tin tài khoản và hiện nay, bằng việc hợp tác với nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ, VCB gia tăng tiện ích cho khách hàng sử dụng VCB-iBanking với các giao dịch chuyển khoản, thanh toán các dịch vụ du lịch, cước phí điện thoại/internet, tiền vé máy bay, v.v... .

"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 43

Dịch vụ thanh toán hóa đơn tự động (billing payment) và dịch vụ trả nhận lương qua tài khoản ngân hàng là những ví dụ tiêu biểu khác của việc phát triển mạnh mẽ các sản phẩm bán lẻ dành cho khách hàng cá nhân. Hiện nay, VCB đang cung cấp dịch vụ billing cho khách hàng tại hầu hết những mảng dịch vụ quan trọng như thanh toán hóa đơn điện, nước, viễn thông, bảo hiểm với đa số các nhà cung cấp dịch vụ tên tuổi trên thị trường.

Và mới đây nhất, Vietcombank đã chính thức triển khai dịch vụ VCB Securities-online - một dịch vụ kết nối trực tuyến tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư tại ngân hàng với tài khoản đầu tư chứng khoán của họ tại Công ty chứng khoán. Dịch vụ này một mặt hỗ trợ các công ty chứng khoán và nhà đầu tư thực hiện quy định của nhà nước về việc tách bạch trong quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư mặt khác tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể linh hoạt trong sử dụng đồng vốn của mình thông qua các tiện ích thanh toán nổi trội trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Vietcombank. Đây cũng là cơ hội cho nhà đầu tư tiếp cận và sử dụng các dịch vụ đa dạng khác của ngân hàng.

3. Chiến lƣợc tập trung của VCB

Các chính sách triển khai chiến lược tâm trung của VCB:

Chính sách cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Hiện VCB đang tiến hành đổi mới công nghệ theo chương trình tái cơ cấu ngân hàng, đưa các sản phẩm mới ra thị trường như: thẻ tín dụng, thẻ ATM… Dựa trên nền tảng công nghệ tin học hiện đại cung cấp bởi Silverlake System, kết nối online toàn hệ thống, khách hàng có thể thực hiện giao dịch gửi, rút tại bất kỳ trụ sở nào của Vietcombank trên toàn quốc với phương thức giao dịch hiện đại tại một cửa duy nhất rất thuận tiện (one-stop). Chương trình giao dịch với các dịch vụ tín dụng, thanh toán quốc tế, quản lý nợ… đang được đẩy mạnh một bước để tiến hành theo phương thức khách hàng sẽ chỉ phải giao dịch với một cán bộ theo dõi khách hàng duy nhất (one-face) đối với hầu hết các giao dịch.

Bên cạnh đó, cải thiện tốc độ giải quyết yêu cầu của khách hàng chính là mấu chốt của cạnh tranh theo chất lượng sản phẩm và thời gian đáp ứng yêu cầu dịch vụ.

"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 44

II. Chiến lƣợc tăng trƣởng và các chính sách triển khai của VCB 1. Chiến lƣợc chuyên môn hóa

Để có thể tăng trưởng và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay ngoài việc tập trung vào làm thỏa mãn tốt nhât nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp cần sử dụng các chiến lược để tăng trưởng như là chiến lược chuyên môn hóa. Doanh nghiệp cần xác định rõ các lĩnh vực kinh doanh và phân công các nhiệm vụ cần thực hiện của mỗi bộ phận, mỗi lĩnh vực kinh doanh một cách cụ thể, rõ ràng.

Các chính sách triển khai Chiến lược chuyên môn hoá của VCB tập trung vào hoạt động ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại, tài trợ đầu tư dự án; chuyên môn hoá theo đối tượng khách hàng cá nhân và đối tượng khách hàng doanh nghiệp

2. Chiến lƣợc đa dạng hóa:

Nền tảng cơ sở chiến lược này là: Thay đổi lĩnh vực hoạt động; Tìm kiếm năng lực cộng sinh; Công nghệ và thị trường.

Các chính sách triển khai chiến lược đa dạng hoá của VCB là mở rộng và đẩy mạnh hoạt động sang các lĩnh vực ngân hàng đầu tư, dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ tài chính quốc tế khác. Cụ thể:

Từ những hoạt động cho vay cá nhân nhỏ lẻ ban đầu, trải qua thời gian, các sản phẩm tiền vay từng bước được chuẩn hoá thành nhóm sản phẩm cho từng phân đoạn khách hàng cụ thể như "Cho vay Cán bộ quản lý điều hành", "Cho vay cán bộ công nhân viên", "Cho vay mua nhà Dự án", "Cho vay mua ô tô", “Cho vay du học” và trong tương lai gần là các sản phẩm "Cho vay đối với hộ gia đình" v.v...

Bên cạnh đó, công tác phân đoạn thị trường đã và đang được xúc tiến mạnh mẽ dựa trên việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thị trường một cách sâu sắc với mục tiêu tạo ra các sản phẩm đặc trưng cho từng đối tượng khách hàng. VCB là ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ đặc biệt cho nhóm khách hàng VIP với những tiêu chuẩn riêng về chế độ phục vụ, hàng loạt các ưu đãi khi giao dịch và những sản phẩm được thiết kế phù hợp.

Các sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên cũng được thiết kế chi tiết đến từng phân đoạn nhỏ theo nơi công tác, vị trí công tác, thu nhập hàng năm. Với sự phân

"Lucious Nero" <xuantuan210@yahoo.com> 45

đoạn thị trường phù hợp, các sản phẩm vay vốn đó đã tiếp cận được với thị trường, đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng cũng như bảo đảm quản trị rủi ro một cách hiệu quả.

3. Chiến lƣợc tích hợp

Các chính sách triển khai chiến lược tích hợp của VCB: Thông qua liên minh, liên kết với nhiều ngân hàng và doanh nghiệp trong và ngoài nước khác. Với hơn 1300 chi nhánh các ngân hàng đại lý, các văn phòng đại diện tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ngoài ra, ngân hàng gắn bó chặt chẽ với khách hàng hơn thông qua đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng; chính sách lãi suất hợp lý thu hút khách hàng sử dụng sản

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chiến lược kinh doanh của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 37 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)