Tắc nghẽn và xơ vữa động mạch ngoài sọ [15]

Một phần của tài liệu cập nhật các kỹ thuật khảo sát bệnh lý động mạch não (Trang 32 - 33)

MRA của các động mạch vùng cổ rất quan trọng trong xử trí đột quỵ vì xơ vữa động

mạch ngoài sọ là nguyên nhân của khoảng 20-30% đột quỵ. Nghiên cứu NASCET (North American Symptomatic Carotid Endarterectomy Trial) đã chứng tỏ rằng phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh làm cải thiện được tỉ lệ sống ở các bệnh nhân hẹp có triệu chứng

động mạch cảnh trong 70-99%. Nghiên cứu Asymptomatic Carotid Atherosclerosis Study

cũng đề xuất rằng các bệnh nhân khơng có triệu chứng có hẹp 60% động mạch cảnh cũng hưởng lợi từ mổ bóc nội mạc động mạch cảnh. Từ đó nhiều nghiên cứu đã đánh giá khả năng của MRA có thuốc và không thuốc trong phân biệt mức độ hẹp cần phẫu thuật (70- 99%) và không phẫu thuật (<70%).

MRA có thuốc

MRA có thuốc nói chung khá chính xác trong đánh giá hẹp động mạch. Một nghiên cứu năm 2003 so sánh MRA có thuốc và DSA cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu của MRA có thuốc lần lượt là 97% và 95% trong phân biệt hẹp cần mổ và không mổ. Tuy nhiên, một nghiên cứu tiền cứu năm 2004 cũng so sánh MRA có thuốc và DSA cho thấy độ nhạy và

độ đặc hiệu chỉ là 93% và 81% trong phát hiện hẹp nặng. Kết quả này không cao bằng

nghiên cứu trước, được cho là do sai biệt giữa các người đọc khác nhau, và nghiên cứu này lưu ý rằng nếu chỉ dùng một mình MRA có thuốc có thể phân loại sai trong 15% các trường hợp và có thể thay đổi việc ra quyết định lâm sàng ở 6% các trường hợp. Tác giả kết luận rằng tỉ lệ sai sót này vẫn đủ thấp để ủng hộ việc sử dụng MRA có thuốc, nhưng lưu ý rằng chụp mạch máu với ống thông vẫn là tiêu chuẩn vàng.

Một nghiên cứu năm 2003 cho thấy hẹp động mạch đo bằng MRA có thuốc và DSA có tương quan chặt qua phân tích hồi quy tuyến tính (r =0,967 với khoảng tin cậy 95% là 2,8%). Tuy nhiên nghiên cứu này cũng khuyến cáo rằng việc đo độ hẹp chỉ dựa trên MRA có thuốc cho một bệnh nhân cụ thể có khoảng tin cậy rộng hơn và có thể không phân biệt

được tốt các khác biệt nhỏ về độ hẹp (ví dụ giữa hẹp 69% và 71%). Tuy nhiên, ở hầu hết

bệnh nhân, MRA có thuốc có thể phân độ hẹp chính xác vào nhóm phẫu thuật hay không phẫu thuật.

MRA không thuốc

Một số báo cáo cho rằng MRA khơng thuốc của vùng cổ ít chính xác hơn MRA có thuốc trong phân biệt độ hẹp cần phẫu thuật và không phẫu thuật. Một nghiên cứu năm 2002 so sánh MRA TOF 2D và 3D với DSA cho kết quả 23% các bệnh nhân có thể đã phải phẫu thuật dù không đủ chỉ định trong khi 33% các bệnh nhân khác có thể bị từ chối phẫu thuật dù có chỉ định nếu chỉ dùng MRA TOF đơn độc. Nhiều nghiên cứu từ năm 1992 đến

Chuyên đề 2: Cập nhật các kỹ thuật khảo sát bệnh lý động mạch não - 2011

1994 cũng báo cáo rằng MRA TOF 2D đánh giá quá mức tới 48% các hẹp trung bình,

đưa sai vào nhóm cần phẫu thuật và một nghiên cứu cho thấy MRA TOF 2D có độ nhạy

84% và độ đặc hiệu 75% trong phân biệt hẹp có chỉ định mổ và khơng chỉ định mổ. Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu khác lại thấy rằng MRA TOF 3D có độ nhạy và độ

đặc hiệu trong phân độ hẹp động mạch cảnh tương tự như MRA có thuốc. Một nghiên

cứu cho thấy MRA TOF 3D có độ nhạy 94% và độ đặc hiệu 85% trong phân biệt hẹp cần phẫu thuật và không cần phẫu thuật. Một nghiên cứu khác cho hệ số tương quan Pearson là 0,94 cho MRA có thuốc so với DSA, 0,95 cho MRA TOF 3D so với DSA và 0,94 cho MRA có thuốc so với MRA TOF 3D. Một phân tích gộp năm 2003 kết hợp 4 nghiên cứu MRA có thuốc và 17 nghiên cứu không thuốc cho độ nhạy tổng hợp là 95% và độ đặc hiệu tổng hợp là 90% cho khả năng của MRA nói chung trong phân biệt giữa hẹp lớn hơn hoặc bằng 70%.

Nói chung, cả MRA có thuốc và khơng thuốc đánh giá hẹp hơi quá mức so với DSA, dẫn tới giảm độ đặc hiệu. Với MRA không thuốc, điều này chủ yếu liên quan tới mất tín hiệu do nhiễu khử pha hoặc nhiễu bão hòa. Việc loại bỏ pixel trong hình MIP cũng như giảm chất lượng do cử động cũng có thể làm nhiễu tăng độ hẹp cả ở MRA có thuốc và khơng thuốc. Hầu như tất cả các nghiên cứu đánh giá MRA đều dùng DSA làm tiêu chuẩn vàng vì kỹ thuật này được dùng trong các nghiên cứu NASCET và ACAS. Tuy nhiên có một số tác giả đặt nghi vấn về độ chính xác của DSA trong đánh giá độ hẹp, vì nó có thể đánh giá hơi thấp độ hẹp so với chụp mạch máu cản quang xoay ba chiều. Một số tác giả cho rằng

độ đặc hiệu trong các nghiên cứu MRA có thể thấp hơn thực tế do dùng tiêu chuẩn vàng

chưa tối ưu.

Việc phân biệt tắc hoàn toàn với hẹp nặng gần tắc là rất quan trọng, vì hẹp gần tắc cần

được chỉ định phẫu thuật gấp trong khi tắc hẳn lại chống chỉ định phẫu thuật. Một số

nghiên cứu cho thấy MRA có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán phân biệt này. El-Saden và cộng sự trong một nghiên cứu hồi cứu dùng phối hợp MRA có thuốc và không thuốc báo cáo độ nhạy 92% trong phát hiện 37 ca tắc hoàn toàn và độ nhạy 100% trong phát hiện 21 ca hẹp gần tắc [3]. Một nghiên cứu phân tích gộp cả các nghiên cứu dùng MRA có thuốc và khơng thuốc báo cáo độ nhạy tổng hợp là 98% và độ đặc hiệu

tổng hợp 100% trong phân biệt hẹp rất nặng với tắc hoàn toàn. Tuy nhiên các nghiên cứu khác lại khơng có độ chính xác cao như vậy, và nhiều nhà thực hành vẫn dựa vào DSA để phân biệt chính xác tắc với hẹp gần tắc.

Một phần của tài liệu cập nhật các kỹ thuật khảo sát bệnh lý động mạch não (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)