- Xét theo mức độ cạnh tranh:
7.1 Môi trường vĩ mô
7.1.1 Môi trường kinh tế
Trong 3 năm 2005, 2006, 2007, Việt Nam là nước có nền kinh tế tăng trưởng ở mức cao so với thế giới (mỗi năm GDP đều tăng hơn 8%). Nhưng từ năm 2008 tới nay, nước ta cũng bị cuốn theo cơn bão của sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng GDP năm 2008 giảm xuống còn 6,2% và dự đoán mức tăng trưởng GDP năm 2009 chỉ còn 4,75% (theo Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF). Kéo theo khủng hoảng kinh tế là khủng hoảng lương thực, năng lượng và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh (tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam sẽ tăng lên tới 9.5% năm 2009 so với 4.7% năm 2008- theo IEU). Bên cạnh đó là cải thiện môi trường kinh doanh ở Việt Nam luôn chậm hơn các nước trên thế giới.
Tất cả những khó khăn đó là một gánh nặng đè lên vai các Doanh nghiệp trong nước. Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa đứng trên bờ vực phá sản gia tăng chóng mặt. Theo thông tin của Vietnamnet ngày 18/3/2009, trong tổng số 20% Doanh nghiệp nhỏ và vừa đứng trên bờ vực phá sản thì đã có tới 7000 Doanh nghiệp công bố giải thể và hơn 3000 Doanh nghiệp khác ngừng sản xuất, mức suy giảm trung bình chung cho cả khối Doanh nghiệp nhỏ và vừa lên tới 30- 50%. Còn đối với các Doanh nghiệp lớn, nguy cơ suy giảm doanh thu và lợi nhuận cùng với việc đóng băng sản xuất và buộc phải cắt giảm lao động là rất lớn. Công ty tư vấn đầu tư và thương mại cũng không nằm ngoài vòng xoáy này.
Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp thiết thực nhằm bước đầu ngăn chặn khủng hoảng. Hệ thống các giải pháp kích cầu và đầu tư được chỉ đạo triển khai tích cực, tạo sự đồng thuận xã hội, bước đầu đi vào cuộc sống với hàng loạt cơ chế, chính sách và tài chính như: miễn giảm, giãn thuế, bảo
vốn doanh nghiệp... Chính phủ cũng ban hành chính sách hỗ trợ người lao động bị mất việc trong các doanh nghiệp do suy giảm kinh tế. Đặc biệt, tháng 1 năm 2009, Chính phủ thông qua gói kích cầu trị giá 1 tỷ USD, có tác dụng khai thông nền kinh tế đang có dấu hiệu trì trệ.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu còn diễn biến theo chiều hướng xấu, tình hình kinh tế đất nước năm 2009 sẽ còn tiếp tục khó khăn, do vậy để các biện pháp của Chính Phủ thực sự có hiệu quả, cần sự đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân và bản thân các doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp, khi nhận sự hỗ trợ tài chính từ gói kích cầu của Chính phủ thì ngoài việc đầu tư đúng nơi, đúng lúc còn phải coi đó là trách nhiệm xã hội của mình, phải có biện pháp giải ngân nhanh để đưa đồng vốn vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Nhận thức được tình hình kinh tế vĩ mô đó, ngay từ những ngày đầu năm 2009, Công ty đã vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Và kết quả là ngay trong quý I năm 2009 đã có những dấu hiệu khả quan.
Đặc biệt sang năm 2010 nền kinh tế Việt Nam đã dần dần ổn định. Các doanh nghiệp đã đi vào phục hồi. Tỉ trọng doanh thu đang trên đà phát triển. Tuy vậy các doanh nghiệp cũng không thể chủ quan.Các doanh nghiệp vãn phải có biện pháp thúc đẩy doanh thu và tăng năng suất lao động.
7.1.2 Môi trường công nghệ
Thế kỷ XX chứng kiến sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin toàn cầu, nhất là sự phổ biến Công nghệ thông tin hiện đại ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam của chúng ta. Điều này tạo nhiều cơ hội và thách thức cho những doanh nghiệp trong nước.
