ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu Tai_lieu_tim_hieu_CT_mon_TNXH_831a3ddb2b (Trang 41 - 53)

1. Căn cứ xác định mục tiêu, nội dung và cách thức đánh giá của chương trình mơn học

1.1. Dựa vào định hướng chung về đánh giá kết quả giáo dục trong Chương trình GDPT tổng thể

1.2. Dựa vào Mục tiêu, Yêu cầu cần đạt và nội dung của chương trình mơn học.

2. Mục tiêu, nội dung và cách thức đánh giá của chương trình mơn học

Đánh giá kết quả giáo dục môn Tự nhiên và Xã hội được thực hiện theo định hướng chung nêu tại Chương trình tổng thể, bảo đảm các yêu cầu sau:

2.1. Mục tiêu đánh giá là cung cấp thơng tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình mơn Tự nhiên và Xã hội và sự tiến bộ của học sinh để điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên và quản lí của nhà trường, đồng thời hướng dẫn, khuyến khích, tạo động cơ và hứng thú học tập cho học sinh.

2.2. Căn cứ và nội dung đánh giá

Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong Chương trình tổng thể và chương trình mơn học.

Nội dung đánh giá bao gồm đánh giá về kiến thức, kĩ năng đồng thời tăng cường đánh giá thái độ của học sinh trong học tập; chú trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng trong học tập môn học.

2.3. Cách thức đánh giá

Kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; giữa đánh giá định tính và định lượng; giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và đánh giá của cộng đồng.

Đánh giá quá trình diễn ra trong suốt quá trình học tập của học sinh. Trong đánh giá q trình, giáo viên sử dụng các cơng cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, biểu mẫu quan sát, bài thực hành, dự án học tập, sản phẩm,... Tham gia đánh giá q trình có giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.

Đánh giá tổng kết được thực hiện nhằm xác định mức độ học sinh đạt được các yêu cầu của chương trình mơn học sau khi học xong các chủ đề về xã hội (gia đình, trường học, cộng đồng địa phương) và các chủ đề về tự nhiên (thực vật và động vật, con người và sức khoẻ, Trái Đất và bầu trời). Kết quả đánh giá tổng kết được ghi bằng điểm số kết hợp với nhận xét của giáo viên.

Sử dụng các phương pháp, công cụ đánh giá khác nhau như đánh giá thông qua trả lời miệng, bài viết (bài tự luận, bài trắc nghiệm khách quan, bài thu

hoạch tham quan, báo cáo kết quả sưu tầm,...); đánh giá thông qua quan sát (quan sát học sinh thực hiện các nhiệm vụ thực hành, thảo luận nhóm, học ngồi thực địa, tham quan,… bằng cách sử dụng bảng quan sát, bảng kiểm, hồ sơ học tập,...); đánh giá qua các sản phẩm thực hành của học sinh;…

2.4. Đề đánh giá minh họa

Dưới đây là đề đánh giá “Mạch nội dung: Một số đặc điểm của Trái Đất thuộc Chủ đề 6. Trái Đất và bầu trời - Lớp 3”

Câu 1. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

1) Quả địa cầu được sử dụng để làm gì?

A. Mơ tả hình dạng, bề mặt, độ nghiêng của Mặt Trời B. Mô tả hình dạng, bề mặt, độ nghiêng của Trái Đất C. Mơ tả hình dạng, bề mặt, độ nghiêng của Mặt Trăng 2) Trái Đất có hình dạng gì?

A. Hình trịn B. Hình đĩa C. Hình cầu

Câu 2. Lựa chọn các từ cho trước để điền vào chỗ … trong các ô sau cho phù hợp.

Cực Bắc, Bán cầu Bắc, Cực Nam, Bán cầu Nam, Đường xích đạo

….

…. ….

….

Câu 3. Lựa chọn các từ cho trước để điền vào chỗ … trong đoạn văn nói về đặc điểm chính của các đới khí hậu cho phù hợp.

đóng băng ; nóng ; xích đạo; rất lạnh; ơn hịa ; giảm dần

Trên Trái Đất, đi từ …………. về hai cực, nhiệt độ …………. . Nhiệt đới thường ……… quanh năm; ơn đới có khí hậu …………. với đủ 4 mùa xn, hạ, thu, đông; hàn đới ………….. Ở Bắc cực và Nam cực quanh năm nước ……………..

Câu 4. Quan sát lược đồ các châu lục và đại dương dưới đây.

1) Nối khung chữ ghi tên các đới khí hậu vào «Lược đồ các châu lục và đại dương » cho phù hợp.

