An toàn từ nông trại đến bàn ăn

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp vượt rào cản kỹ thuật của mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 26 - 42)

Một phương châm thứ hai đang được áp dụng tại EU, đó là phương châm an toàn từ nông trại đến bàn ăn. Điều này có nghĩa an toàn vệ sinh phải được bảo đảm từ khi bắt đầu của qui trình tạo ra sản phẩm đến bàn ăn của người tiêu dụng. Để thực hiện phương châm này EU đưa ra qui định về truy xuất xuất xứ, tức là mọi đầu vào tạo nên thành phẩm phải có xuất xứ rõ ràng và phải được thể hiện trên những chứng từ thuộc qui trình.

Truy xuất xuất xứ nguồn gốc được yêu cầu đối với các doanh nghiệp có mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào EU từ đầu năm nay. Tuy nhiên, do Việt Nam có tính chất đặc thù về qui trình sản xuất nên qui định này được bắt đầu trễ hơn, sau năm 2008. Đánh giá và quản lý rủi ro hay nguy cơ ngộ độc thực phẩm là những phương pháp tiếp cận của EC. Chúng được thực hiện dựa trên nguyên tắc ứng dụng công nghệ và khoa học hiện đại tốt nhất và cảnh báo sớm để hạn chế các rủi ro tiềm ẩn trong qui trình sản xuất thực phẩm.

EC tăng cường tham vấn các bên liên quan như nhà nhập khẩu, nhà sản xuất và giới chức chính quyền để tiếp cận thông tin cần thiết; đồng thời xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc đưa mặt hàng thực phẩm thủy sản vào EU, nhất là vai trò của cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ở những nước xuất khẩu. Đây là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát mức độ an toàn và vệ sinh thực phẩm trước khi được đưa vào EU.

Thông qua đó thấy được là các doanh nghiệp trong nước đã bắt đầu nghiêm túc tìm ra biện pháp để tiếp cận thị trường EU.

Tuy nhiên sản lượng thuỷ sản xuất khẩu vào EU khó có thể tăng trưởng đột biến vì Ủy ban châu Âu (EC) kiểm tra chất lượng thuỷ sản nhập khẩu rất nghiêm ngặt. Đến thời điểm này, EU chỉ mới công nhận 209 doanh nghiệp thuỷ sản của Việt Nam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường các nước trong EU.

Nhiều năm qua, EC đã cử thanh tra thú y vào Việt Nam kiểm tra chất lượng các cơ sở nuôi và chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam. Vấn đề dư lượng hoá chất và nguy cơ nhiễm khuẩn thuỷ sản nếu không được giải quyết một cách triệt để sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc xuất khẩu mặt hàng này.

Vì vậy, thời gian qua, Bộ Thương mại và Bộ Thuỷ sản cũng như Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã liên tục cảnh báo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm bởi bên cạnh yếu tố giá cả cạnh tranh thì chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quan trọng để sản phẩm thuỷ sản nước ta thâm nhập sâu, rộng vào thị trường thế giới.

Trong số các nước thuộc EU, thị trường Tây Ban Nha có nhiều khó khăn trong nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản hơn cả. Tây Ban Nha thường theo dõi thuỷ sản nhập khẩu rất chặt chẽ và hay ban hành các lệnh cảnh báo thú y, thậm chí trong cả các trường hợp EC chỉ ra thông báo.

CHƯƠNG 3:

ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆP PHÁP

VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA EU ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM 3.1. Cơ hội dành cho ngành thuỷ sản Việt Nam

VN đã bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Cộng đồng châu Âu từ năm 1990. Hiệp định hợp tác với EU vào ngày 17-7-1995, tạo cơ hội thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ mối quan hệ hợp tác giữa VN với các quốc gia thành viên và cả Cộng đồng trên mọi lĩnh vực hỗ trợ phát triển, khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, văn hoá xã hội, đầu tư kinh tế và thương mại và đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Theo Markus Cornaro, Ðại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện EC tại VN, năm ngoái EU đã nhập khẩu 500 triệu ơrô thuỷ sản từ các nước ASEAN, trong đó có 260 triệu từ VN, tăng 70% so với năm 2004. Việc ngành thuỷ sản VN đáp ứng những yêu cầu cao của EU về ATVSTP đã giúp sản phẩm thuỷ sản của VN xuất khẩu sang EU không những ngày càng tăng mà còn có chỗ đứng vững chắc ở các thị trường đòi hỏi khắt khe khác như Mỹ, Nhật Bản và Canađa.

