Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp phần mềm tại tp hồ chí minh (Trang 25 - 52)

STT Tác giả Nghiên cứu Kết quả nghiên cứu NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI

1. Hunt và cộng sự (1999) Marketing of accounting services to Professional vs small Business Owners: Selection and Retention Criteria of these client Groups

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công ty DVKT gồm: Có mối quan hệ cá nhân với nhà cung cấp dịch vụ; Nhận thức được chuyên môn nhà cung cấp; Giá phí đề xuất; Kiến thức nhà cung cấp về ngành nghề của khách hàng; Quy mơ nhà cung cấp; Trình bày bằng miệng của nhà cung cấp; Trình bày bằng văn bản của nhà cung cấp; Sự giới thiệu từ các khách hàng của nhà cung cấp; Quen biết từ trước với nhà cung cấp; Vị trí; Cung cấp các dịch vụ quốc tế. 2. Mehmet Aga, Okan Veli Safakli (2007) An Empirical Investigation of Service Quality and Customer Satisfaction in Professional Accounting Firms: Evidence from

Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự hài lòng đối với dịch vụ của các công ty DVKT chuyên nghiệp gồm: hình ảnh cơng ty, giá cả và chất lượng dịch vụ.

North Cyprus 3. Jayamalathi Jayabalan, Magiswary Dorasamy (2009) Outsourcing of Accounting Functions amongst SME Companies in Malaysia: An Exploratory Study

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 27,4% công ty được khảo sát khơng hài lịng khi sử dụng DVKT nguyên nhân là do thái độ phục vụ của công ty DVKT, chất lượng dịch vụ khơng như mong đợi, tính bảo mật khơng cao với nguy cơ công ty DVKT sử dụng tài sản trí tuệ hoặc bí mật thương mại của công ty.

4. Magiswary Dorasamy và cộng sự (2010) Critical factors in outsourcing of accounting functions in Malaysian small medium-sized enterprises (SMES)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc thuê ngoài DVKT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Malaysia chịu sự tác động của các nhân tố như: Chi phí DVKT, nguồn lực của doanh nghiệp, năng lực của doanh nghiệp, quản lý hoạt động, rủi ro liên quan đến lựa chọn DVKT, quy mô doanh nghiệp; Loại ngành.

5. Patricia Everaert (2010) Using Transaction Cost Economics to explain outsourcing of accounting

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh khơng thường xun (kế tốn cuối kỳ, lập báo cáo tài chính) thì quyết định thuê ngoài DVKT là rất cao. Hơn nữa khi hoạt động kinh doanh, tài sản của doanh nghiệp có tính đặc thù cao, CEO có nền tảng chun mơn cao, mức độ tin cậy của CEO với các kế toán viên bên ngồi thấp thì thơng thường các công ty này không

6. Ruhanita Maelah, Aini Ama và cộng sự (2012) Accounting outsourcing practices in Malaysia

Các lý do để các công ty Malaysia quyết định sử dụng DVKT là chất lượng dịch vụ, năng lực cốt lõi và quy mô doanh nghiệp. Quyết định thuê ngoài DVKT cũng liên quan đến loại hình cơng ty và lĩnh vực hoạt động của các công ty.

NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

7. Mai Thị Hồng Minh (2010) Kế tốn và DVKT Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Tác giả cũng trình bày những hạn chế, khó khăn đối với thực trạng DVKT, kiểm toán ở nước ta liên quan đến những hạn chế như các doanh nghiệp nghiệp kế toán, kiểm tốn cịn non trẻ, cơ sở vật chất cịn hạn chế, trình độ nhân viên chưa cao, hạn chế trong khả năng quản lý của các doanh nghiệp. Qua nghiên cứu, tác giả cũng đề xuất một số các giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp này.

8. Trần Khánh Ly (2013) Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. HCM

Quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. HCM chịu sự tác động của các nhân tố như: - Giá phí dịch vụ;

- Khả năng đáp ứng; - Lợi ích chun mơn; - Sự giới thiệu;

- Lợi ích tâm lý.

