Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định.
Trong nền kinh tế thị trường, nếu nhu cầu hàng hóa của các chủ thể cao hơn so với nguồn cung, giá cả hàng hóa sẽ cao lên, lợi nhuận từ đó cũng tăng, là động lực để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tăng nguồn cung.
Có một lực lượng sản xuất lớn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng; Nền kinh tế thị trường tạo ra nhiều sản phẩm giúp thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, dịch vụ công cộng, nhà ở…
Nền kinh tế thị trường tạo động lực để các doanh nghiệp đổi mới, phát triển cơng nghệ, về quy trình sản xuất, quản lý, về các sản phẩm để có thể cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu của thị trường
Nền kinh tế thị trường cho phép con người tự do cạnh tranh nên địi hỏi mỗi người phải khơng ngừng sáng tạo, phải ln có giải pháp cải tiến. Phải chọn những con người có năng lực để phát triển, đào thải những cá nhân yếu kém.
Tập trung đổi mới để các doanh nghiệp tìm ra các thị trường ngách và cũng mang đến nhiều việc làm hơn cho các chủ thể người lao động
Kinh tế thị trường tạo ra sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo, từ đó dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội.
Những chủ thể là người chiếm ưu thế trong kinh doanh sản xuất sẽ ngày càng có nhiều tài sản, quyền lực. Những người cịn lại thì cũng sẽ rơi vào tình trạng tệ hơn.
Từ đó dẫn đến sự phân chia giai cấp: thống trị và bì trị. Cũng đồng thời dẫn đến những bất ổn trong cuộc sống.
Do chạy theo lợi nhuận các doanh nghiệp để mở rộng đầu tư sản xuất, các công ty đầu tư phát triển khiến nguồn cung tăng mạnh trong khi cầu tăng không tương ứng. Ngược lại, những người có tiềm lực mạnh sẽ trực tiếp thâu tóm thị trường, nền kinh tế có thể chỉ do một số ít người thao túng, họ cũng chi phối thị trường theo ý mình.
Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến khủng hoảng thừa khiến các doanh nghiệp đi vào phá sản và gây khủng hoảng kinh tế.