Xuất hiện ở Việt Nam từ 1997 và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ kể từ khi ADSL được cung cấp rộng rãi cho xã hội kể từ cuối năm 2003, Internet ngày nay đã thực sự len lỏi vào mọi ngóc ngách trong xã hội. Từ sản xuất kinh doanh, nghiên
cứu khoa học đến vui chơi giải trí. Nó mang đến thuận lợi to lớn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không chỉ ở lĩnh vực tra cứu thông tin, quảng bá sản phẩm, kinh doanh dịch vụ trên mạng mà còn cả ở lĩnh vực tiết kiệm được chi phí, tăng lợi nhuận.
Cụ thể, đối với Công ty tư vấn đầu tư và thương mại, Công ty đã vận dụng triệt để Internet vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình: tra cứu thông tin thị trường, nhu cầu khách hàng; quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, liên hệ các nhà cung cấp, các khách hàng; tìm hiểu các dự án đầu tư;... tất cả đều được thực hiện rất nhanh chóng với sự hỗ trợ của Internet.
Bên cạnh Internet, khi nói đến Công nghệ thông tin không thể không nói đến hệ thống thông tin liên lạc, phần mềm máy tính và các dây chuyền sản xuất, các máy móc, trang thiết bị hiện đại... sự phát triển của chúng góp phần không nhỏ cho Công ty dưới nhiều góc độ: Thông tin liên lạc (đặc biệt là điện thoại) và phần mềm máy tính (nhất là phần mềm kế toán) đã giúp cho công tác quản lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ trở nên dễ dàng và hệ thống hơn bao giờ hết; các dây chuyền sản xuất, máy móc, trang thiết bị hiện đại giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường cũng như đối với khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng...
Song, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào sản xuất kinh doanh đặt ra cho Công ty nhiều thách thức. Điều này đòi hỏi Công ty phải có đội ngũ cán bộ công nhân viên và cả người lao động có trình độ cao, đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu được đặt ra trong tình hình mới. Chính vì vậy, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên đang được Công ty đặc biệt quan tâm.
7.1.3 Môi trường tự nhiên, văn hóa- xã hội.
Môi trường tự nhiên của Việt Nam hiện nay đang là vấn đề cấp bách và nan giải đối với các cơ quan chức năng nói riêng và toàn xã hội nói chung. Môi trường bị đe dọa nghiêm trọng, về lâu dài sẽ dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi yếu tố sống, trong đó có cả con người. Chính vì vậy việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, mỗi doanh nghiệp trong nước và mỗi cá nhân con người. Các doanh nghiệp nói chung phải đặt vấn đề bảo vệ môi trường lên hàng đầu, không vì lợi nhuận mà làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường như
trường hợp của Công ty Vedan đổ hơn 5000m3 nước thải xuống sông Thị Vải mới
bị phát hiện cuối năm 2008. Quán triệt quan điểm đó, Công ty tư vấn đầu tư và thương mại luôn có những biện pháp xử lý thải đạt tiêu chuẩn, sản xuất, kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, tuân thủ mọi quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
Về môi trường văn hóa- xã hội, Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa, đa dân tộc... con người Việt Nam cần cù trong lao động, sáng tạo trong sản xuất, biết đoàn kết, sẻ chia, cùng nhau sống trong xã hội hòa bình, ổn định... đó là những thuận lợi to lớn để các công ty phát huy được nội lực, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao lợi nhuận. Song cũng vì sự phong phú trong văn hóa, cho nên đối với mỗi khu vực văn hóa khác nhau, các công ty cần có một phương hướng kinh doanh khác nhau, phù hợp với truyền thống văn hóa, thói quen và tập tục của con người ở khu vực đó
7.1.4 Môi trường luật pháp, quốc tế.
Từ khi là thành viên chính thức của tổ chức WTO cuối năm 2005, hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung và hệ thống luật kinh doanh, luật doanh nghiệp nói riêng đã tương đối được hoàn chỉnh, phù hợp với thông lệ quốc tế. Các hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, các doanh nghiệp nước ngoài được tự do cạnh tranh trên
thị trường Việt Nam, nền văn hóa Việt Nam được hội nhập cùng nền văn hóa thế giới. Đây không những là một cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp nhận những công nghệ hiện đại, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới mà còn là thách thức thật sự đối với mỗi doanh nghiệp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nắm bắt được xu thế của thời đại, giữ vững mục tiêu, chiến lược, đồng thời cũng phải năng động, linh hoạt, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, nếu không sẽ bị các doanh nghiệp nước ngoài gạt sang bên và chiếm lĩnh thị trường.