Mỹ Linh (2015)

tổ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn

DVKT của các

doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP cần Thơ

hình ảnh nhà cung cấp dịch vụ, lợi ích chun mơn, lợi ích cảm nhận, giá phí, khả năng đáp ứng, ảnh hưởng của xã hội, thói quen tâm lý có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT. 10. Trần Thị Cẩm Thanh và Đào Nhật Minh (2015) Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNNVV tại Việt Nam

Quyết định lựa chọn DVKT của các DNNVV tại Việt Nam chịu sự tác động của các nhân tố như: Lợi ích chun mơn, lợi ích tâm lý, giá phí dịch vụ, khả năng đáp ứng, và sự giới thiệu.

11. Nguyễn Thị Hạnh (2017) Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh

nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Kết quả nghiên cứu cho thấy 7 nhân tố gồm: đội ngũ nhân viên, sự giới thiệu, trình độ chun mơn, khả năng đáp ứng, giá phí, lợi ích cảm nhận, hình ảnh đối tượng cung cấp dịch vụ là các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 12. Nguyễn Thị Yến Trinh (2017) Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê ngoài DVKT của các DNNVV tại Tp. HCM

Kết quả nghiên cứu hồi quy cho thấy có 9 nhân tố tác động đến quyết định thuê ngoài DVKT là Tần suất thực hiện các cơng việc kế tốn, Tính chất đặc thù của cơng ty, Sự phù hợp của giá phí dịch vụ, Uy tín của cơng ty cung cấp DVKT, Lợi ích thuê ngoài DVKT, Định hướng thuê ngoài, Mối quan hệ giữa hai bên, Dịch vụ

cáo tài chính.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

- Với các nghiên cứu nước ngoài: các nghiên cứu nước ngoài khi thực hiện nghiên cứu liên quan đến lựa chọn DVKT đã góp phần trình bày hệ thống cơ sở lý thuyết về DVKT, và quyết định lựa chọn DVKT. Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng góp phần xây dựng, kiểm định, đo lường mối quan hệ tác động của các nhân tố đến quyết định lựa chọn DVKT hay thuê ngoài DVKT. Đây là căn cứ quan trọng để tác giả có thể dựa vào mà xây dựng được mơ hình nghiên cứu cho đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM TP. HCM”, tuy nhiên các nghiên cứu nước ngoài do thực hiện ở các nước khác nhau trên thế giới, mà mỗi quốc gia khác nhau lại có sự phân biệt về chính sách, chế độ, cũng như các yêu cầu liên quan đến cơng tác kế tốn nên quyết định lựa chọn DVKT cũng sẽ khác nhau ở các quốc gia. Như Mehmet Aga, Okan Veli Safakli (2007) thì nghiên cứu ở Cyprus, Jayamalathi Jayabalan, Magiswary Dorasamy (2009) nghiên cứu ở Malaysia. Chính vì điều này mà việc áp dụng một cách rập khn, máy móckết quả nghiên cứu của các nghiên cứu này để đánh giá quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM TP. HCMmà không tiến hành nghiên cứu, hay kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu là khơng phù hợp.

- Với nghiên cứu trong nước: Các nghiên cứu trong nước cũng góp phần trình bày, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến quyết định lựa chọn DVKT của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp các nghiên cứu đã xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định lựa chọn DVKT hay thuê ngoài dịch vụ kế toán. Tuy nhiên mỗi nghiên cứu khác nhau lại lựa chọn đối tượng khảo sát và phạm vi khảo sát khác nhau, đặc thù trong yêu cầu, tổ chức cơng tác kế tốn của các đối tượng cũng khác nhau nên việc áp dụng mơ hình và kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu này vào xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM TP. HCMmà không thực hiện kiểm định hay đo lường mức độ phù hợp của các nhân tố thì cũng lại khơng phù hợp. Có thể minh

chứng như nghiên cứu Trần Khánh Ly (2013) thì chọn đối tượng nghiên cứu là doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. HCM, Trần Thị Mỹ Linh (2015)thì chọn đối tượng nghiên cứu là doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Cần Thơ,…

