1. Huân chương Độc lập hạng ba:
- Đã được tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất , 10 năm tiếp theo trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 lần được tặng Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; - Có q trình xây dựng và phát triển từ 30 năm trở lên
2. Huân chương Độc lập hạng nhì:
- Đã được tặng thưởng Huân chương Độc Lập hạng ba và 10 năm tiếp theo trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 lần được tặng Cờ thi đua của Chính phủ và 01 lần được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và 01
lần được tặng Bằng khen của UBND tỉnh hoặc có 02 lần được Cờ thi đua của Chính phủ và 02 lần được tặng Cờ thi đua của Ủy ban nhân nhân dân tỉnh và 01 lần được tặng Bằng khen của Ủy ban nhân tỉnh;
- Nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
3. Huân chương Độc lập hạng nhất:
- Đã được tặng thưởng Huân chương Độc Lập hạng nhì và 10 năm tiếp theo trở lên liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 03 lần được tặng Cờ thi đua của Chính phủ và 01 lần được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc có 03 lần được tặng Cờ thi đua của chính phủ và 02 lần được tặng cờ thi đua của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thẻ trong sạch, vững mạnh
Chương IV
HỘI ĐỒNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
Điều 21. Hệ thống tổ chức, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng thi đua, khen thưởng
1.1. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng gồm - Chủ tịch là Giám đốc Trung tâm Y tế
- Thư ký Hội đồng: Trưởng phịng hành chính tổng hợp
- Các ủy viên gồm: các phó giám đốc,các trưởng,phó các khoa, phịng và đại diện một số trạm y tế xã, thị trấn
1.2. Nguyên tắc hoạt đồng của Hội đồng thi đua – Khen thưởng
- Hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng là các kỳ họp, quyết định theo nguyên tắc đa số.
- Hội đồng thi đua – Khen thưởng chỉ họp khi Chủ tịch Hội đồng triệu tập và phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự.
Điều 22. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc – Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng.
- Chủ trì và kết luận các cuộc họp của Hội đồng;
- Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng trong đơn vị, quyết định phương hướng, kế hoạch hoạt động, nội dung và các biện pháp thực hiện trên cơ sở tham mưu, tư vấn của Hội đồng Thi đua khen thưởng
- Trong trường hợp có lý do chính đáng, Giám đốc – Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng có quyền phủ quyết tồn bộ hoặc một phần kết quả bình xét các danh hiệu thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng thực hiện và chịu trách nhiệm về quyết định của mình
Điều 23: Nhiệm vụ và Quyền hạn của Hội đồng Thi đua-Khen Thưởng
- Thảo luận, thông qua danh sách đề nghị khen thưởng do các khoa, phòng, trạm y tế xã, thị trấn đề nghị.
- Tư vấn, tham mưu cho Giám đốc quyết định khen thưởng theo thẩm quyền các tập thể và cá nhân trong tồn đơn vị đạt được thành tích xuất sắc đột xuất hoặc trong các đợt thi đua.
- Tư vấn, tham mưu cho Giám đốc xem xét các tập thể và cá nhan đủ tiêu chuẩn để trình cấp có thẩm quyền xét tặng các hình thức khen thưởng
Chương V
QUY TRÌNH BÌNH XÉT DANH HIỆU THI ĐUA, THỦ TỤC HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG THỦ TỤC HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG Điều 24. Quy trình bình xét danh hiệu
- Các khoa, phịng, trạm y tế các xã, thị trấn tổ chức họp xét đánh giá viên chức, người lao động tại đơn vị mình.
- Tổng hợp báo cáo kết quả về phịng hành chính tổng hợp
- Hội đồng thi đua khen thưởng của đơn vị sẽ họp thi đua khen thưởng trên cơ sở nhận xét tại các đơn vị.
Điều 25 . Hồ sơ
- Bản tự kiểm điểm đánh giá phân loại cán bộ, viên chức năm - Dự thảo báo cáo tổng kết năm và phương hướng năm tới
- Biên bản họp xét thi đua của các khoa, phòng, trạm y tế các xã, thị trấn - Bản đăng ký thi đua năm tới.
- Báo cáo thành tích cá nhân và tập thể đề nghị khen thưởng( theo mẫu ban hành tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017)
Chương VI
QUỸ THI ĐUA KHEN THƯỞNG, TIỀN THƯỞNG, CÁC QUYỀN LỢI KHÁC CÁC QUYỀN LỢI KHÁC
Điều 26. Trích lập và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng:
1.1. Quỹ thi đua, khen thưởng: được trích lập và sử dụng theo quy định hiện hành của Pháp luật thi đua, khen thưởng.
1.2. Tiền thưởng và mức tiền thưởng: Thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước và theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
Chương VII
GIẢI QUYẾT ĐƠN THƯ, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 27. Giải quyết các đơn thư phản hồi liên quan đến thi đua, khen thưởng
Mọi ý kiến, đơn thư phản hồi được gửi tới Hội đồng Thi đua- Khen thưởng( qua phịng hành chính tổng hợp) để tổng hợp. Bộ phận tiếp nhận chịu trách nhiệm nghiên cứu, thẩm định( theo chức năng nhiệm vụ của mình), trình cá nhân có thẩm quyền trả lời.
Điều 28. Giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Giám đốc – Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH1. Tổ chức thực hiện 1. Tổ chức thực hiện
Thủ trưởng đơn vị, Ban chấp hành Cơng đồn cơ sở và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng có trách nhiệm phối hợp triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước trong cơ quan; đôn đốc cán bộ, viên chức, người lao động và đồn viên cơng đồn thực hiện nghiêm túc quy chế này.
2. Hiệu lực thi hành
- Quy định này có hiệu lực từ ngày ký
- Những nội dung khơng quy định trong quy định này thì áp dụng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và các lĩnh vực khác có liên quan.
- Trong q trình thực hiện, nếu có vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, Trưởng các khoa, phòng, trạm y tế các xã, thị trấn gửi ý kiến về Hội đồng Thi đua – Khen thường( qua phịng Hành chính tổng hợp) để trình Giám đốc xem xét, quyết định./.