Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp cho quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam (Trang 30 - 50)

Việt Nam gia nhập WTO, vận nước đang lên…là những cơ hội rất thuận lợi để Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội này cần có sự nỗ lực mạnh mẽ từ phía Nhà nước, chính phủ và các doanh nghiệp trong việc tháo gỡ các rào cản trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài. Đối với đầu tư gián tiếp, mặc dù trong thời gian vừa qua đã có xu hướng tăng nhưng vẫn còn chậm, tỷ lệ vốn FII trên vốn FDI thấp và quy mô nhỏ.Nguyên nhân là do còn một số rào cản nhất định trong thu hút vốn FII là: 2.3.3.1 Môi trường kinh tế vĩ mô.

Trong những năm gần đây (2001-2006), nước ta vẫn chỉ tập trung vào thu hút vốn đầu tư trực tiếp mà chưa khai thác hết tiềm năng của nguồn vốn

đầu tư gián tiếp.Vì vậy lượng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là rất eo hẹp.Nguyên nhân là do chính sách kinh tế vĩ mô của chúng ta chưa phù hợp:

- Thứ nhất, mức giới hạn 30%đầu tư nước ngoài vào công ty đã gây cản trở.Đầu tư gián tiếp nước ngoài là các khoản vốn đầu tư nước ngoài thực hiện qua định chế tài chính trung gian như các quĩ đầu tư, đầu tư trực tiếp vào cổ phần các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.Việc đầu tư nước ngoài vào công ty niêm yết còn quá thấp vì thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có tính thanh khoản cao, tổng giá trị thị trường còn thấp, mức giới hạn 30% không làm cho các nhà đầu tư tư nhân hứng khởi vì họ không thể có quyền chi phối công ty.Năm nay chính phủ đã thay đổi tỉ lệ này là 49%.Mở rộng tỉ lệ này sẽ thu hút được nhiều hơn.

- Thứ hai, nhà nước vẫn chưa có một hệ thống chính sách minh bạch, rõ ràng đối với FII.Các qui định về công ty cổ phần, cổ phần hóa DNNN hiện hành vẫn chủ yếu nhằm vào giao dịch giữa các công ty, tổ chức và người Việt Nam, chăm lo bảo vệ lợi ích nhà nước và người lao động trong doanh nghiệp hơn là quan tâm đến lợi ích và quyền của nhà đầu tư chuyên nghiệp.

- Thứ ba, hiện nay nhà nước có Luật đầu tư chung có qui định về hạn mức đầu tư(phụ thuộc vào từng ngành) khuyến khích thu hút đầu tư nhưng chưa có qui định cụ thể và rõ ràng về rút vốn ra.Đối với các nhà đầu tư giám tiếp nước ngoài rút vốn ra là họ phải tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng lại hoặc bán lại dự án.Để làm được điều này, ngoài những nghị định hướng dẫn cụ thể trong luật thì thị trường vốn của chúng ta phải phát triển mạnh, đủ để có người mua-người bán và cần có nhiều công cụ chuyển nhượng vốn tinh vi hơn. Đây là điều mà các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài băn khoăn.

- Thứ tư, qui mô và chất lượng các sản phẩm của thị trường tài chính Việt Nam còn hạn chế.Đây là nguyên nhân cơ bản khiến các quĩ đầu tư chưa thật nhiều và chưa xứng với tiềm năng thị trường.

- Thứ năm, nhà nước chưa có biện pháp kêu gọi đầu tư gián tiếp nhiều.Vì vậy các nhà đầu tư trên thế giới chưa có nhiều thông tin và hiểu biết về Việt Nam.

- Cuối cùng là do hệ thống tài chính, ngân hàng của chúng ta chưa thực sự vững mạnh về mọi mặt:quản lí vốn, chất lượng nghiên cứu thị trường, chất lượng dịch vụ, làm việc, chất lượng nguồn nhân lực…Điều này làm cho các

nhà đầu tư không an tâm cùng với tính thanh khoản của thị trường Việt nam chưa cao.

