Các dải bấc phải được kẹp chặt vào một vịng có đường kính khoảng 10 cm và được treo phía trên cách một tấm không đốt cháy được khoảng 1 m như đã chỉ ra trên Hình E.1.
Hình E.1 - Sắp xếp các dải bấc bằng sợi bông E.4 Đốt cháy
Đầu mút bên dưới của mỗi dải bấc phải được đốt cháy bằng diêm hoặc mỏ đốt sao cho các dải bấc liên tục phát sáng. Bất cứ sự bốc cháy nào cũng phải được dập tắt ngay. Thời gian thử phải bắt đầu khi tất cả các dải bấc đều phát sáng.
E.5 Tiêu chí hiệu lực của phép thử
Sự phát triển của đám cháy phải sao cho các đường cong của m đối với y và m đối với thời gian t, nằm trong các vùng có các đường gạch chéo đã chỉ ra trên các Hình E.2 và E.3. Đó là 3,2 < y < 5,33 và 280 s < t < 750 s tại điều kiện kết thúc phép thử mE = 2 dB/m.
Hình E.3 - Các giới hạn cho m đối với thời gian t, đám cháy TF3 E.6 Điều kiện kết thúc phép thử
Điều kiện kết thúc phép thử mE phải là, khi m = 2 dB/m hoặc tất cả các mẫu thử đã phát ra một tín hiệu báo cháy, chọn điều kiện nào xảy ra sớm hơn.
Phụ lục F
(Quy định)
Đám cháy chất dẻo (polyurethane) bốc cháy (TF4) F.1 Nhiên liệu
Nhiên liệu thường là ba tấm bọt polyurethane mềm, khơng có các chất phụ gia kìm hãm cháy, có khối lượng riêng khoảng 20 kg/m3 và các kích thước xấp xỉ 50 cm x 50 cm x 2 cm. Tuy nhiên, số lượng chính xác của nhiên liệu có thể được điều chỉnh để thu được phép thử có hiệu lực.
F.2 Ổn định hóa
Giữ các tấm nhiên liệu ở độ ẩm khơng vượt quá 50% trong thời gian tối thiểu là 48 h trước khi thử.