Tín
hiệu Phần đệm dữ liệu xen Phần đệm dữ liệu nhanh
Lớp 2M-1 Lớp 2M-2 Lớp 2M-3 Lớp 2M-1 Lớp 2M-2 Lớp 2M-3 AS0 64 64 64 0 0 0 AS1 64 64 0 0 0 0 AS2 64 0 0 0 0 0 LS0 2 2 255 0 0 0 LS1 0 0 0 5 0 5 LS2 0 0 0 12 12 0
Kỹ thuật ADSL không sử dụng bộ chia là một ứng dụng đặc biệt của kỹ thuật ADSL. Kỹ thuật này đã được nhóm Universal nghiên cứu thành tiêu chuẩn G.lite sau này được ITU chấp nhận thành tiêu chuẩn G992.2 vào thàng 6 năm 1999. Mục đích của kỹ thuật này cho phép đơn giản hoá việc lắp đặt thiết bị cho khách hàng đồng thời cung cấp khả năng quản lý cao hơn cho nhà khai thác và giảm giá thành lắp đặt ban đầu.
Kỹ thuật ADSL G.Lite đơn giản hoá bằng cách bỏ bộ chia ở phía khách hàng nhưng vẫn giữ lại bộ lọc băng thông cao ở modem ADSL. Như vậy ở phía modem ADSL chỉ nhận được tín hiệu tần số cao dành cho ADSL còn ở phí thoại có thể nhận được cả 2 loại tín hiệu thoại và ADSL nhưng chỉ có tín hiệu toại được chuyển sang tín hiệu âm thanh. tuy nhiên vẫn có thể một phần tín hiệu ADSL được chuyển sang tín hiệu âm thanh có nghĩa là chát lượng thoại cũng bị ảnh hưởng.
Với kỹ thuật này modem G.Lite và điện thoại của khách hàng hoạt động trên cùng một hệ thống dây dẫn cho phép khách hàng có thể sử dụng dịch vụ thoại hay modem băng tần thoại một cách bình thường. Việc này trái ngược với ADSL thông thường là phải có các đường dây dẫn riêng cho ADSL và dịch vụ điện thoại sau khi tín hiệu qua bộ chia (thông thường là một đoạn dây dẫn mới tới modem ADSL).
Chúng ta có thể so sánh giữa 2 loại ADSL qua hình vẽ
1.4.7 Các dịch vụ có thể được kỹ thuật ADSL cung cấp
Khái niệm ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line) - đường thuê bao số không đối xứng là một kỹ thuật làm thay đổi hoàn toàn năng lực của đường thuê bao thoại truyền thống. Kỹ thuật này cho phép truyền đồng thời tín hiệu thoại và nhiều dịch vụ tốc độ cao khác (truyền số liệu, thông tin) với chất lượng tốt trên đôi dây
Voice & ADSL Custormer Premies Splitter ADSL G.DMT
Modem & ADSLVoice
Custormer Premies Microfilter ADSL G.Lite Modem
đồng. Ðiều này đem lại lợi ích rất lớn cho nhà khai thác và cả khu vực thuê bao dân cư lẫn thuê bao công sở.
Sau đây chúng ta cùng xem xét những yếu tố thúc đẩy việc triển khai rộng rãi kỹ thuật ADSL trên thế giới.
- ADSL cho phép tận dụng các đôi cáp đồng thuê bao cho truy nhập Internet từ xa với tốc độ cao qua mạng kết hợp và dịch vụ. Về cơ bản, ADSL là giải pháp trung gian cung cấp các dịch vụ băng rộng trên mạng viễn thông hiện nay.
- ADSL có khả năng đáp ứng cho các ứng dụng mới đòi hỏi thời gian thực, đa phương tiện và dịch vụ video băng rộng chất lượng cao. Những ứng dụng này bao gồm: tính toán cộng đồng, hội nghị qua truyền hình, đào tạo từ xa và dịch vụ video theo yêu cầu.
- Hiện nay, ngành công nghiệp đang nghiêng mạnh theo hướng phát triển dựa trên các tiêu chuẩn. Ðiều này tạo ra sự liên kết hoạt động giữa các công ty và nhanh chóng hình thành một thị trường đồng nhất. Ðây chính là môi trường đảm bảo cho sự tồn tại của ADSL.
- ADSL mang lại cho nhà khai thác khả năng mềm dẻo trong việc cung cấp băng tần dịch vụ (tốc độ cố định hoặc lựa chọn tốc độ thích hợp) hoặc chất lượng dịch vụ tốt nhất như modem tương tự.
• Nhanh hơn gần 300 lần modem 24,4 kbit/s
• Nhanh hơn trên 100 lần modem 56 kbit/s
• Nhanh hơn gấp 70 lần ISDN tốc độ 128 kbi/s
- ADSL là một giải pháp mang lại lợi ích cho nhà cung cấp dịch vụ nhờ vào việc tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có. Nhà khai thác chỉ phải bảo dưỡng một đôi dây thuê bao của dịch vụ điện thoại truyền thống để cung cấp dịch vụ truyền số liệu và thoại. - ADSL cũng cho phép nhà khai thác cung cấp các kênh đảm bảo riêng giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ:
• Khách hàng làm chủ đường truyền dữ liệu của mình, điều này khác với dịch vụ modem thoại bị chia đường truyền cho các dịch vụ khác.
• Tốc độ đường truyền không bị ảnh hưởng bởi các người sử dụng khác do mỗi khách hàng sở hữu một đường truyền. Với dịch vụ qua modem thông thường tốc độ bị giảm xuống đáng kể khi có thêm người sử dụng.