- Thêm vào đó theo hiểu biết của tác giả thì hiện nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM TP. HCM, tuy nhiên nhu cầu về sử dụng DVKT của các DN này là rất cao vì một số đặc thù liên quan đến loại hình DNPMnhư đa số DN có quy mơ nhỏ và vừa nên hạn chế nguồn lực trong việc tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị, cách xác giá thành sản phẩm phần mềm phức tạp, đồng thời DNPM cũng không am hiểu về các ưu đãi thuế, thuế suất thuế TNDN, GTGT,… trong khi hiện nay các DNPM đang nhận được rất nhiều ưu đãi về thuế mà lại chưa tận dụng triệt để,…

Chính vì những phân tích vừa nêu tác giả lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM TP. HCM” để thực hiện nghiên cứu. Đồng thời xác định mục tiêu nghiên cứu gồm xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM TP. HCM và thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (trong đó sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương này tác giả trình bày các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến quyết định lựa chọn DVKT của các DN. Qua lược khảo các nghiên cứu trước có thể nhận thấy rằng, đề tài nghiên cứu về quyết định lựa chọn DVKT của các DN đã được nhiều tác giả nghiên cứu như Hunt và cộng sự (1999); Mehmet Aga, Okan Veli Safakli (2007); Jayamalathi Jayabalan, Magiswary Dorasamy (2009); Magiswary Dorasamy và cộng sự (2010); Patricia Everaert (2010), Ruhanita Maelah, Aini Ama và cộng sự (2012) hay các nghiên cứu ở Việt Nam như Mai Thị Hoàng Minh (2010); Trần Khánh Ly (2013); Trần Thị Mỹ Linh (2015); Trần Thị Cẩm Thanh và Đào Nhật Minh (2015); Nguyễn Thị Hạnh (2017); Nguyễn Thị Yến Trinh (2017) đã khái quát hóa được bức tranh tồn cảnh về các nghiên cứu liên quan đến quyết định lựa chọn DVKT. Tuy nhiên vẫn chưa có tác giả nào thực hiện nghiên cứu quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP. HCM, và đây chính là khe hổng nghiên cứu của đề tài, cũng là cơ hội để tác giả chọn đề tài nghiên cứu về quyết định lựa chọn DVKT của các DNPM tại TP. HCM để nghiên cứu.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương này tác giả trình bày những nội dung về cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu bao gồm trình bày tổng quan về DVKT, các mơ hình về quyết định lựa chọn dịch vụ và các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn DVKT của khách hàng.

2.1 Tổng quan về DVKT

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ

Dịch vụ là một khái niệm phổ biến trong marketing và kinh doanh. Là một “sản phẩm đặc biệt” có nhiều đặc tính khác với các loại hàng hóa khác như tính vơ hình, tính khơng đồng nhất, tính khơng thể tách rời và tính khơng thể cất trữ. Cho đến nay một số các định nghĩa về dịch vụ được sử dụng phổ biến và rộng rãi có thể kể đến như:

Gronross (1990) sau: “Dịch vụ là một hoạt động hoặc chuỗi các hoạt động ít nhiều có tính chất vơ hình trong đó diễn ra sự tương tác giữa khách hàng và các nhân viên tiếp xúc với khách hàng, các nguồn lực vật chất, hàng hóa hay hệ thống cung cấp dịch vụ, nơi giải quyết những vấn đề của khách hàng. ”

Theo V.A Zeithaml và M.J Bitner (2000) thì “Dịch vụ là những hành vi, quá trình vàcách thức thực hiện một cơng việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàngnhằm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng.”

Định nghĩa của AMA (Hiệp hội Marketing Mỹ): Dịch vụ là những hoạt động có thể riêng biệt nhưng phải mang tính vơ hình nhằm thoả mãn nhu cầu, mong muốn của khách hàng, theo đó dịch vụ khơng nhất thiết phải sử dụng sản phẩm hữu hình, nhưng trong mọi trường hợp đều khơng diễn ra quyền sở hữu một vật nào cả.

Dẫn theo Philip Kotler (2013) thì dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này cung cấp cho chủ thể kia, trong đó đối tượng cung cấp nhất thiết phải mang tính vơ hình và khơng dẫn đến quyền sở hữu một vật nào cả, còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc khơng có thể gắn liền với một sản phẩm vật chất nào.