Do sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên ngày càng giảm vì những quy định liên quan đến bảo vệ nguồn lợi và môi trường, nên EU ngày càng phụ thuộc vào thuỷ sản nhập khẩu. Chính vì vậy, thương mại cũng sẽ được ưu tiên trong chính sách hỗ trợ của EU, giúp các nước phát triển hiểu rõ hơn về WTO, các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) hoặc kiểm dịch động vật (SPS). Ngành thuỷ sản VN có thể được lợi rất lớn do EU ưu tiên hỗ trợ trong lĩnh vực SPS. Ngoài ra, EU còn dành hỗ trợ thông qua Quỹ Tín thác châu á (Asian Trust Fund), Quỹ đầu tư châu á (Asia Invest). Việt Nam là một trong 178 nước hiện đang được hưởng chế độ ưu đãi Thuế quan phổ cập

(GSP) với mức thuế thấp hơn 3.5% so với mức thuế thông thường. Ðược hưởng ưu đãi GSP, thuế xuất khẩu thuỷ sản sang EU không những sẽ giảm, mà việc xem xét lại mức thuế sẽ được thực hiện sau 3-5 năm chứ không phải là hằng năm như trước đây và số lượng mặt hàng nhiều hơn. Hiện nay, tỷ lệ mặt hàng thuỷ sản được hưởng GSP lên tới 80%. Bên cạnh đó, người tiêu dùng EU ngày càng dùng nhiều thuỷ sản hơn, vì họ cho rằng thuỷ sản là loại thực phẩm sạch và bổ dưỡng. Ðây là tín hiệu tốt cho xuất khẩu thuỷ sản VN vào EU, hằng năm VN xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn hàng thuỷ sản gồm tôm, cá ngừ, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và nhiều mặt hàng cá đông lạnh các loại.

Nếu trước đây rất khó thực thi các qui định về ATVSTP vì giữa các nước khác nhau có những quy định khác nhau, thì bây giờ EU chỉ có một cơ quan quản lý duy nhất là Cục Quản lý ATTPEU (EFSA), một khuôn khổ luật pháp duy nhất và một cơ chế duy nhất là Luật chung về thực phẩm (Regulation 178/2002 General Food law Prosedures) để có thể đảm bảo nếu xảy ra rủi ro liên quan đến ATTP thì chỉ trong vòng 1 giờ nó đã được đệ trình lên EFSA. Nếu biện pháp đề xuất được đa số thành viên EFSA ủng hộ, thì sản phẩm có mối nguy đó sẽ bị triệu hồi khỏi các kênh phân phối trên thị trường - Tiến sỹ Patrick Deboyser, Tham tán Công sứ về y tế cộng đồng và ATTP của EU tại Thái Lan. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản (NAFIQAVED) Nguyễn Tử Cương cho biết, những quy định mới này là có lợi, thứ nhất là dễ áp dụng không phải nghiên cứu quá nhiều văn bản; thứ hai là mọi vấn đề rõ ràng hơn, các quy định về ATVSTP đã được hệ thống hoá và đảm bảo tính logic; thứ ba là không một nước thành viên nào được quyền đặt ra quy định riêng đối với hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, EU đã đặt thêm những quy định mới như mã hàng hoá sản phẩm để truy xuất nguồn gốc và nhiều quy định bắt buộc áp dụng chặt chẽ hơn.

Mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010, VN phấn đấu đạt giá trị 4 - 4,5 tỷ USD. Ðịnh hướng đến năm 2020, chế biến XKTS tiếp tục là động lực

thúc đẩy phát triển nuôi trồng thuỷ sản, khai thác thuỷ sản và mang lại nhiều lợi ích kinh tế ngành, nâng cao thu nhập và đời sống lao động nghề cá. Ðối với cơ cấu sản phẩm, tập trung nâng cao sản lượng nuôi các loài, đặc biệt là cá tra, basa đạt 800-850.000 tấn năm 2010, đảm bảo phục vụ cho xuất khẩu 230.000 tấn sản phẩm. Tôm cũng được dự kiến đạt khoảng 483 nghìn tấn nguyên liệu để phục vụ cho xuất khẩu khoảng 390.000 tấn năm 2010. Cá rô phi sẽ được phát triển, nâng sản lượng đạt khoảng 200.000 tấn nguyên liệu phục vụ xuất khẩu khoảng 130 - 150.000 tấn. Cá ngừ được xác định là loài xuất khẩu giá trị cao, phấn đấu nâng cao sản lượng khai thác lên 50.000 tấn năm 2010, nhằm đạt 45.000 tấn sản phẩm xuất khẩu.

