Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 186 Quản trị nhân lực trong các Doanh nghiệp nhà nước (Trang 25 - 27)

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước.

Ngày nay doanh nghiệp nhà nước chỉ được thành lập mới ở những ngành, lĩnh vực được phép và phải do tủ tướng có quyết định thành lập.

Hạn chế chủ yếu của doanh nghiệp nhà nước là sản phẩm chậm được đổi mới, cải tiến, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, chậm thay đổi, năng suất lao động thấp, giá thành cao, tính năng động và hiệu quả kinh doanh thấp. Các nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do chưa cụ thể hoá được vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước, trình độ quản trị thấp, chưa phân biệt rõ quyền sở hữu và quyền quản trị, chưa ai phải chịu trách nhiệm về sự hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, chính sách ưu đãi của nhà nước tạo thói quen ỷ lại cho các doanh nghiệp nhà nước.

Theo điều tra, tính đến ngày 31/12/2005, cả nước có 113.352 doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, tăng hơn 23,5% so với năm 2004.

Theo kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2006, do Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/12 tại Hà Nội, cả nước còn 4.086 doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động, chỉ còn chiếm 3,6% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động của toàn bộ nền kinh tế và chỉ còn chưa bằng một phần ba tổng số doanh nghiệp Nhà nước trước đổi mới.Trong tổng số doanh nghiệp Nhà nước, số doanh nghiệp do địa phương quản lý chiếm tỷ trọng cao hơn số doanh nghiệp do trung ương quản lý (55,3% so với 44,7%). Trong khi số doanh nghiệp địa phương có quy mô nhỏ hơn, trình độ thiết bị, kỹ thuật - công nghệ thấp hơn, hiệu quả thấp hơn, thì số lượng doanh nghiệp do địa phương quản lý như thế là nhiều.

Tuy nhiên, nếu so sánh với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước vẫn là khu vực thu hút khá đông lao động (gần 32,7%), tập trung nguồn vốn lớn nhất (hơn 54%), có lợi nhuận cao (hơn 41%) và đóng góp nhiều nhất vào ngân sách nhà nước (gần 41%).

Số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc doanh nghiệp Nhà nước đã giảm 12,3%, trong khi các sản xuất kinh doanh thuộc doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng mạnh với số liệu tương ứng là 140,3%. Tỷ trọng các cơ sở thuộc nhóm này trong tổng số các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp tăng từ 2,1% năm 2002 lên 3,5% năm 2007.

Thứ hai, mặc dù quy mô lao động bình quân một doanh nghiệp Nhà nước cao hơn khu vực doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (499,5 người so với 28,2 người và 330,2 người) nhưng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước đang giảm dần cả về tuyệt đối (từ trên 4114 nghìn người đầu năm 2002 giảm xuống còn gần 2041 nghìn người đầu năm 2006), cả về tỷ trọng trong tổng số lao động làm việc ở tất cả các doanh nghiệp (từ 53,8% xuống còn 32,7% trong thời gian tương ứng), năm 2007 số lao động giảm 8,3%.

Thứ ba, mặc dù quy mô vốn sản xuất kinh doanh bình quân một doanh nghiệp Nhà nước cao hơn khu vực doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (327,5 tỷ đồng so với 5,8 tỷ đồng và 132,5 tỷ đồng), nhưng tỷ trọng số vốn của doanh nghiệp Nhà nước trong tổng số vốn của các doanh nghiệp bị giảm mạnh (từ 55,9% năm 2001 xuống còn 54,9% năm 2005), trong khi của doanh nghiệp dân doanh lại tăng lên (từ 12% lên 25%) và của doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm ít hơn (từ 22,1% xuống 20,1%).

Theo Bộ Tài chính, tổng tài sản của doanh nghiệp Nhà nước đạt 747,4 nghìn tỷ đồng. Trong tổng tài sản "đo đếm được" thì nợ phải thu chiếm 22,2%,

số nợ đến hạn của các doanh nghiệp Nhà nước đã lên đến 449,2 nghìn tỷ đồng, trong đó 76% là vốn vay ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng; số còn lại là các khoản phải nộp ngân sách, chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác, vay của người lao động trong doanh nghiệp.

Hệ số nợ phải trả trên vốn của không ít tổng công ty, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông rất cao, gấp 5 lần hệ số vốn Nhà nước tại đơn vị, thậm chí có đơn vị có vốn vay gấp từ 20 đến 35 lần, dẫn đến gặp nhiều rủi ro trong hoạt động, khả năng thanh toán nợ kém.

Thứ tư, về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, trừ những doanh nghiệp nhà nước có lợi thế kinh doanh, được hưởng nhiều chính sách đặc biệt là có kết quả và hiệu quả cao, còn lại nhìn chung là thấp.

Một phần của tài liệu 186 Quản trị nhân lực trong các Doanh nghiệp nhà nước (Trang 25 - 27)