Nhằm thực hiện các cam kết quốc tế liên quan đến Hải quan đòi hỏi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động hải quan mà quan trọng nhất là Luật Hải quan, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành phải nội luật hóa từng bước các cam kết quốc tế.
- Trong khuôn khổ WTO các cam kết liên quan đến hải quan chủ yếu trong lĩnh vực thuế quan, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế thơng qua q trình đơn giản hóa và hài hịa thủ tục hải quan theo các chuẩn mực của hải quan quốc tế khi Việt Nam gia nhập tổ chức này.
- Trong khuôn khổ ASEAN trên cơ sở các quy định trong các công ước quốc tế về hải quan hoặc liên quan đến hải quan của WCO (Tổ chức Hải quan thế giới) và các tổ chức quốc tế khác kết hợp với các mục tiêu cơ bản trong khuôn khổ ASEAN thể hiện qua các văn kiện: Hiệp định Hải quan ASEAN (có hiệu lực từ tháng 03/1997); Hiệp định về chương trình thuế quan ưu đãi (CEPT) ký ngày 28/01/1992 tại Singapore; Hiệp định quá cảnh ASEAN có hiệu lực từ năm 1998.
- Trong khuôn khổ AFEC tiểu ban thủ tục hải quan của AFEC bắt đầu việc thực hiện xây dựng các cam kết nhằm hài hòa các thủ tục hải quan giữa các nền kinh tế dựa trên các chuẩn mực của WCO với xuất phát điểm là những mục tiêu cụ thể về thời điểm thực hiện các chương trình về nghiệp vụ hải quan thể hiện trong kế hoạch hành động Manila năm 1996.
- Trong khuôn khổ ASEM hướng trọng tâm vào việc hợp tác chống gian lận thương mại và buôn lậu.
- Trong khuôn khổ các quan hệ song phương, Việt Nam đã ký kết gần 80 Hiệp định thương mại song phương với các nước, trong đó có Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ với nhiều cam kết liên quan đến hải quan như: Phải thực hiện xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trị giá GATT/WTO, Hiệp định phân loại hàng hóa theo cơng ước HS, thực thi các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới. Các cam kết trên đều nằm trong các cam kết theo yêu cầu gia nhập WTO mà hiện nay ngành Hải quan đang tích cực chuẩn bị triển khai.
Với đặc thù hoạt động gắn liền với quan hệ giao lưu quốc tế, xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch, và là một trong số rất ít những ngành nghề có tổ chức hợp tác quốc tế chặt chẽ, hiệu quả (tổ chức Hội đồng hợp tác hải quan, nay là Tổ chức Hải quan thế giới - WCO) ngành Hải quan đã có những bước đi hội nhập thế giới và khu vực từ rất sớm. Từ 1991 đến 1997, Hải quan Việt Nam đã lần lượt ký kết các thỏa thuận hợp tác và hỗ trợ nghiệp vụ với hải quan các nước Pháp, Anh, Philippin, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật, Ôxtrâylia, ấn Độ, Liên bang Nga, Hải quan các nước trong ASEAN và Hải quan Đài Loan... Năm 1993, Hải quan Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hội đồng hợp tác hải quan quốc tế (CCC) nay là Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Sự kiện này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của Hải quan Việt Nam, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho Hải quan Việt Nam hòa nhập vào cộng đồng hải quan quốc tế, nhận được sự trợ giúp kỹ thuật và có điều kiện học hỏi, cải cách vươn lên để ngang tầm Hải quan các nước tiên tiến.
Năm 1995 khi Việt Nam chính thức ra nhập ASEAN thì Hải quan là một trong những ngành sớm nhất gia nhập một tổ chức nội khối của ASEAN, đó là Tổ chức Hải quan ASEAN và chỉ mấy tháng sau khi gia nhập tổ chức này, Hải quan Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công hội nghị Tổng Cục trưởng Hải quan các nước ASEAN. Đây là hội nghị có tầm khu vực đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam kể từ khi Việt Nam ra nhập ASEAN. Trong mấy năm gần đây Hải quan Việt Nam đã tham gia mạnh mẽ vào hai lĩnh vực hợp tác chính về hải quan trong APEC là chứng nhận hợp chuẩn (SCSC) và thủ tục hải quan (SCCP), tham gia hội nghị Hải quan các nước khu vực Châu á - Thái Bình Dương, đăng cai tổ chức thành công hai hội thảo khu vực của WCO về hai lĩnh vục nghiệp vụ mới: "Hài hịa các quy tắc xuất xứ khơng ưu đãi" và "Đánh giá rủi ro"; tham gia Công ước HS, Công ước KYOTO và nhiều chương trình, hiệp định, cơng ước của hải quan khu vực và thế giới.
Chính việc hội nhập sớm vào khu vực và thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hải quan Việt Nam đẩy mạnh cải cách thủ tục hải quan và từng bước hiện đại hóa hoạt động của mình nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới nền kinh tế và phục vụ tốt cho phát triển xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch... Đặc biệt từ năm 1994 trở lại đây, ngành Hải quan được đánh giá là đã cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, trước hết là thủ tục hải quan, được Chính
phủ, cộng đồng doanh nghiệp, đơng đảo nhân dân và khách quốc tế ghi nhận. Cải cách hành chính của ngành Hải quan xuất phát từ nhu cầu hội nhập của nền kinh tế đất nước, và chính sự hội nhập quốc tế tích cực, nhanh chóng của ngành Hải quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải cách thủ tục hải quan nhất là tạo điều kiện thơng quan hàng hóa nhanh chóng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.