2) Nối khung chữ ghi tên Việt Nam vào vị trí của Việt nam trên «Lược đồ các châu lục và đại dương » và cho biết Việt Nam nằm ở châu lục nào, thuộc đới khí hậu nào?

N

Ơ

Câu 5. Trong hình 3 là phong cảnh thiên nhiên ở một nơi (địa điểm), vào những khoảng thời gian khác nhau của một năm. Hãy cho biết nơi này nằm ở đới khí hậu nào? Tại sao?

Hình 3

Câu 6. Em có nhận xét gì về điều kiện khí hậu thơng qua quang cảnh và hoạt động của con người trong các hình 4, 5, 6, 7? Con người đã làm gì để thích ứng được với điều kiện khí hậu đó?

Hình 5. Nhà ở truyền thống bằng

những khối băng ghép lại Hình 6. Di chuyển bằng xe trượt tuyết sử dụng chó kéo

Câu 7. Quan sát các hình 7, 8, 9 và hoàn thành bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên.

Hình 7. Cao nguyên Hình 8. Đồng bằng

Hình 9. Độ cao của đồng bằng và cao nguyên so với mặt nước biển.

1. Giống nhau 2. Khác nhau

Câu 8.

1) Nơi em đang sống thuộc dạng địa hình nào? A. Đồng bằng

B. Đồi C. Núi

D. Cao ngun

2) Vì sao em có ý kiến như vậy?

Câu 9. Nếu có dịp được cưỡi trên lạc đà, đi qua sa mạc, em cần phải chuẩn bị trang phục của mình như thế nào? Tại sao ?

Gợi ý đáp án

Câu 1: 1) B; 2) C Câu 2:

Cực Nam

Đường xích đạo

Bán cầu Bắc

Bán cầu Nam

Câu 3:

Trên Trái Đất, đi từ x í ch đ ạ o về hai cực, nhiệt độ g i ả m d ầ n . Nhiệt đới thường n ón g quanh năm; ơn đới có khí hậu ơ n h ò a với đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; hàn đới r ấ t l ạ n h . Ở Bắc cực và Nam cực quanh năm nước đ ó n g b ă n g .

Câu 4: 1)

Nhiệt đới

Việt Nam

Ơn đới

Hình 2. Lược đồ các châu lục và đại dương 2) Việt Nam nằm ở Châu Á, thuộc khí hậu nhiệt đới.

Câu 5.

Phong cảnh thiên nhiên trong hình 3 cho biết nơi này nằm trong đới khí hậu ơn đới. Vì ở đó có đủ 4 mùa xn, hạ, thu, đơng rõ rệt.

Câu 6.

Quan sát từ hình 4 đến hình 7 cho thấy khí hậu nơi đây rất lạnh. Để thích ứng với cuộc sống nơi đây, con người phải sử dụng trang phục làm từ da và lông thú để giữ ấm; làm nhà ở bằng những khối băng ghép lại để chống rét; đào hố băng để câu cá; chăn nuôi tuần lộc; phương tiện di chuyển chủ yếu bằng xe trượt tuyết sử dụng chó kéo.

Câu 7.

1. Giống nhau Cả cao nguyên và đồng bằng đều khá bằng phẳng (hình 10 và 11)

2. Khác nhau Đồng bằng và cao nguyên khác nhau về độ cao so với mực nước biển (hình 12)

Câu 8. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời phù hợp. Đáp án tùy thuộc vào thực tế nơi sống của HS.

Câu 9.

Nếu có dịp được cưỡi lạc đà, đi qua sa mạc, em cần chuẩn bị đầy đủ: mũ,

giầy và mặc quần áo che kín từ cổ đến chân (đơi khi cần che cả mặt và sử dụng kính chống nắng) nhằm giúp chống nóng vào ban ngày và lạnh vào ban đêm; đồng thời chống lại tia sáng mặt trời, điều tiết mồ hôi, ngăn côn trùng và cát bụi bay vào người.

2.5. Phân tích đề đánh giá minh họa

Bảng dưới đây cho biết các thành phần năng lực được đánh giá thông qua đề đánh giá minh họa trên

Thành phần năng lực Câu hỏi đánh giá

a. Nhận thức khoa học Các câu 1; 2; 3; 4.1) b. Tìm hiểu mơi trường tự nhiên và

xã hội xung quanh

Các câu: 5, 6, 7 c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã

học

Các câu: 4. 2), 8, 9

Một phần của tài liệu Tai_lieu_tim_hieu_CT_mon_TNXH_831a3ddb2b (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w