7.2 Môi trường ngành
7.2.1 Đối thủ cạnh tranh và Cạnh tranh tiềm ẩn
Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, Công ty tư vấn đầu tư và thương mại phải gánh chịu một áp lực cạnh tranh rất lớn. Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh chính của Công ty là những Công ty, Tổng công ty về kinh doanh, đầu tư, xây dựng, tư vấn trong nước như: Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển nhà đất (COTEX), Công ty tư vấn kiến trúc xây dựng và Thương mại (ATC), Tổng công ty xây dựng Công nghiệp Việt Nam, Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam, Tổng công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam (VNECO), Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX), Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), ... Không những cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước mà còn có cả những doanh nghiệp nước ngoài với công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, phong cách làm việc chuyên nghiệp.
Cạnh tranh tiềm ẩn cũng ngày càng gia tăng. Do đó, nhằm hạn chế rủi ro, Công ty đã phải đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh: không những đầu tư, kinh doanh nhà máy đóng tàu, các công trình thủy mà còn đầu tư vào các công trình xây
thiết bị nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, có như vậy mới có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh hiện nay.
7.2.2 Áp lực từ nhà cung cấp và khách hàng
Không chỉ chịu áp lực cạnh tranh từ phía các đối thủ mà còn cả áp lực từ phía nhà cung cấp và khách hàng.
Nhà cung cấp luôn mong muốn làm đối tác với những doanh nghiệp lớn, có lợi nhuận cao, đảm bảo khả năng thanh toán và có uy tín trên thị trường. Các nhà cung cấp chính của Công ty là các Công ty, cửa hàng sản xuất, kinh doanh, buôn bán vật liệu xây dựng trên cả nước. Còn khách hàng thì luôn đòi hỏi và lựa chọn những sản phẩm và dịch vụ rẻ nhất, tốt nhất, thậm chí là chăm sóc khách hàng tận tình nhất.
Do vậy, bên cạnh việc giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, Công ty còn phải quan tâm tạo dựng uy tín và thương hiệu của mình để tạo niềm tin với nhà cung cấp và khách hàng; luôn coi khách hàng là trung tâm, phục vụ khách hàng tốt nhất có thể.
Phần 8
NHỮNG KẾT QUẢ THU HOẠCH ĐƯỢC QUA GIAI ĐOẠN THỰC TẬP TỔNG QUAN
Qua quá trình thực tập, tìm hiểu thực tế tại Công ty tư ván đầu tư và thương mại, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo cùng Ban giám đốc cùng toàn thể
cán bộ công nhân viên của công ty, tôi đã phần nào biết cách vận dụng lý luận trên sách vở vào thực tiễn, có được cái nhìn tổng quát về Công ty, nắm được sơ lược về tổ chức và thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty qua các thời kỳ.
Qua việc xem xét về quá trình hình thành phát triển của Công ty, tôi nhận ra phải vận dụng các môn học như Luật kinh doanh, Quản trị kinh doanh, tổ chức công tác kế toán... trên thực tế như thế nào để thành lập được một Công ty với bộ máy quản lý hiệu quả, vững chắc.
Khi thu thập và tổng hợp các số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh qua các kỳ, về môi trường kinh doanh của Công ty, cộng thêm những kiến thức có sẵn của môn sắc xuất thống kê, Phân tích hoạt động kinh doanh, kế toán doanh nghiệp, kế toán quản trị,... tôi có thể thấy được những khâu mạnh, khâu yếu của Công ty, và hiểu thêm về tầm quan trọng của công tác quản lý và kế toán trong một doanh nghiệp lớn, hiểu thêm về việc vận dụng những lý thuyết đã học vào thực tiễn để giúp Công ty tăng uy tín, lợi nhuận và mở rộng quy mô thị trường.