3.2 Định hướng từ phía nhà nước

Tăng cường hợp tác với các nước EU nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nước này trong việc tiếp cận thị trường EU.Ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương nhằm giảm bớt các rào cản thuế quan đối với mặt hang thuỷ sản nói riêng và các hang hoá xuất vào EU nói chung.Ngoài ra còn tranh thủ sự giúp đỡ của các nước tiên tiến này đối với ngành thuỷ sản về phương diện vốn và công nghệ.Cụ thể là :

3.2.1. Về quan hệ đa phương

Trong mối quan hệ song phương, EU đã, đang và sẽ là một đối tác trụ cột của Việt Nam. Riêng 11 nước thành viên EU, đến năm 2004 đã có 372 dự án đầu tư trực tiếp (FDI), với tổng số vốn đăng ký trên 6 tỷ USD, trong đó đã thực hiện được hơn 4,2 tỷ, tổng doanh thu đạt khoảng 1,13 tỷ USD mỗi năm, tạo việc làm cho 39.350 lao động trực tiếp. Các nước EU là những nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam, chiếm trên 1/3 tổng số vốn ODA, đa phần không hoàn lại.

Năm 2009, EU đã thông qua chiến lược hợp tác mới với Việt Nam trong giai đoạn 2009-2015, nhằm tạo điều kiện tăng tốc xoá đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển bền vững, giúp Việt Nam xây dựng đất nước và nhanh chóng hội nhập với thế giới. Trong chiến lược hợp tác mới này, EU dự

kiến trợ giúp 262 triệu euro tập trung vào hai lĩnh vực ưu tiên:

(1) Tăng cường phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt hỗ trợ phát triển một số tỉnh nghèo thông qua hỗ trợ trong lĩnh vực giáo dục;

(2) Trợ giúp cải cách kinh tế của Việt Nam theo cơ chế thị trường để nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới. Năm 2009, Việt Nam chủ động đưa ra “Đề án tổng thể về quan hệ Việt Nam- EU đến năm 2010 và định hướng 2015” với mục đích nâng cao mối quan hệ hai bên lên một tầm cao mới, trên cơ sở của mối quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác lâu dài, vì hoà bình và phát triển.

Hợp tác song phương và đa phương giữa Việt Nam với các quốc gia thành viên EU cũng đã diễn ra trên mọi lĩnh vực ngay từ trước năm 1990 với nhiều thành tựu lớn, là một trong những nguồn lực bên ngoài đóng góp tích cực cho tiến trình đổi mới nền kinh tế đất nước

3.2.2. Quan hệ hợp tác - hỗ trợ trong lĩnh vực thuỷ sản

Nhiều nước thành viên của EU đã hợp tác giúp đỡ Việt Nam thông qua nhiều dự án và các hoạt động khác.

3.2.2.1. Hợp tác với Ai – xơ – len:

Hợp tác về thuỷ sản với Ai-xơ-len chủ yếu là trong lĩnh vực đào tạo. Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 4/2002 của Thủ tướng Ai-xơ-len, ngoài thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực thuỷ sản trị giá 100 triệu USD đã nêu trên, Ai-xơ-len còn dành 30.000 đôla cho Chương trình đào tạo nghề cá (FTP) thuộc trường đại học Liên Hợp quốc tại Reykjavik để có thể tài trợ bổ sung cho cán bộ thuỷ sản Việt Nam được tham gia chương trình đào tạo. Ai-xơ-len hiện đang giúp ta đào tạo cán bộ trong các lĩnh vực bảo quản và chế biến thuỷ sản, công nghệ khai thác thuỷ sản, quản lý các công ty thuỷ sản và tiếp thị, đánh giá và giám sát nguồn lợi thuỷ sản, biển và nội địa. Trong thời gian tới, ta cần tranh thủ Ai-xơ-len giúp Việt Nam xác định tiềm năng hải sản, giúp trang thiết bị; hợp tác trong lĩnh vực đánh bắt cá và chế biến hải sản, tiếp tục dành cho ta các học bổng đào tạo cán bộ trong lĩnh vực thuỷ sản.` (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.2. Hợp tác với Italia:

Italia đã cung cấp cho ngành thuỷ sản Việt Nam một số dự án vay vốn với lãi suất thấp như “Hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản và nghề cá quốc gia, khu vực phía bắc Việt Nam”, “Trang bị dây chuyền cấp đông rời nhanh – IQF - tại Xí nghiệp chế biến thuỷ sản Hải Phòng”, “Trang bị thiết bị chế biến Agar tại Công ty đồ hộp Hạ Long”. Mới đây, Chính phủ Italia đã hỗ trợ uỷ thác qua FAO dự án “Quản lý tổng hợp phá Tam Giang” với tổng kinh phí 1,3 triệu USD, thực hiện trong giai đoạn 2005 – 2008.

