Đầu tư nhằm đa dạng hóa các sản phẩm ngành thép và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ngành thép. thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 70)

- Thép ống hàn xoắn cỡ lớn và thép ống định hình: một phần nhu cầu.

2.2.1 Đầu tư nhằm đa dạng hóa các sản phẩm ngành thép và nâng cao chất lượng sản phẩm.

chất lượng sản phẩm.

Đa dạng hóa sản phẩm trong kinh doanh là xu hướng phổ biến của các doanh nghiệp trong nước và cả ngồi nước. Việc đa dạng hóa sản phẩm sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm rủi ro và phát huy tối đa thế mạnh của mình. Với đặc trưng của ngành Thép là vốn lớn, khả năng quay vòng vốn lâu, nếu chỉ tập trung vào một số sản phẩm sẽ rất khó có lợi nhuận cao, do vậy đa dạng hóa sản phẩm là cần thiết, giúp cho việc sản xuất công ty hướng tới nhu cầu khách hàng. Việc đa dạng hóa của cơng ty có thể thực hiện bằng nhiều cách như: đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, kích thước sản phẩm nhất là đối với sản phẩm thộp hỡnh và các sản phẩm thép sau cán, tạo sự phong phú trong sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường

Xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm đúng đắn, kết hợp một cách linh hoạt giữa kế hoạch dài hạn với kế hoạch ngắn hạn: Chiến lược kinh doanh có vai trị vơ cùng quan trọng trong một doanh nghiệp, là cơ sở định hướng và các phương pháp để thực hiện những mục tiêu đó. Do vậy việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm của ngành thép là hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của đơn vị. Đặc biệt hiện nay, trong môi trường cạnh tranh gay gắt về mức độ phạm vi, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh rất mạnh cả trong và ngồi nước. Do đó, các doanh nghiệp trong ngành thép cần chú trọng đổi mới tư duy, tìm kiếm

phương thức kinh doanh phù hợp, đảm bảo chiến lược phù hợp với tình hình thực tế của các doanh nghiệp trong ngành, đảm bảo tính thống nhất trong hành động của các bộ phận trong doanh nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu chung lâu dài của ngành thép.

Các doanh nghiệp trong ngành cũng cần tạo ra sự chuyên biệt hóa sản phẩm, tạo ra phong cách riêng cho sản phẩm của công ty khác biệt với sản phẩm cùng loại khỏc trờn thị trường. Sản phẩm thép thường đơn điệu và khơng có tính riêng biệt, vì vậy cần đi sâu nghiên cứu và chế tạo các chủng loại thép mới, đặc biệt mà các doanh nghiệp khác chưa có, những loại thép chuyên dụng phục vụ cho ngành cơ khí chế tạo, oto, xe máy, công nghiệp đúng tàu…Đú chớnh là hướng đi đúng mà cần lựa chọn để có thể đứng vững trên thị trường trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Ngoài ra, cũng cần xây dựng chiến lược cho các sản phẩm chủ đạo của mình cho phù hợp nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Khơng ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo niềm tin của khách hàng với sản phẩm của ngành thép, nâng cao uy tín trên thị trường.

Cuối cùng, cơng ty phải khơng ngừng đẩy mạnh tìm kiếm thị trường, tăng cường giao dịch để nắm bắt được thông tin, giữ mối quan hệ với khách hàng hiện có, mở rộng tìm kiếm khách hàng mới, sản xuất các mặt hàng lớn, có giá trị cao để tiếp tục ổn định sản xuất và chủ động kinh doanh.

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ngành thép. thực trạng và giải pháp (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w