KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xây Dựng & Thương Mại XNK Hà Thành (Trang 34 - 43)

Do ở công ty đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm trùng nhau nên công ty sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành sản phẩm. Toàn bộ chi phí tập hợp được cho từng đối tượng tính giá thành và đó chính là giá thành. Sản phẩm xây lắp đó được tính theo công thức :

= + -

Vào thời điểm cuối kỳ kế toán xác định được số liệu về chi phí phát sinh trong kỳ gồm:

- Chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sử dụng máy thi công - Chi phí sản xuất chung

Đồng thời đánh giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, ở công ty công trình Dung Quất bắt đầu từ tháng 11/2002 và đến cuối tháng 3 /2003 công trình đã hoàn thành bàn giao. Vì vậy cuối kỳ không có số dư.

Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Chi phí thực tế sản phẩm dở dang cuối kỳ Chi phí thực tế sản phẩm dở dang đầu kỳ Chi phí kết chuyển tiêu thụ trong kỳ

Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao tập hợp vào bên Nợ Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”

Căn cứ vào số dư đầu kỳ và số chi phí phát sinh trong kỳ trên TK 154 kế toán định khoản : Nợ TK 632 838.147.948 Có TK 154 838.147.948 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Tên công trình

Chi phí sản xuất Quý I/2003 Tổng cộng chi phí phát sinh Chi phí sản xuất dở dang TK 621 TK 622 TK 623 TK 627 Đầu kỳ Cuối kỳ Trục vào khu công nghiệp Dung Quất Tổng cộng 284.023.890 284.023.890 83.960.000 83.960.000 203.106.558 203.106.558 116.617.500 116.617.500 687.707.948 687.707.948 150.440.000 150.440.000 - -

PHẦN C

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

TẠI CÔNG TY XD VÀ TM XNK HÀ THÀNH I. NHẬN XÉT CHUNG

1. Ưu điểm

Tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty đã đi sâu vào hoạt động theo đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Công ty ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác mở rộng địa bàn hoạt động để từng bước khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường. Là một công ty mới ra đời lại hoạt động trong một lĩnh vực có thể nói đòi hỏi phải vững mạnh trong rất nhiều yếu tố đặc biệt là nguồn vốn. Trong khi đó có rất nhiều các công ty xây dựng công trình lớn mà chủ đầu tư là Nhà nước, đây là một khó khăn rất lớn của Công ty. Tuy nhiên trong thời gian qua có thể nói Công ty đã hoạt động tương đối hiệu quả, từng bước khẳng định mình. Có được những thành tựu như vậy là do sự cố gắng của mỗi thành viên trong công ty.

Với tổ chức bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, linh động trong sản xuất kinh doanh, luôn tìm hướng đi đúng và xây dựng mô hình tổ chức sản xuất phù hợp.

Với bộ máy kế toán được trang bị phương tiện, thiết bị tính toán tương đối hoàn chỉnh cho công tác kế toán ở Công ty, đồng thời với sự phân bổ nhiệm vụ rõ ràng phù hợp với nghề nghiệp từng người. Bộ máy kế toán ở Công ty hiện nay đều là những nhân viên trẻ, năng lực, trung thực, nhiệt tình trong công tác kế toán và quản lý tài chính ở Công ty.

Về hình thức kế toán và phương pháp kế toán : Công ty áp dụng hình thức sổ sách kế toán, chứng từ ghi sổ. Nói chung đây là hình thức tương đối đơn giản và thuận tiện phù hợp với điều kiện tổ chức sản xuất ở công ty theo đúng quy định của Bộ tài chính ban hành.

Phương pháp kế toán sử dụng tại công ty là phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này tương đối phù hợp và áp dụng rộng rãi cho mọi công ty. Với phương pháp này cho phép phản ánh chính xác, kịp thời, thường xuyên tình hình sản xuất kinh doanh và thông tin tài chính theo yêu cầu của nhà quản lý.

Về hạch toán chi phí : Công ty đã chấp hành đúng thực trạng của các chi phí phát sinh trong kỳ và ghi chép đầy đủ vào hệ thống sổ sách kế toán.

Việc xây dựng các khoản mục giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty tương đối hợp lý và đầy đủ.

2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên,công ty vẫn còn một số tồn tại nhất định cần phải khắc phục.

Việc tập hợp vào sổ thường dồn vào cuối kỳ dẫn đến công việc nhiều, dễ sai sót. Công ty không tính trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ nên khi phát sinh các khoản phải trả một lần quá lớn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của công ty.

