Kết luận về mơ hình và các giả thiết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (Trang 53 - 59)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích hồi quy

3.3.4. Kết luận về mơ hình và các giả thiết

Sau khi hồi quy, ta có được 3 mơ hình:

ROA = - 0,626 LEV + 0,355 GROW + 0,175 TURN ROE = 0,553 LEV + 0,429 LIQ + 0,213 GROW ROS = - 0,456 LEV + 0,379 GROW - 0,242 TANG

Biến cơ cấu vốn (LEV) tác động âm đến ROA và ROS nhưng lại tác động dương đến ROE. Vì vậy, ta chưa kết luận được LEV tác động âm hoặc dương đến

hiệu quả hoạt động. Việc cơ cấu vốn tác động âm đến ROA và ROS cũng dễ hiểu vì trong các năm 2009 – 2011, lãi suất vay ở Việt Nam liên tục được đẩy lên cao,

trong khi đó tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp lại không mấy thuận lợi. Thêm vào đó, các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm đa số có tỉ lệ nợ cao (mức trung bình là 55,2%), phần lợi nhuận tạo ra nhờ lá chắn thuế ít hơn so với việc phải trả lãi vay, vì vậy, doanh nghiệp nào có tỉ lệ nợ trong cơ cấu vốn càng cao thì lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên doanh thu (ROS) càng thấp. Kết quả nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam từ năm 2009 – 2011.

Biến tính thanh khoản (LIQ) tác động dương đến ROE, khơng có quan hệ

tuyến tính với ROA và ROS. Giả thiết H2 là LIQ tác động dương đến hiệu quả hoạt

động. Với kết quả hồi quy, ta chấp nhận giả thiết H2. Việc tính thanh khoản tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp đi ngược lại với một số nghiên

cứu khoa học đã có, điều này có thể do 2 nguyên nhân:

không khả quan, do đó thay vì dùng vốn để mở rộng sản xuất, các doanh nghiệp lại lưu trữ vốn để gửi tiết kiệm với lãi suất cao. Từ đó dẫn đến tính thanh khoản tăng mạnh mà lợi nhuận cũng tăng nhờ tiền lãi tiết kiệm. Do đó, tính thanh khoản cao

đem lại hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cao.

- Nguyên nhân thứ hai là do số lượng mẫu của nghiên cứu này q thấp (chỉ có 30 cơng ty với 90 mẫu thống kê), vì thế xảy ra hiện tượng sai lệch kết quả. Để khắc phục điều này, cần có các nghiên cứu tiếp theo với cỡ mẫu lớn hơn.

Biến tỷ lệ tài sản cố định (TANG) tác động âm đến ROS, khơng có quan hệ tuyến tính với ROA và ROE. Giả thiết H3 là TANG tác động âm đến hiệu quả hoạt

động. Với kết quả hồi quy, ta chấp nhận giả thiết H3. Kết quả này phù hợp với

thống kê mô tả khi mà tỷ lệ tài sản cố định chiếm tỷ lệ không cao trong tổng tài sản. Việc các doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm ở Việt Nam lưu trữ lượng tiền mặt lớn thay vì đầu tư vào tài sản cố định để mở rộng và cải tiến sản xuất không chỉ làm giảm hiệu quả hoạt động trước mắt mà còn làm cho doanh nghiệp bị thiệt hại về lâu về dài.

Biến quy mơ doanh nghiệp (SIZE) khơng có mối quan hệ tuyến tính với cả ROA, ROE, ROS. Giả thiết H4 là SIZE tác động dương đến hiệu quả hoạt động.

Với kết quả như trên, ta bác bỏ giả thiết H4. Kết quả này ta có thể dự đốn được

ngay từ đầu khi mà kết quả thống kê cho thấy hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có

sự chênh lệch với nhau rất lớn trong khi quy mô của các doanh nghiệp lại khá đồng

đều. Kết quả này cũng trái ngược với kết quả nghiên cứu ở các nước khác, đa số đều là biến SIZE tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Điều này

cho thấy ở Việt Nam, các doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm chưa

tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô, đây là một sự lãng phí rất lớn.

Biến tốc độ tăng trưởng (GROW) tác động dương đến ROA, ROE, ROS. Giả thiết H5 là GROW tác động dương đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Với kết

tăng trưởng doanh thu càng lớn thì hoạt động ngày càng có hiệu quả, cịn các doanh nghiệp khơng tăng trưởng được doanh thu thì thị phần ngày càng thu hẹp, hoạt động khơng có hiệu quả và có thể dẫn đến phá sản.

Biến vòng quay tổng tài sản (TURN) tác động dương đến ROA, khơng có

mối quan hệ tuyến tính với ROE và ROS. Giả thiết H6 là TURN tác động dương

đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Với kết quả hồi quy, ta chấp nhận giả thiết

H6.

