4.6.1. Chiến lược sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững
Ưu tiên sử dụng đất tốt cho nơng nghiệp, dành đất xấu (có khả năng sản xuất thấp) cho các mục đích phi nơng nghiệp. Điều hịa giữa áp lực tăng dân số và tăng trưởng về kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng đất bền vững.
Quản lý hệ thống nơng nghiệp nhằm đảm bảo có sản phẩm tối đa về lâu dài, đồng thời duy trì độ phì nhiêu đất. Bảo đảm phát triển tài nguyên rừng nhằm thỏa mãn nhu cầu về thương mại, chất đốt, xây dựng và dân dụng mà không làm mất nguồn nước và thối hóa đất. Sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch bảo đảm lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của người sử dụng đất và cộng đồng. Khi phân bố sử dụng đất cho các ngành kinh tế quốc dân cần sử dụng bản đồ, tài liệu đất và đánh giá phân hạng đất đai mới xây dựng, nâng cao chất lượng quy hoạch và dự báo sử dụng lâu dài.
Thực hiện chiến lược phát triển đa dạng, khai thác tổng hợp đa mục tiêu: nông - lâm kết hợp, chăn nuôi dưới rừng, nông - lâm và chăn nuôi kết hợp, nông - lâm - ngư kết hợp, nông lâm ngư mục kết hợp, nông ngư kết hợp,... Quản lý lưu vực để bảo vệ đất và nước, phát triển thủy lợi, giữ vững cân bằng sinh thái. Phát triển các cây lâu năm có giá trị kinh tế, thương mại cao và góp phần bảo vệ đất như: cây ăn quả. Áp dụng quy trình và cơng nghệ canh tác thích hợp theo từng tiểu vùng và hệ thống cây trồng. Phát triển ngành
cơng nghiệp phân bón và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón thơng qua viêc phối hợp tốt giữa phân bón hữu cơ, vô cơ, phân sinh học, vi lượng, trên cơ sở kết quả nghiên cứu phân tích đất, đặc điểm đất đai và nhu cầu dinh dưỡng của cây. Trong canh tác nông nghiệp, cần quan tâm thâm canh ngay từ đầu, thâm canh liên tục và theo chiều sâu.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách quản lý và bảo tồn tài nguyên đất. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, giao đất, giao rừng, cho dân vay vốn phát triển sản xuất, thâm canh nhằm xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm an tồn lương thực. Phát động quần chúng làm công tác bảo vệ đất. Đẩy mạnh hợp tác giữa các tổ chức trong nước, khu vực và quốc tế trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án và kế hoạch hành động bảo vệ và sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững.
4.6.2. Giải pháp về mặt kinh tế
4.6.2.1. Giải pháp về vốn đầu tư
Vốn là nhu cầu cần thiết cho quá trình phát triển sản xuất nơng lâm nghiệp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả ngồi yếu tố kỹ thuật cũng do vốn quyết định. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ vốn cho nơng dân sản xuất nông nghiệp.
Trong sản xuất nơng nghiệp: Các hộ gia đình cần phải huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Trong điều kiện hiện nay cần có chính sách trợ giá, trợ cước đối với giống và vật tư trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm giảm nhẹ những khó khăn cho sản xuất.
Trên địa bàn đã có nguồn vốn tín dụng thuộc ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn,... ngồi ra cịn có nguồn tín dụng của dự án ICCO ( nguồn vốn xoay vòng phục vụ cho hộ dân vay vốn để phát triển sản xuất và chăn nuôi ) cho vay với lãi xuất ưu đãi giúp nhân dân đầu tư sản xuất. Nhưng nhìn chung, vốn vay ít, thủ tục rườm rà, chu kỳ vay ngắn, chưa nói đến việc vay vốn cịn có những u cầu về thế chấp tài sản. Do đó để giúp nơng dân có vốn đầu tư cho sản xuất nơng nghiệp hàng hóa cần:
- Thay đổi thủ tục vay vốn, đa dạng hố các hình thức cho vay tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được nguồn vốn này. Mặc khác cần quan tâm đến
chu kỳ vay vốn, thời hạn vay và lãi xuất phù hợp để người dân phát triển sản xuất. Ưu tiên người vay vốn để phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hố.
- Sử dụng nhiều hình thức bảo đảm tiền vay đối với tín dụng dạng nhỏ, mở rộng khả năng cho vay đối với tín dụng khơng địi hỏi thế chấp.
- Các trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nơng nghiệp có thể ứng trước vốn, kỹ thuật cho nơng dân thông qua việc cung cấp vật tư, giống, tạo điều kiện để cho nơng dân gieo trồng và chăm sóc đúng thời vụ.
- Ngồi ra nhà nước cần có sự hỗ trợ cho việc bao tiêu thu mua nông sản kịp thời vào vụ thu hoạch để nơng dân hồn trả vốn vay và tiếp tục đầu tư sản xuất. Nhà nước cần khuyến khích đầu tư cho việc xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, đầu tư xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.
4.6.2.2. Giải pháp về thị trường
Sản phẩm nơng nghiệp rất đa dạng có thể thay đổi về chủng loại và số lượng. Việc phát triển sản xuất trong nơng nghiệp địi hỏi phải được thực hiện theo kế hoạch. Muốn vậy cũng cần phải tổ chức xây dựng các mơ hình sản xuất thử để giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm và dự báo thị trường.
+Thị trường nơng sản ở địa phương gặp những khó khăn chính sau: - Giao thơng đi lại khó khăn.
