- Xử lý hạt giống:
5.1.6. xuất các biện pháp bảo vệ tái sinh tự nhiên: 1 Trồng rừng:
5.1.6.1. Trồng rừng:
-Kỹ thuật thu hái, chế biến, bảo quản, xử lý hạt giống, kỹ thuật gieo ươm cũng như tiêu chuẩn cây con khi xuất vườn được trích dẫn từ quyển:" Sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài cây trồng rừng" [7]
- Nơi trồng: Nên trồng Lim xẹt ở có độ cao tuyệt đối dưới 300m, độ dốc dưới 210. Đất trồng Lim xẹt là đất Feralít đỏ vàng, phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét và mica, nồng độ PH từ 3,95-4,62. Nhiệt độ bình quân năm là 23-240C, độ ẩm khơng khí bình qn năm 81%, lượng mưa bình qn năm trên 1600mm, độ tàn che < 45%. Có thể trồng hỗn giao với các lồi cây như : Re, Trám chim, Vạng trứng, Lim xanh, Bùm bụp … tuỳ theo từng mục đích kinh doanh.
5.1.6.2. Ni dƣỡng và làm giàu rừng:
- Bảo vệ tồn bộ diện tích rừng và các hệ sinh thái rừng hiện có: Trạng thái IIA, IIB và IC.
Đối với trạng thái IIA và IIB: Điều chỉnh mật độ tầng cây cao, giữ lại những cây gỗ lớn có phẩm chất tốt phân bố đều trên toàn diện tích. Phát luỗng dây leo, cây bụi , thảm tươi ở những nơi rậm rạp. Đồng thời cần giữ lại và ni dưỡng những lồi cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao để gieo giống như Re, Lim xẹt …, tỉa thưa một số loài cây gỗ tái sinh vừa và nhỏ kém giá trị có phẩm chất kém, cong queo, sâu bệnh.
Đối với những khu rừng non phục hồi chưa ổn định (trạng thái IC) cần phải tỉa thưa một số loài cây gỗ tái sinh vừa và nhỏ kém giá trị có phẩm chất kém, cong queo, sâu bệnh như thành ngạnh, thẩu tấu… , xúc tiến tái sinh tự nhiên với cây gỗ có giá trị kinh tế, cây con tái sinh có triển vọng tốt như Re, Lim xẹt… đồng thời kết hợp trồng bổ sung Lim xẹt với một số lồi cây khác có giá trị như; Re, Lim xanh, Vạng trứng …
5.2. Tồn tại:
Chưa có thời gian theo dõi liên tục mùa ra hoa kết quả của cây mẹ nên chưa biết được khả năng gieo giống của cây mẹ hàng năm diễn ra như thế nào.
Chưa có điều kiện để nghiên cứu các nội dung trong kỹ thuật tạo cây con như: Theo dõi sức nảy mầm của hạt giống và các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm: Tình hình sâu bệnh hại, ảnh hưởng của độ tàn che, phân bón …
Đề tài mới chỉ nghiên cứu định lượng được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của loài Lim xẹt tái sinh tự nhiên như độ tàn che, độ cao so với mặt nước biển, đất đai và ảnh hưởng của tầng cây bụi thảm tươi. Chưa định lượng được ảnh hưởng của độ pH, hàm lượng đạm, hàm lượng P2O5, hàm lượng K2O trên phạm vi rộng hơn.
5.3. Kiến nghị:
Kết quả của đề tài có thể sử dụng để tham khảo trong các nghiên cứu tiếp theo với loài Lim xẹt ở Tam Đảo và nơi khác.
Trong điều kiện đầy đủ hơn về kinh phí và thời gian, đề nghị tiếp tục nghiên cứu theo hướng tăng dung lượng mẫu điều tra, mở rộng vùng nghiên
cứu, mở rộng phạm vi nghiên cứu để tăng mức độ tin cậy của các kết luận đã đạt được. Đồng thời, cần nghiên cứu thêm các nội dung trong kỹ thuật tạo cây con vì lồi Lim xẹt có thể trồng làm giàu rừng và phục hồi rừng tốt.