3.2.2.3. Hợp tác với Thụy Điển:

Thụy Điển đã hỗ trợ thông qua FAO và SEAFDEC (Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á các dự án về phát triển nguồn nhân lực thống kê thuỷ sản, tăng cường năng lực thu thập thông tin phục vụ quản lý nghề cá.

3.2.2.4. Hợp tác với Pháp:

Với Cộng hoà Pháp, mặc dù hai nước chưa hình thành khuôn khổ chung về hợp tác thuỷ sản, nhiều tổ chức, địa phương và đơn vị đã chủ động hỗ trợ những nội dung như sinh sản nhân tạo cá tra và cá basa, xây dựng thương hiệu nước mắm Phú Quốc, đào tạo ngôn ngữ, v.v...

3.2.2.5. Hợp tác với Hà Lan:

Hà Lan bắt đầu có quan hệ hỗ trợ trực tiếp về thuỷ sản từ năm 2004 với chuyến thăm và chủ trì hội thảo về “Tiếp cận thị trường thông qua năng lực quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh và mội trường” của Tổng cục trưởng Thuỷ sản Hà Lan. Đến nay, Hà Lan đã giúp đào tạo 9 cán bộ về an toàn thực phẩm. Một dự án thí điểm về xoá đói giảm nghèo cho nông dân nuôi trồng thuỷ sản cũng được Hà Lan hỗ trợ thực hiện tại Ninh Bình.

3.2.2.6. Hợp tác với Đan Mạch:

Việt Nam và Đan Mạch đã có sự hợp tác rất sớm và rất thành công trong lĩnh vực thuỷ sản từ năm 1975, khi Đan Mạch bắt đầu triển khai cho Việt Nam vay vốn mua trang thiết bị làm lạnh và cấp đông. Sau khi hai nước

thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, ngành thủy sản của nước ta là một trong 3 ngành kinh tế nhận được sự hỗ trợ phát triển của Chính phủ Đan Mạch. Một trong những hoạt động đầu tiên được nhận viện trợ của Đan Mạch là lĩnh vực chế biến thủy sản, với việc triển khai thực hiện dự án “Nâng cấp chất lượng thủy sản Việt Nam” và “Tổng quan về chế biến thuỷ sản Việt Nam”(US/VIE/93/058) do Đan Mạch tài trợ uỷ thác thông qua UNIDO (Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc), Chính phủ Vương quốc Đan Mạch đã hỗ trợ trực tiếp cho ngành thuỷ sản Việt Nam một số dự án như “Nâng cấp chất lượng thuỷ sản xuất khẩu giai đoạn 1 – SEAQIP1” (2006- 2011), “Điều tra nguồn lợi sinh vật biển giai đoạn 1 – ALMRV1”(2006- 2011). Đan Mạch cùng đã hỗ trợ Dự án “Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản Việt Nam” thực hiện trong 2 năm (200996), nhằm giúp thuỷ sản Việt Nam phương pháp tiếp cận mới về phát triển cân đối, bền vững. Quy hoạch đã đề xuất một loạt phương pháp tổ chức, chiến lược và chính sách trong mọi lĩnh vực hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển của ngành thủy sản. Kết quả của Dự án là một tiền đề để xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ngành thuỷ sản Việt Nam. Kết quả của Dự án cũng là căn cứ để Chính phủ hai nước ký kết văn kiện Chương trình hỗ trợ chương trình Ngành thuỷ sản (FSPS) với tổng kinh phí khoảng 40 triệu USD, thay đổi từ việc hỗ trợ từng dự án riêng lẻ sang hình thức hỗ trợ toàn diện theo chương trình, bao gồm 5 hợp phần:

1 Tăng cường năng lực quản lý hành chính ngành thủy sản (STOFA) 2 Hỗ trợ phát triển nuôi thủy sản nước ngọt (SUFA)

3 Hỗ trợ phát triển nuôi, trồng thủy sản biển và nước lợ (SUMA) 4 Cải thiện chất lượng thủy sản xuất khẩu giai đoạn 2 (SEAQIP-2)

Một phần của tài liệu định hướng và giải pháp vượt rào cản kỹ thuật của mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam (Trang 26 - 42)