Vô ngã vô thường

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA TÔN GIÁO VÀ VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN (Trang 26 - 27)

Không có cái ta.

Không có gì hằng thường. Vạn vật luôn biến đổi theo quy luật sinh trụ dị diệt.

Tranh “"Bão biển- Sesson miêu tả cảnh biển trong bão với vài nét vẽ đơn sơ.

Trong bụi măng tre

Bài hát của tuổi già -Basho- Thanh Châu dịch

Các nhà thơ phương Tây: ca ngợi tiếng hót của con chim họa mi là bất tử, nhưng qua cái nhìn của Basho, qua tiếng hót ấy có thể nhìn thấy dấu vết của thời gian.

Mùa thu năm nay Sao tôi chóng già thế Chim sa ở mây trời -Basho- Vĩnh Sính dịch

Buổi chiều nhìn áng mây bị gió thổi phiêu bạt cuối chân trời, nhìn cánh chim sa ở chân mây, nhà thơ không khỏi ngậm ngùi cho thân phận của mình. Kiếp người chẳng qua cũng như áng mây, như cánh chim trời bị gió cuốn.

Cầm trên tay tóc mẹ Tan mất, giọt lệ nóng hổi Sương mùa thu

-Basho- Đoàn Lê Giang dịch

So sánh: tóc mẹ với sương mùa thu: Mẹ già mái tóc pha sương/ Con thơ măng sữa vả thương bù trì (Chinh phụ ngâm). Tuổi già hạt lệ như sương/ Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.=> sương mùa thu: thể hiện tình yêu thương của người con đối với người mẹ; đồng thời thể hiện nỗi buồn, nỗi đau sâu sắc khi mất mẹ trong tâm hồn của nhà thơ. Bản thân hình ảnh sương mùa thu cũng có ý nghĩa nội tại của nó: tượng trưng cho cuộc đời ngắn ngủi.

=> Mọi sinh linh hữu hạn đều không ngừng biến đổi theo quy luật sinh trụ dị diệt. Hãy nhận thức chân lý đó để bước vào cuộc đời đầy bất trắc với nụ cười trên môi, để vững tay lái đưa con thuyền vượt qua những sóng gió vô thường.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA TÔN GIÁO VÀ VĂN HỌC ẤN ĐỘ, NHẬT BẢN (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w