6. Phương pháp ổn định để phân tích số liệu
6.1.6. Các số liệu của thí nghiệm độ chụm cho phép tính hai loại thống kê.
a) các trung bình ơ, từ đó độ lệch chuẩn có thể tính được, độ lệch chuẩn này là thước đo sự biến đổi giữa các phịng thí nghiệm.
b) các độ lệch chuẩn hoặc các phạm vi (hoặc độ sai khác trong thiết kế mức tách biệt) trong các ô và chúng được kết hợp lại để cho một thước đo về sự biến đổi trong các phịng thí nghiệm.
Phương pháp ổn định nêu ra ở đây khơng thay thế các trung bình ơ, các độ lệch chuẩn, các phạm vi hoặc độ sai khác, nhưng nó đưa ra các cách kết hợp khác các đại lượng đó để thu được một thống kê dùng để tính độ lệch chuẩn lặp lại và tái lập.
Ví dụ, với các số liệu ở một mức của thiết kế đồng mức đã được trình bày trong TCVN 6910-2 (ISO 5725-2), giai đoạn đầu tiên của việc phân tích là tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các kết quả đo trong mỗi ơ. Sau đó sử dụng trung bình ơ để tính độ lệch chuẩn, dùng làm thước đo sự biến đổi giữa các phịng thí nghiệm. Khi phương pháp ổn định của điều này được sử dụng, việc tính tốn này được thực hiện theo “thuật toán A” và các trung bình ơ khơng bị loại ra khi tính tốn dù cho kết quả của việc áp dụng phép kiểm nghiệm Grubb là như thế nào. Cũng như vậy trong thiết kế này, các độ lệch chuẩn ô được kết hợp lại với nhau để đưa ra một ước lượng của độ lệch chuẩn lặp lại. Với việc phân tích ổn định, điều đó được thực hiện theo “thuật tốn S” và các độ lệch chuẩn ô không bị loại ra khi áp dụng phép kiểm nghiệm Cochran. Với mỗi cách tiếp cận (được mô tả trong TCVN 6910-2 (ISO 5725-2) hoặc ở đây) hai thước đo đó được sử dụng để tính ước lượng của độ lệch chuẩn lặp lại và tái lập theo cùng một cách.
Một ví dụ phức tạp hơn là thiết kế xếp chồng so le 6 yếu tố được nêu trong phụ lục C của TCVN 6910 - 3: 2001. Với thiết kế này giai đoạn đầu tiên của việc phân tích là tính giá trị trung bình của các số liệu cho mỗi phịng thí nghiệm (ở mỗi mức) và chúng được ký hiệu bởi yi(1),….. yi(5), và dẫy các phạm vi được ký hiệu bởi wi(1),…..wi(5), chúng chứa các thông tin về sự biến đổi gắn với các yếu tố khác nhau được kiểm tra trong thí nghiệm. Để phân tích các số liệu khi sử dụng phương pháp ổn định được trình bày ở đây, “thuật tốn A” được áp dụng các các trung bình ơ và “thuật toán S” được áp dụng cho dẫy các phạm vi. Sử dụng các thống kê thu được bởi các thao tác đó được sử dụng để thu được các ước lượng của độ chụm lặp lại, độ chụm trung gian và độ lệch chuẩn tái lập, theo cùng một cách như khi áp dụng phương pháp phân tích được nêu trong TCVN 6910 - 3.