Về kế toán chi phí nguyên vật liệu : Do việc xác định nội dung chi phí của từng khoản mục nên dẫn đến việc kế toán không đầy đủ ví dụ như trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán lại hạch toán cả chi phí nguyên vật liệu sử dụng máy thi công. ..

Do đặc điểm của riêng sản phẩm xây lắp nên kế toán nguyên vật liệu còn có rất nhiều hạn chế. Bên cạnh đó địa bàn kinh doanh và đấu thầu của Công ty xa trụ sở công ty làm việc vì vậy chứng từ hoá đơn ở các đội gửi về thường bị chậm.Do đó việc kiểm

tra sản phẩm dở dang cuối kỳ cũng khó có thể tiến hành kiểm kê tất cả các công trình. Do vậy việc xác định sản phẩm dở dang chỉ ở mức độ tương đối.

Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp :

Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty chủ yếu là công nhân thuê ngoài, chi phí này chiếm một phần không nhỏ trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, nhưng việc hạch toán khoản chi phí chưa được hợp lý.

Về chi phí sử dụng máy thi công :

Đây là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng tương đối lớn. TK 623” Chi phí sử dụng máy thi công” để tổng hợp các nội dung chi phí nên chưa thấy rõ chi tiết nội dung chi phí thuộc khoản mục này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY

1. Về công tác kế toán

Công ty cần không ngừng đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên kế toán đặc biệt là trang bị về những kiến thức về hệ thống kế toán hiện hành, về kiểm toán.Bởi vì đó là hành trang không thể thiếu được đối với những người làm kế toán trong giai đoạn đổi mới hiện nay.

Công ty cần sớm nắm bắt và làm việc trên máy vi tính. Đây là việc vừa nhanh vừa gọn việc quản lý trong việc hạch toán kế toán giúp cho quản lý doanh nghiệp đầy đủ chính xác kịp thời thường xuyên. Do đó Công ty cần đào tạo và nâng cao trình độ sử dụng máy vi tính cho tất cả các nhân viên kế toán và từng bước đưa vào phần mềm tín dụng.

2. Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :

Ở Công ty với hệ thống sổ sách chi tiết hiện có, có thể xem là thoả mãn điều kiện cần nhưng chưa phải là đủ hoàn toàn.

Khi xuất nguyên vật liệu trực tiếp thi công công trình cần có kế hoạch, biện pháp theo dõi chặt chẽ để công trình hoàn thành. Số nguyên vật liệu không hết kế toán phải theo dõi và phản ánh trên sổ sách kế toán để ghi giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho công trình nhằm đánh giá chính xác giá thành công việc đã hoàn thành.

Để quản lý chặt chẽ hơn và đảm bảo việc hạch toán chi phí được xác đinh chính xác, kế toán nên mở sổ chi tiết Tài khoản 152 để theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu. Kế toán cần tiến hành phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng khoản mục chi phí rồi mới lần lượt ghi sổ để tránh việc ghi nhầm sang khoản mục chi phí khác đặc biệt là chi phí nhiên liệu ( như : xăng, dầu,...)

3. Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp :

Cũng như các khoản mục chi phí khác kế toán nên phân loại chứng từ theo các khoản mục chi phí trước khi vào sổ kế toán tổng hợp, cần thường xuyên kiểm tra việc ghi chép của kế toán viên để kịp thời phát hiện chấn chỉnh. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho người quản lý nắm bắt được tình trạng sử dụng lao động, quản lý lương chặt chẽ, việc tính lương và các khoản có tính chất lương được chính xác và toàn diện hơn.

Hiện nay Công ty áp dụng cách tính lương theo ngày công lao động thực tế nhân với đơn giá tiền lương. Theo hình thức này kế toán sẽ tính toán và nên bảng thanh toán lương nhanh và chính xác. Ở Công ty công trực tiếp được chia ra các công việc như công nhân kè đá lề đường, công nhân đổ đất lề, công nhân đổ bê tông... Vì vậy nên trả lương theo hình thức giao khoán theo công việc sẽ hợp lý và hiệu quả hơn. Hình thức

giao khoán sẽ kích thích người lao động, từ đó khối lượng công việc sẽ thực hiện được nhanh hơn.

4. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:

Chi phí sử dụng máy thi công chiếm một tỷ trọng rất lớn trong quá trình tạo ra sản phẩm đặc biệt là chi phí khấu hao máy thi công ở Công ty.