- Lượng hàng hố khơng tập trung, quy cách chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Chưa có cơ sở dịch vụ ổn định nên thường bị tư thương ép giá. Vì vậy cần thiết phải phân tích thị trường trước mắt và lâu dài, để có định hướng cho sản xuất nơng nghiệp để tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu thụ hàng hoá của thị trường. Ở địa phương tập trung giải quyết hai vấn đề chính là xây dựng vùng sản xuất chun canh hàng hố và phát triển hệ thống giao thơng, nhất là giao thông nông thôn. Mặc khác, đẩy mạnh việc kiên cố hoá hệ thống mương tưới, tăng cường bơm tiêu úng cục bộ trong mùa mưa, đặc biệt cần nghiên cứu để có các vùng sản xuất sản phẩm sạch, an tồn với cơng nghệ cao.
Để có được thị trường tiêu thụ nơng sản ổn định, cần phải quy hoạch và hình thành các hợp tác xã dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp, cần có
những chính sách khuyến khích các hộ nơng dân làm dịch vụ bao tiêu sản phẩm hàng hóa. Hình thành các trung tâm thương mại ở các thị tứ và thị trấn, thị xã, thành phố tạo môi trường trao đổi hàng hóa.
Thực hiện chính sách thị trường mềm dẻo, đa phương, đa dạng, coi trọng vấn đề chiếm lĩnh thị trường tại chỗ bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo sức cạnh tranh. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp xúc, khảo sát thị trường, tiếp cận với những thông tin dự báo thị trường nhằm mở rộng phạm vi tiêu thụ sản phẩm.
Thơng tin thị trường đóng vai trị quan trọng hàng đầu trong giải pháp thị trường. Cần tăng cường công tác thông tin thị trường, giao trách nhiệm cho một bộ phận thường xuyên theo dõi, thu thập, xử lý và phổ biến tiếp thị.
4.6.3. Giải pháp về mặt kỹ thuật
4.6.3.1. Đẩy mạnh công tác qui hoạch sử dụng đất cấp làng, thôn
Một trong những tồn tại của việc sử dụng đất đai nông nghiệp là công tác quy hoạch sử dụng đất cấp thôn, làng chưa được quan tâm, dẫn đến việc phát triển sản xuất manh mún, không đảm bảo số lượng, chất lượng sản phẩm hàng hoá theo yêu cầu của thị trường. Quy hoạch sử dụng đất vi mô nhằm điều chỉnh cơ cấu cho phù hợp với từng loại đất đai, từ đó lựa chọn các loại cây trồng vật ni, các mơ hình canh tác cho phù hợp, bố trí sản xuất hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất cấp thôn, làng là một biện pháp kỹ thuật được tiến hành trước tiên cho sản xuất nông nghiệp.
4.6.3.2. Tăng cường công tác chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp
Người dân cần được đào tạo và chuyển giao kỹ thuật mới để họ có cơ hội tiếp cận với những tiến bộ mới về khoa học và công nghệ, đồng thời ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn vào các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật và văn hoá xã hội. Các yếu tố này lại thay đổi không ngừng theo thời gian và theo các vùng địa lý khác nhau. Do vậy, khi chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phải tuân thủ chặt chẽ các bước chuyển giao. Cơ sở khoa học lựa chọn
tiến bộ kỹ thuật cho một địa phương cụ thể phải đáp ứng được một số tiêu chuẩn sau:
- Phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp địa phương như đất đai, khí hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ tập quán,...
- Khai thác được tiềm năng thế mạnh ở địa phương. - Đơn giản, đầu tư vốn ít, đem lại hiệu quả nhanh chóng. - An tồn cho hệ sinh thái của địa phương.
- Có thị trường tiêu thụ ổn định.
- Trong chuyển giao kỹ thuật cần tập trung vào việc hướng dẫn kỹ thuật gây trồng và chăm sóc các lồi cây có năng suất cao.
4.6.3.3. Nguồn nhân lực và khoa học - công nghệ.
Nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng là điều kiện tiên quyết để nơng hộ có thể tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào việc phát triển các lĩnh vực kinh tế xã hội theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một trong những ngun nhân quan trọng làm hạn chế năng lực của xã là lao động có chất lượng thấp. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực, nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một giải pháp hết sức quan trọng góp phần thực hiện thành công định hướng sử dụng đất.
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ về giống cây trồng, chế biến vào sản xuất nông nghiệp. Đầu tư các dây chuyền công nghệ cho chế biến nông sản. Kết hợp với các viện nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới nhằm chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất, phát triển sản xuất hàng hóa với chất lượng cao hơn theo nhu cầu của thị trường.
Gắn công tác khuyến nông với sản xuất theo cơ chế thị trường, chú trọng vào các khâu giống mới, dịch vụ sản xuất, mơ hình sản xuất kinh doanh giỏi, mơ hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ khuyến nông tiếp cận với người sản xuất, thực hiện các hợp đồng chuyển giao và tiếp nhận khoa học kỹ thuật và dịch vụ khoa học công nghệ.
Tăng cường áp dụng việc bón phân hợp lý, cân đối và phịng trừ sâu bệnh đúng quy trình. Kết hợp tưới tiêu, cải tạo lại đồng ruộng với việc luân canh cây trồng cho phù hợp.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nơng nghiệp như hồn thiện hệ thống giao thông đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển sản phẩm và vật tư nông nghiệp. Đẩy mạnh việc kiên cố hoá hệ thống mương tưới, tăng cường bơm tiêu úng cục bộ trong mùa mưa, đặc biệt cần nghiên cứu để có các vùng sản xuất sản phẩm sạch, an tồn với cơng nghệ cao.