Sau khi tổng kết 6 giả thiết, chiều hướng tác động của các yếu tố tài chính

đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.12: Chiều hướng tác động của các biến độc lập đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

Biến độc lập Chiều hướng tác động đến hiệu quả hoạt động

LEV Chưa rõ LIQ + TANG _ SIZE Không tác động GROW + TURN +

Sau khi dùng tương quan và hồi quy để đánh giá các nhân tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động, ta đã biết được 5 yếu tố tài chính tác động đến hiệu

quả hoạt động doanh nghiệp được đo lường theo phương pháp kế toán là cơ cấu

vốn, tính thanh khoản, tỷ lệ tài sản cố định, tốc độ tăng trưởng và vòng quay tổng tài sản. Chiều hướng tác động của các yếu tố tài chính trên với hiệu quả hoạt động cũng đã được xác định (ngoại trừ biến cơ cấu vốn có chiều tác động đến hiệu quả

được. Mục tiêu cuối cùng là đưa ra một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

doanh nghiệp sẽ tiếp tục được nghiên cứu trong chương 4.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3:

Chương 3 đã trình bày kết quả nghiên cứu gồm: kết quả thống kê mô tả các biến nghiên cứu, kết quả phân tích tương quan và kết quả xây dựng, kiểm định 3 mơ hình ROA, ROE, ROS với phương pháp hồi quy bội. Nhờ các kết quả này, học viên xác định được 5 yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là

cơ cấu vốn, tính thanh khoản, tỷ lệ tài sản cố định, tốc độ tăng trưởng, vòng quay tổng tài sản và chiều hướng tác động của chúng đến hiệu quả hoạt động.

Trong chương tiếp theo, ta sẽ xem xét một vài gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất – chế biến thực phẩm.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH SẢN XUẤT – CHẾ BIẾN

THỰC PHẨM.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, ta đã xác định được 5 yếu tố tài chính tác động

đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là cơ cấu vốn, tính thanh khoản, tỷ lệ tài sản

cố định, tốc độ tăng trưởng và vòng quay tổng tài sản. Dựa trên kết quả nghiên cứu

đã đạt được, một vài gợi ý được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động doanh

nghiệp.

4.1. Xây dựng cơ cấu vốn phù hợp với tình hình của cơng ty và diễn biến nền kinh tế.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu vốn tác động dương đến ROE, tác động

âm đến ROA. Theo phương trình Dupont, ta có mối quan hệ giữa ROA và ROE như sau:

ROE = ROA x tổng tài sản/ vốn chủ sở hữu hay ROE = ROA x (1+D/E) (Bringham & Houston)

Trong đó: ROE: tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. ROA: tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản. D/E: tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu.

Theo phương trình trên, ta có thể gia tăng ROE bằng cách: tăng ROA hoặc tăng mức độ sử dụng nợ. Trong đó việc gia tăng ROA ln là giải pháp tốt và có lợi cho cả nhà đầu tư, người cho vay và chủ doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp gia tăng ROE bằng cách chỉ gia tăng mức sử dụng nợ, doanh nghiệp sẽ đối diện với rủi ro mất thanh khoản, tệ hơn là tình trạng phá sản.

quá cao đều có tỷ số ROA và ROS thấp. Điều này cho thấy, xây dựng một mức cơ cấu vốn tối ưu là điều bức thiết đối với các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất chế biến thực phẩm.

Cơ cấu vốn tối ưu là phải phù hợp với tình hình hoạt động của cơng ty và

diễn biến của nền kinh tế. Để xây dựng được mức cơ cấu vốn tối ưu, nên căn cứ vào các điều kiện sau:

- Căn cứ vào mức rủi ro kinh doanh của công ty: các công ty có hệ số rủi ro  càng cao nên duy trì tỉ lệ nợ càng thấp và ngược lại.

- Căn cứ vào thuế suất thu nhập công ty: thuế suất bị áp dụng càng cao thì cơng ty nên duy trì tỉ lệ nợ càng cao.

- Căn cứ vào vị thế tài chính của cơng ty: các cơng ty niêm yết có sức mạnh tài chính, thương hiệu vững vàng, dễ dàng huy động vốn trong trường hợp khẩn cấp thì có thể duy trì tỷ lệ nợ cao và ngược lại.

- Căn cứ vào tình trạng của nền kinh tế: nền kinh tế gặp khó khăn hay đang trong tình trạng tăng trưởng mạnh ảnh hưởng rất lớn đến việc vay vốn của công ty. Trong thời kỳ kinh tế suy giảm, các thông tin như chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước, các ngành hàng hạn chế cho vay, thị trường xuất khẩu ra nước ngoài (Nhật Bản, Châu Âu hay Hoa Kỳ,…) bị thu hẹp, tỷ giá ngoại tệ và giá dầu thế giới biến động cần được công ty xem xét để có kế hoạch đối phó, đặc biệt các cơng ty

chế biến thực phẩm xuất khẩu. Các công ty thâm dụng vốn sẽ gặp nhiều khó khăn và khó tìm được nguồn tài trợ mới. Trong trường hợp này, việc cần làm của các công ty này là lựa chọn chiến lược huy động vốn thích hợp như: tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại, tìm nguồn tài trợ thơng qua hình thức tìm đối tác đầu tư ở dạng liên doanh liên kết, như vậy có thể tận dụng nguồn vốn, bí quyết cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý và điều hành.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)