Công ty nên chi tiết chi phí trong khoản mục 623, sau khi kết chuyển vào TK 154 nên phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho các đối tượng theo khối lượng máy đã phục vụ (thường tính theo ca máy). Như vậy việc tập hợp chi phí sẽ chính xác và đầy đủ tránh đột biến về giá thành cho công trình.

Công ty nên mở sổ chi tiết TK 623 sử dụng cho từng công trình, hạng mục công trình, có thể đặt tên từng Tài khoản chi tiết cho phù hợp với nội dung kế toán khoản mục này ở Công ty.

Ví dụ như :

TK 6231 : Chi phí nhân viên

TK 6232 : Chi phí nguyên vật liệu, CCDC TK 6234 : Chi phí khấu hao máy thi công TK 6237 : Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6238 :Chi phí khác bằng tiền

5. Kế toán chi phí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất chung tại công ty hiện nay phát sinh rất nhiều song chủ yếu là chi phí về điện thoại, chi phí tiếp khách. Đây là vấn đề về công tác quản lý của Công ty, lãnh đạo Công ty cần có những biện pháp để giảm chi phí của khoản mục này. Công ty nên tính và trích trước chi phí sửa chữa lớn Tài sản cố định, khi chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh sẽ ảnh hưởng không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề tài chính của Công ty.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường biến động, môi trường này vừa tạo cơ hội có thể đem lại lợi nhuận nhưng cũng luôn có những rủi ro cho các doanh nghiệp. Sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như từng doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào kinh doanh và hiệu quả kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp đều có chiến lược phát triển cũng như phương pháp kế toán riêng nhưng đều có chung mục đích là tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá chi phí. Để đương đầu với những thử thách, cạnh tranh trong kinh doanh đó mỗi doanh nghiệp phải tự vươn lên khẳng định mình bằng chất lượng sản phẩm. Trong đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” tại Công ty XD và TM XNK Hà Thành, em đã áp dụng những kiến thức đã học để nghiên cứu thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.

Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô ở trường cùng với sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của các anh chị kế toán tại Công ty em đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài “ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm”.

Tuy vậy, do trình độ cũng như nhận thức của bản thân còn hạn chế nên trong báo cáo này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong được sự giúp đỡ của của quý thầy cô cùng Ban lãnh đạo Công ty để bản thân em rút kinh nghiệm và làm tiền đề cho công tác sau này.

Một lần nữa, em xin cảm ơn Thầy giáo Lê Thanh Quốc cùng quý thầy cô bộ môn kế toán và xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty, các anh chị kế toán Công ty XD và TM XNK Hà Thành đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Đà Nẵng, Tháng 06 Năm 2004 Học viên thực hiện Hồ thị Nữ MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU... 1

PHẦN A : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP... 2

I. KHÁI NIỆM VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM...2

1. Khái niệm về chi phí sản xuất...2

2. Khái niệm về giá thành...2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM...2

2. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành...4

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT...5

1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất...5

2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất...5

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH...6

1. Đối tượng tính giá thành...6

2. Phương pháp tính giá thành...6

V. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT...7

1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...7

2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp...8

3.Kế toán chi phí sử dụng máy thi công...9

4. Kế toán chi phí sản xuất chung...11

5. Kế toánhợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp ...13

VI. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THIỆT HẠI TRONG SẢN XUẤT...14

1. Thiệt hại phá đi làm lại...14

2. Thiệt hại ngừng sản xuất...15

VII. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ...15

PHẦN B : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XD VÀ TM XNK HÀ THÀNH...17

A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ...17

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY...17

1. Quá trình hình thành...17

2. Quá trình phát triển...17

II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT...17

III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ...18

1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý...18

2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận ...18

IV. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN...19

1. Sơ đồ bộ máy kế toán...19

2. Chức năng của các bộ phận...19 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Hình thức kế toán...20

B- THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XD VÀ TM XNK HÀ THÀNH...21

I. ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM...21

II. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT...22

1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...22

2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp...25

3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công...28

4. Kế toán chi phí sản xuất chung...31

5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp...34

6. Đánh giá sản phẩm dở dang...35

III. KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH...35

PHẦN C : MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY XD VÀ TM XUẤT NHẬP KHẨU HÀ THÀNH...37

I. NHẬN XÉT CHUNG...37

1.Ưu điểm...37

2. Nhược điểm...37 II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP

HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY...38

1. Về công tác kế toán...38

2. Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...38

3. Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp...39

4. Về kế toán chi phí sử dụng máy thi công...39

5. Về kế toán chi phí sản xuất chung...40

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xây Dựng & Thương Mại XNK Hà Thành (Trang 34 - 43)