văn hoá gắn chặt với nó
Về phía tỉnh, thành phố: Việc bảo tồn và phát triển di tích là một trong những sự quan tâm của nhà nước, các cấp lãnh đạo. Đây chính là những cơ quan chủ quản, có thẩm quyền quản lý, khai thác và phát triển di sản di tích. Những ngôi đình cổ không chỉ là niềm tự hào của một dòng họ, một làng quê mà hơn thế nó giữ được các giá trị văn hoá tiêu biểu của người Việt.
Một số biện pháp để bảo tồn, phát huy giá trị di tích như:
Về lĩnh vực chuyên ngành, nghiên cứu khoa học: đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cần có chiến lược đào tạo cơ bản nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
Công tác trùng tu trước hết là nhằm bảo vệ di tích, vì vậy cần tăng cường hợp tác giữa các cơ quan làm công tác quản lý trùng tu trong vùng và cả nước để có được kinh nghiệm cũng như sự chuyên nghiệp, sự nhất quán trong công tác trùng tu, kịp thời tránh những sai sót đáng tiếc. Đảm bảo các nguyên tắc chung vì hệ thống đình được làm bằng gỗ là chủ yếu, dễ bị hư hoại qua thời gian do mọt, ẩm ướt...
Về lĩnh vực quản lý, bảo tồn: Đánh giá được vai trò của văn hoá trong thời đại hiện nay, đồng thời chỉ ra được mối quan hệ tương hỗ giữa bảo tồn và phát triển vì đây là hai phạm trù gần như trái ngược nhau, tuy nhiên cần nhận thấy rằng bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống là nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội.
Ban hành các văn bản pháp quy, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, trùng tu, bảo tồn. Lập các chương trình quản lý, khoanh vùng bảo vệ cũng như tạo lập các hồ sơ di tích trong đó nắm bắt đầy đủ hiện trạng, giá trị văn hoá của di tích tạo cơ sở cho việc quản lý, tu bổ, phục hồi các di tích.
Quy định rõ chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ của từng ban ngành đoàn thể địa phương để phát huy tính độc lập, năng động và nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Từ đó, những đơn vị từ địa phương có thể linh hoạt thực hiện các hoạt động như sinh hoạt văn hoá cộng đồng trong
làng vào những ngày lễ, tết, rằm hoặc dễ dàng tạo điều kiện cho những người cần tìm hiểu và muốn tìm hiểu về đình có thể tiếp cận nhanh chóng.
Đảm bảo kinh phí từ nguồn vốn của tỉnh, các chương trình mục tiêu quốc gia, từ nguồn ngân sách địa phương hoặc từ nhân dân để kịp thời cho công tác tu bổ, bảo vệ hàng năm.
Về lĩnh vực tuyên truyền, phát huy các giá trị di sản: đưa các bài viết về đình làng trên địa bàn thành phố lên các website của tỉnh, thành phố, sở văn hoá... để người dân tiện tìm hiểu, tra cứu dễ dàng, nhận thức rõ vai trò tối quan trọng của cộng đồng trong bảo tồn các di sản văn hoá.
Thường xuyên tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức cho người dân, cho thế hệ trẻ đặc biệt là những người dân trong khu vực gần di tích (ở đây là trong khu vực gần đình) hiểu rõ được giá trị của ngôi đình, để họ thêm yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ, vì không ai có thể bảo vệ di tích tốt hơn nhân dân.
Thực hiện các chương trình ngoại khoá, các cuộc thi tìm hiểu về hệ thống đình ở từng địa phương nói riêng và trong tỉnh nói chung để các bạn trẻ, các em học sinh và cả người dân có thêm nguồn kiến thức và khơi nguồn động lực cho việc tìm tòi về với quá khứ, với tinh hoa văn hoá cổ truyền.
Về lĩnh vực hợp tác, đối ngoại: tăng cường hợp tác, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ những người bạn quốc tế đến nước ta để nghiên cứu khoa học, bảo vệ di sản...
Về phía người dân: ngôi đình vẫn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của họ tuy nhiên không phải là ai cũng có hiểu biết về công tác bảo tồn, đây là đối tượng rất quan trọng trong công tác bảo tồn và phát triển di tích bởi sự kịp thời phát hiện những hành vi phá hoại, làm ảnh hưởng đến cảnh quan của đình.
Họ cũng là đối tượng trực tiếp gìn giữ, lưu truyền những giá trị văn hoá, lịch sử đi liền với ngôi đình (với di tích ), cùng với các ban ngành chức năng tham gia vào quá trình bảo vệ và phát triển di tích.
Bản thân em: là những sinh viên ngành Việt Nam học, được học và có điều kiện tìm hiểu về nền năn hoá truyền thống dân tộc thì cần nhận thức rõ tầm quan trọng của di tích. Chúng ta có thể là cộng tác viên cùng với các cơ quan nhà nước thực hiện các chương trình nhằm cố gắng bảo vệ di tích, tích cực tuyên truyền cho người dân và nhất và giới trẻ.
Cùng với người dân địa phương thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với tài sản quốc gia, dân tộc mà đây chính là những di tích, những ngôi đình cần được bảo vệ.
C. KẾT LUẬN
Ngôi đình đã và mãi là niềm tự hào dân tộc không chỉ bởi vai trò của nó trong đời sống cư dân xưa, mà ngày nay dù những di tích đã được trùng tu, vẻ cổ kính không còn thì bên trong nó vẫn tồn tại một sức sống do chính những con người chân quê làm nên.
Văn hoá làng xã cổ truyền Việt Nam đã tạo dựng và luôn gìn giữ những gì thuộc về quá khứ, “ ôn cố tri tân” là điều mà tôi đang thực hiện, đình làng vẫn ăn sâu trong đời sống của người dân Tam Kỳ nay, tìm về với làng quê thanh bình với ngôi đình làng sẽ giúp chúng ta có cái nhìn mới về con đường sắp tới chúng ta sẽ đi và phải đi, giữ cho mình “ hoà nhập không hoà tan ” giữa sự giao lưu mạnh mẽ toàn cầu hiện nay không là nhiệm vụ của riêng ai, từng địa phương, từng vùng cần phải quan tâm hơn nữa trong việc bảo tồn phát triển những giá trị văn hoá, vì nó không chỉ đơn thuần là đời sống tinh thần mà trong tương lai sẽ là nguồn lực để chúng ta phát triển kinh tế, khẳng định vị trí của một làng, một vùng và rộng hơn là một quốc gia.
Thành phố Tam Kỳ đang dần chuyển mình, và rồi những di tích cổ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn nạn hơn, liệu rằng chúng ta sẽ mãi đứng vững như “kiền ba chân”, ngay từ lúc này chúng ta cần phải gắn sự phát triển toàn diện của tỉnh đồng thời với sự bảo lưu thuần phong mỹ tục, với bản sắc truyền thống dân tộc, cổ kim đồng hành.