Sự khan hiếm trầm trọng kiểm toán viên trong các công ty kiểm toán độc

Một phần của tài liệu 170 Bàn về vấn đề nguồn nhân lực cho kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 28)

III. Điều kiên thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán độc lập

3. Sự khan hiếm trầm trọng kiểm toán viên trong các công ty kiểm toán độc

độc lập vào Việt Nam

Hiện nay, nguồn nhân lực đáp ứng cho kiểm toán, đặc biệt là nhân lực đạt trình độ quốc tế đang là vấn đề khó khăn và cũng là cấp thiết nhất đối với ngành kiểm toán Việt Nam. Trước tiên nói tới mặt bằng đào tạo chung, các trường đại học của Việt Nam chưa đủ tiêu chuẩn quốc tế. Nghề kiểm toán, kế toán cũng là một nghề mới nên chất lượng chưa được cao, số lượng thì chưa nhiều.Tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán, kế toán là rất cao như phải có bằng đại học chuyên ngành, rồi 5 năm kinh nghiệm và phải trải qua 8 môn thi rất khó khăn... Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận rằng kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề Việt Nam vẫn chỉ có thể so sánh với khu vực còn quốc tế thì phải phấn đấu nhiều hơn nữa.Tình đến nay cả nước có 136 công ty kiểm toán độc lập với hơn 5000 nhân viên và thực hiện 20 loại dịch vụ cung cấp cho khách hàng .Gần đây,thị trường chứng khoán phát triển đặt ra yêu cầu phải minh bạch trong thông tin tài chính của các doanh nghiệp khi niêm yết lên sàn ,khi đăng ký trở thành công ty đại chúng càng đòi hỏi vai trò của công ty kiểm toán độc lập phải chuyên nghiệp theo các chuẩn mực quốc tế.Tuy nhiên hiện nay nguồn kiểm toán viên ở Việt Nam khá hạn chế: 5000 người làm kiểm toán trong đó: 894 người có chứng chỉ KTV do Bộ tài chính cấp,76 chứng chỉ KTV quốc tế.Trong khi đó nhu cầu

KTV đến năm 2010 thực tế cần: 3000 người có chứng chỉ KTV Việt Nam, 2000 người có chứng chỉ KTV quốc tế. Mỗi năm có gần 200 người thi đỗ kiểm toán viên do Bộ tài chính cấp chứng chỉ,con số này quá nhỏ so với thực tế.Hiện nay nhu cầu tuyển dụng KTV rất lớn tuy nhiên các công ty kiểm toán đều phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn lao động này.Tình trạng này không chỉ xảy ra trong các công ty nước ngoài hoặc các doanh nghiệp kiểm toán lớn của nhà nước mà còn tại các doanh nghiệp tư nhân trên cả nước. Tình trạng tranh giành KTV của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập là chuyện tất yếu xảy ra.

Nghề kiểm toán được xem là nghề có thu nhập khá cao.Tổng thu nhập bình quân của một KTV có bằng cấp làm việc tại các công ty kiểm toán độc lập nước ngoài khoảng 500-1000USD/tháng,tại các công ty độc lập trong nước khoảng 3-10 triệu/tháng.Thế nhưng nghề kiểm toán là nghề rất bận rộn,môi trường làm việc khá khốc liệt đối với KTV nhất là KTV nữ.Với nữ KTV, sau một thời gian làm việc cho các công ty thuộc Big Four để có kinh nghiệm đã quyết định ra đi đầu quân cho các công ty sản xuất hay thương mại với chức danh kế toán trưởng hoặc kiểm soát viên tài chính với mức lương hấp dẫn hơn trong khi thời gian làm việc ổn định,nhàn rỗi hơn.Vì tính chất nghề nghiệp mà chỉ có một số ít các KTV có thể trụ lại để sống chết với nghề.Thông thường,khoảng 3-5năm làm việc tại các công ty kiểm toán lớn các KTV đã thu thập cho mình được một khối lượng kinh nghiệm để nhảy ra bên ngoài. Và thông thường,những KTV này thích đầu quân cho chính các khách hàng mà một thời họ đã gắn bó.Cứ sau 3-5 năm làm việc có đến 60- 80% các KTV nhảy dù ra ngoài.Ví dụ trong một đợt tuyển dụng vào công ty kiểm toán A có 15 KTV thì sau khoảng 2-3 năm đầu con số này rơi rụng còn một nủa,sau chừng 3-5 năm tiếp đó thì con số này chỉ còn 1/3 hoặc thấp hơn.

Việc cháy máu chất xám hiện nay diễn ra thường xuyên dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực trầm trọng

Một phần của tài liệu 170 Bàn về vấn đề nguồn nhân lực cho kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w