Và trên hết, tôi nhận thấy, trong suốt quá trình hình thành và phát triển lâu dài hàng chục năm, Công ty đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận:
+Để đáp ứng được chiến lược phát triển của VINASHIN cũng như của INTRACO, đòi hỏi các dự án phải đảm bảo được kỹ thuật, chất lượng cao. INTRACO đã chuyên môn hóa các phòng ban nhiệm vụ, hợp tác với các chuyên gia giỏi trong nước để trao đổi học hỏi kinh nghiệm đào tạo (IMG của Đức, Hang Đong E $ C của Hàn Quốc). Hợp tác với các chuyên gia nước ngoài trực tiếp tham gia vào cụ thể từng dự án, đào tạo đội ngũ kỹ sư của INTRACO.
+ Về đầu tư kinh doanh dự án: đáp ứng cơ bản các thủ tục đầu vào từ chuẩn bị đầu tư, đầu tư, kết thúc đầu tư đến khai thác sau đầu tư đều theo phương án kinh
+ Về kinh doanh xây lắp, nhờ căn cứ vào thiết kế tổng dự tóan giao thầu hoặc đấu thầu nội bộ công khai, bình đảng giữa các xí nghiệp trực thuộc với các điều kiện cụ thể khi thỏa thuận tạo được sự chủ động cho xí nghiệp khi tham gia. Đặc biệt trong các năm gần đây, Công ty đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân đoạn, tạm ứng, thanh quyết toán, tạo điều kiện cho các xí nghiệp thanh lý các hợp động còn tồn đọng.
+ Về khai thác các loại hình dịch vụ: Khai thác và quản lý các dịch vụ sau đầu tư , tạo được nhiều việc làm mới cho người lao động.
+ Về các hoạt động của các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, các hoạt động được diễn ra liên tục, hiệu quả, là động lực cho sản xuất, được các tổ chức trung ương khen tặng.
Tuy nhiên, Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
+ Về cơ cấu tổ chức: sự phát triển quá nhanh của doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế thị trường nên việc phân cấp, phân quyền cần phải được điều chỉnh, bổ sung, tạo sự chủ động cho các phòng, ban, đơn vị trực thuộc; sự phối kết hợp giữa các phòng ban, đơn vị trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao đôi lúc còn chậm và kéo dài.
+ Về nhân lực: còn thiếu cán bộ quản lý, kỹ thuật có tay nghề cao, nguồn lao động trực tiếp làm ra sản phẩm lại phụ thuộc vào thời vụ.
+ Về cơ sở, trang thiết bị: tuy đã được đầu tư song việc quy tụ, huy động linh doanh, liên kết để khai thác chưa có.
+ Về tài chính: tạm ứng, thanh quyết toán khối lượng theo hạng mục và toàn công trình còn kéo dài, tình trạng nợ khá nghiêm trọng, và khả năng độc lập về tài chính không cao.
Song, nhìn tổng diện, Công ty tư vấn đầu tư và thương mại vẫn là một doanh nghiệp có uy tín lớn trong lĩnh vực tàu thủy, các công trình thủy và kinh doanh cơ sở hạ tầng.
Việt Nam thời mở cửa, thuận lợi có nhiều mà khó khăn cũng không ít, là một Công ty còn non trẻ, Công ty tư vấn đầu tư và thương mại đang đứng trước những thách thức to lớn trên thị trường cạnh tranh. Song với sự nỗ lực không ngừng và sự nhạy bén trong cơ chế quản lý, Công ty không những đã bắt nhịp kịp thời với những đổi thay của hoàn cảnh mới, mà ngày càng có chỗ đứng vững chắc hơn. Tuy nhiên, khi hàng loạt các công ty nước ngoài nhảy vào thị trường trong nước, để tiếp