Thống kế diễn biến diện tích Rừng Ngập Mặn tại một số khu vực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ các giá trị đa dạng sinh học của khu di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long (Trang 63 - 64)

quan tâm. Tốc độ suy giảm đã chậm lại, việc phá rừng ngập mặn làm các khu đô thị hay nuôi trồng thủy sản đã giảm bớt, một số dự án trồng rừng cũng đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số khu vực rừng ngập mặn vẫn đang bị xâm hại.

Bảng 18: Thống kế diễn biến diện tích Rừng Ngập Mặn tại một số khu vực. Năm Năm

Khu vực 2010 2013 Nguyên nhân

Bắc Vịnh Cửa Lục – Cầu Bang – Nhiệt Điện Hà Khánh

590ha 855ha Có suy giảm do san

lấp mặt bằng nhưng đã được rừng trồng bù lại

Tuần Châu - Đại Yên – Yên Cư - Hoàng Tân

1.628 1.628 Khơng suy giảm diện

tích

Ven bờ Hạ Long – Cẩm Phả (Hà Tu – Hà Phong – Quang Hanh)

98ha 77ha Do đổ thải khai thác

than

Vụng 3 Cửa – Đầu Gỗ

7 7 Không suy giảm diện

tích Vân Đồn (Đảo Trà

Bản – Quan Lạn – Ngọc Vừng)

263 ha 263 ha Không suy giảm diện

tích

(Nguồn số liệu do tác giả đề tài thực hiện năm 2013)

Qua bảng số liệu diện tích có thể thấy mực độ suy giảm của diện tích rừng ngập mặn khu vực vịnh Hạ Long – Bái Tử Long và vùng phụ cận từ 2010 đến nay là khơng lớn, tuy nhiên, các diện tích này vẫn đang bị xâm hại hoặc tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây suy

64

giảm diện tích (các nguy cơ sẽ được phân tích rõ trong phần sau). Một số khu vực đang bị suy giảm diện tích như Ven bờ Hạ Long – Cẩm Phả (Hà Tu – Hà Phong – Quang Hanh), diện tích suy giảm khoảng 21h, Một số khu vực như Bắc Vịnh Cửa Lục – Cầu Bang – Nhiệt Điện Hà Khánh có phần diện tích suy giảm do san lấp mặt bằng, tuy nhiên tổng diện tích khu vực vẫn tăng do diện tích rừng trồng từ các năm trước đã phát huy hiệu quả và có thể tính vào diện tích rừng hiện có.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ các giá trị đa dạng sinh học của khu di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)