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 8402 : 1999 thì dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động khi giao tiếp giữa người cung ứng với khách hàng, và do các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Từ những khái niệm vừa nêu trên có thể hiểu dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng để đáp ứng một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Một dịch vụ chỉ tồn tại khi tạo ra được niềm tin và uy tín đối với khách hàng.

Theo Ghobadian và cộng sự (1994) thì dịch vụ bao gồm những đặc điểm chính như: Khơng thể tách rời giữa sản xuất và tiêu thụ; tính vơ hình của dịch vụ; tính khơng thể lưu trữ của dịch vụ; tính khơng đồng nhất của dịch vụ:

- Không thể tách rời giữa sản xuất và tiêu thụ. Trong các ngành dịch vụ,

thông thường nhà cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc thực hiện dịch vụ cùng lúc với việc tiêu thụ toàn bộ hoặc một phần dịch vụ. Khả năng hiển thị cao của quá trình chuyển đổi thể hiện ở việc khơng thể che giấu những sai sót hoặc thiếu hụt chất lượng dịch vụ. Hơn nữa, sự tham gia của người tiêu dùng trong quá trình phân phối dịch vụ là thường xun và đóng vai trị chủ chốt. Tuy nhiên, hành vi của một nhóm khách hàng khơng ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về chất lượng dịch vụ.

- Tính vơ hình của dịch vụ. Việc thiếu các thuộc tính hữu hình có nghĩa là

người sản xuất khó mơ tả dịch vụ và cho người tiêu dùng có thể xác định các đặc điểm và khả năng của dịch vụ đó. Người tiêu dùng khơng thể nhìn thấy, cảm nhận, nghe, ngửi hoặc chạm vào sản phẩm trước khi mua. Do đó, người tiêu dùng thường tìm kiếm các dấu hiệu về chất lượng: ví dụ: truyền miệng; uy tín; khả năng tiếp cận; giao tiếp;…Trong dịch vụ, ảnh hưởng của các vật thể vơ hình, đó là nói lời nói và danh tiếng, về các quyết định mua hàng lớn hơn nhiều so với ảnh hưởng của các thông số kỹ thuật sản phẩm hữu hình. Điều này đặt trách nhiệm lớn hơn lên các tổ chức dịch vụ để cung cấp những gì họ hứa hẹn.

- Tính khơng thể lưu trữ của dịch vụ. Các dịch vụ không thể được lưu trữ

khó khăn cho nhà cung cấp dịch vụ buộc họ cần phải tổ chức sản xuất và cân đối nguồn cung như thế nào để lúc nào cũng đáp ứng kịp cầu thường xuyên biến động.

- Tính khơng đồng nhất của dịch vụ. Thường rất khó tạo ra dịch vụ một

cách nhất quán và chính xác. Đầu tiên, việc cung cấp dịch vụ thường liên quan đến một số yêu cầu nhất định giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ. Hành vi của nhà cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng. Rất khó để đảm bảo tính thống nhất và tính đồng nhất của hành vi. Trong thực tế những gì cơng ty có ý định cung cấp có thể hồn tồn khác với những gì người tiêu dùng nhận được. Thứ hai, các hoạt động dịch vụ phụ thuộc vào người tiêu dùng. Thứ ba, mức độ ưu tiên và kỳ vọng của người tiêu dùng có thể thay đổi mỗi khi họ sử dụng dịch vụ.

2.1.2 DVKT

2.1.2.1 Khái niệm DVKT

Dẫn theo Meigs và Meigs (1970) thì kế tốn được định nghĩa là hoạt động tài chính để đo lường và cung cấp các báo cáo hoặc đảm bảo về thơng tin tài chính của đơn vị. Drury (2005) lại mơ tả kế tốn như một ngơn ngữ giao tiếp được sử dụng để truyền đạt thông tin kinh tế cho các bên liên quan kinh doanh như các nhà quản lý,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp phần mềm tại tp hồ chí minh (Trang 25 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)