- ADSL luôn ở chế độ chờ và sẵn sàng truyền tin bất cứ khi nào khách hàng cần. ADSL luôn được kết nối sẵn như một đường thuê bao điện thoại thông thường hoạt
động do đó sẽ không phải bỏ phí thời gian cho việc quay số và đợi kết nối nhiều lần trong ngày.
- Tất cả các nhà cung cấp dịch vụ lớn đều đã tiến hành thử nghiệm và đã chứng minh được tính hấp dẫn của ADSL. Hiện nay, ADSL đã đưa vào khai thác trên toàn thế giới với kết quả vượt ngoài mong đợi trong năm 1998 và 1999. Về khía cạnh thị trường, hầu hết các nhà cung cấp thiết bị đang thương mại hoá thế hệ sản phẩm thứ hai và thứ ba với độ hoàn thiện cao hơn và giá thành thấp hơn.
- ADSL sẽ trở thành kỹ thuật của những thập kỷ tới do mạng xây dựng trên nền ADSL rất phù hợp cho việc tải lưu lượng ATM.
- ADSL là cầu nối thông tin tới thế kỷ sau mà không cần thay cơ sở hạ tầng mới, không cần thêm các chi phí ngoài luồng và không phải tái đầu tư.
1.5 Kỹ thuật VDSL
Kỹ thuật cung cấp các đường thuê bao số với tốc độ rất cao được viết tắt là kỹ thuật VDSL. Cũng như các kỹ thuật xDSL khác như: ADSL, HDSL, SDSL, kỹ thuật VDSL được sử dụng để cung cấp các dịch vụ số liệu băng rộng như các kênh tivi, truy nhập dữ liệu với tốc độ rất cao, hội nghị qua video, video động, truyền tổ hợp dữ liệu và tín hiệu và tín hiệu video trên cùng một đường dây..v v.. cho các thuê bao dân cư và kinh doanh trong lúc chưa lắp đặt được mạng cáp quang đến tận nhà thuê bao.
Kỹ thuật VDSL sử dụng phương thức truyền dẫn giống như kỹ thuật ADSL, nhưng kỹ thuật VDSL có khả năng cung cấp số liệu với tốc độ cao gần gấp 10 lần tốc độ truyền dẫn của kỹ thuật ADSL (hình 1.19). Tốc độ truyền dẫn của VDSL thường nằm trong khoảng từ 13Mbit/s đến 60Mbit/s tuỳ thuộc vào khoảng cách truyền dẫn. Kỹ thuật VDSL có thể sử dụng phương thức truyền dẫn dịch vụ đối xứng (phương thức truyền dẫn có tốc độ truyền dẫn xuôi từ phía tổng đài tới thuê bao bằng với tốc độ truyền dẫn từ phía thuê bao đến tổng đài) và không đối xứng (phương thức truyền dẫn có tốc độ truyền dẫn xuôi từ phía tổng đài tới thuê bao cao hơn rất nhiều so với tốc độ truyền dẫn từ phía thuê bao tới tổng đài). Ðối với dạng truyền dẫn không đối xứng kỹ thuật VDSL thường dùng tỷ lệ tốc độ chiều đi và chiều về là 10:1, phương thức truyền dẫn này phù hợp để cung cấp dịch vụ tốc độ cao từ phía tổng đài tới thuê bao nên rất hay được sử dụng trong kỹ thuật VDSL.
Ngoài việc có khả năng cung cấp tốc độ cao hơn nhiều so với tốc độ truyền dẫn của kỹ thuật ADSL kỹ thuật VDSL còn yêu cầu khoảng động nhỏ hơn kỹ thuật ADSL nên kỹ thuật truyền dẫn của VDSL không phức tạp bằng kỹ thuật truyền dẫn ADSL. Mặc dù có nhiều ưu điểm như vậy nhưng kỹ thuật này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi đó là vì chưa lựa chọn được cơ chế điều chế, băng tần, phương pháp ghép kênh
thích hợp. Hơn nữa, một số chipset của modem sử dụng kỹ thuật ADSL vẫn còn đắt nên kỹ thuật này chưa được sử dụng nhiều trên thực tế. Tuy nhiên đây là một kỹ thuật đầy hứa hẹn trong một vài năm tiếp theo.
Mục lục
Lời nói đầu………..…………....1
1.1 Giới thiệu tổng quan kỹ thuật xDSL………..2
1.2 Kỹ thuật HDSL………...5
1.2.1 Giới thiệu kỹ thuật HDSL………..5
1.2.2 Phương pháp điều chế………6 1.2.3 Cấu hình kết nối……….7 1.2.4 Kỹ thuật HDSL-2………...8 1.2.5 Các ứng dụng của kỹ thuật HDSL………..…...9 1.2.6 Các vấn đề còn tồn tại………...11 1.3 kỸ thuật SDSL………..….11 1.4 Kỹ thuật ADSL……….….12
1.4.1 Giới thiệu Kỹ thuật ADSL……….……12
1.4.2 Cấu trúc hệ thống ADSL………...13
1.4.3 Các phương pháp điều chế………...15
1.4.4 Ghép kênh………..19
1.4.5 Cấu trúc siêu khung và khung ADSL,………...26
1.4.6 Kỹ thuật ADSL không sử dụng bộ chia……….…....31
1.4.7 Các dịch vụ có thể được ADSL cung cấp………..32