Phân tích hiệu quả mơi trường đối với các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp nằm trong khuôn khổ của nội dung đánh giá tác động môi trường các phương án sử dụng đất hay dự án phát triển nơng nghiệp. Phân tích hiệu quả mơi trường là một nội dung quan trọng nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của loại sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp được lựa chọn đưa vào bố trí.
Phân tích hiệu quả mơi trường là tiến hành xem xét thực trạng môi trường, đánh giá mức độ, chiều hướng tác động của loại sử dụng đất đối với môi trường. Các chỉ tiêu cần xem xét bao gồm:
- Tỷ lệ che phủ tối đa (tính bằng % diện tích mặt đất) mà loại sử dụng đất nhất định tạo ra, khả năng chống xói mịn rửa trơi (lượng đất mất do xói mịn);
- Nguy cơ gây ơ nhiễm hoặc phú dưỡng nguồn nước do bón quá nhiều một loại phân bón, do sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật, hay do nước thải…;
- Nguy cơ làm tái nhiễm mặn hoặc tái nhiễm phèn do thay đổi phương thức sử dụng đất, do sử dụng nước tưới không bảo đảm tiêu chuẩn cho phép…;
- Chiều hướng biến động độ phì nhiêu tự nhiên của đất qua một số mốc thời gian trong chu kỳ kinh doanh hoặc suốt thời kỳ kinh doanh đối với cây lâu năm; qua một số vụ (năm) canh tác đối với loại sử dụng đất trồng cây ngắn ngày…
Tác động của sự thay đổi về sử dụng đất đến mơi trường có thể chia ra hai nhóm yếu tố: tác động trực tiếp đến mơi trường vùng nghiên cứu và tác động gián tiếp đến môi trường ngoài vùng nghiên cứu.
- Tác động trực tiếp: gây rửa trơi, xói mịn, thối hóa đất, sức sản xuất của đất, những đất có vấn đề, nước, sự xuất hiện của lụt lội, khô hạn, bồi lắng cặn phù sa làm giảm cơng suất của các cơng trình thủy lợi, chất lượng nước, độ che phủ, cấu trúc rừng, đa dạng hóa cây trồng…;
- Tác động gián tiếp: ảnh hưởng đến dịng chảy hạ lưu, tình trạng ơ nhiễm nước ngầm do sự thẩm thấu của thuốc trừ sâu, phân bón, sự suy giảm tài nguyên động, thực vật do chặt, phá rừng…
Các tiêu chí và chỉ tiêu thuộc ba lĩnh vực trên được dùng để xem xét đánh giá hiệu quả một hệ thống sử dụng đất. Tuy nhiên, tùy theo từng đặc tính và mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất, các tiêu chí và chỉ tiêu cũng có ý nghĩa khác nhau, cấp độ quan trọng khác nhau. Vì vậy, khi đánh giá sẽ xem xét trong từng trường hợp cụ thể mà đặt cho chúng các trọng số khác nhau. Ví dụ:
- Để phát triển kinh tế nông hộ trong điều kiện hiện nay với u cầu tăng nhanh nơng sản hàng hóa thì mục tiêu chủ yếu là tăng tổng sản phẩm và thu nhập. Do đó cần quan tâm đến các chỉ tiêu chính như: giá trị sản xuất, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận trên một đơn vị diện tích;
- Để đảm bảo nghiên cứu toàn diện về hiệu quả sử dụng đất cần thiết phải xác định thêm một số chỉ tiêu bổ sung như: hệ số sử dụng đất; năng suất cây trồng; tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất sản phẩm hàng hóa; mức đảm bảo đời sống nơng dân; mức sử dụng lao động nông thôn và đáp ứng thị trường, tác động bảo vệ đất đai, môi trường sinh thái và khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.