2.3.3.2 Doanh nghiệp

- Các rào cản đầu tư gián tiếp không chỉ do chính phủ mà còn do yếu tố chủ quan là các doanh nghiệp Việt Nam.Việt nam đang trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp đang trong quá trình cổ phần hóa, khả năng quản trị doanh nghiệp của các công ty còn thấp, một số chỉ tiêu đánh giá chưa theo tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống kế toán kiểm toán còn nhiều bất cập, hệ thống thông tin còn thiếu và yếu, các báo cáo tài chính doanh nghiệp chưa trung thực….Đây là nguyên nhân dẫn đến thị trường tài chính không minh bạch.Đối với các nhà đầu tư nước ngoài chuyên nghiệp thì đầu tư vào thị trường tài chính không minh bạch sẽ là một quýêt định không khôn ngoan.

- Tiến trình cổ phần hoá còn chậm, qui mô doanh nghiệp nhỏ.Các doanh nghiệp cổ phần hoá phần lớn chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.Mặt khác doanh nghiệp không có động lực thu hut FII vì “sợ tuột mất quyền quản lí, sở hữu doanh nghiệp và tài sản của mình”.Các doanh nghiệp cổ phần hoá phần lớn vẫn chưa kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế đồng thời chưa xếp định mức tín nhiệm đầu tư …làm cho tính minh bạch giảm.Vì vậy mà hạn chế thu hút vốn FII.

- Các doanh nghiệp Việt Nam không đa dạng hoá các sản phẩm của mình , tính cạnh tranh kém làm cho các nhà đầu tư lo ngại khi đầu tư.Khi gia nhập WTO mà cạnh tranh kém thì rủi ro rất lớn.

- Doanh nghiệp nhà nước lớn mà cổ phần hoá vẫn dè dặt trông chờ vào sự chỉ đạo của nhà nước.Đây lại là những doanh nghiệp lớn có thể thành tập đoàn kinh tế lớn mang thương hiệu Việt.Chính tâm lí vẫn còn từ thời bao cấp làm cho nền kinh tế kém năng động.Vì vậy lãnh đạo các doanh nghiệp cần đưa ra biện pháp phù hợp.

- Doanh nghiệp việt Nam vẫn quan tâm đến lợi ích bản thân mình nhiều hơn là các nhà đầu tư cho nên chưa thu hút được vốn.Nhà đầu tư thường quan tâm đến lọi tức và hiệu quả hoạt động kinh doanh dài hạn.Chính sách lợi tức chưa hợp lí cùng với chính sách đầu tư không công khai đã làm giảm 1 lượng đầu tư khá lớn.Doanh nghiệp nhà nước phải mạnh dạn, táo bạo hơn để có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế.

Trong chương 2 đề tài đã đi sâu vào thực trạng thu hút FII của Việt Nam trong thời gian vừa qua, qua đó đề tài cũng đã tổng kết được những thành tựu trong việc thu hút FII, sự cần thiết thu hút FII vào Việt Nam.

Phần cuối chương 2 đề tài có phân tích mặt hạn chế cản trở việc thu hút FII qua đó làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp ở chương 3.

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút vốn FII cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam 3.1 Nhân tố thuận lợi thu hút FII vào Việt Nam

Theo khảo sát của quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) gần đây cho thấy, vào năm 2001 lợi nhuận từ vốn FII thế giới tăng gấp 2 lần vốn FDI.Trong vòng 4 năm, đầu tư gián tiếp toàn cầu đã tăng gấp 2 lần; nước có tỷ trọng đầu tư gián tiếp lớn nhất là Mỹ chiếm 24.5% tiếp đó là Anh chiếm 10%.Dòng vốn FII đang trỗi dậy mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 và đang chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia đang phát triển có tìêm năng , nhằm hạn chế các rủi ro đầu tư.

Hiện có khoảng trên 100 định chế đầu tư tài chính chuyên nghiệp trên thế giới đang quản lí một khối lượng tài sản khổng lồ, khoảng 300 tỷ USD.Chỉ cần họ chấp nhận đầu tư vào Việt Nam 0.1% là chúng ta đã có khoảng 300 triệu USD.

Như vậy, nguồn vốn đầu tư gián tiếp FII là một nguồn vốn tiềm năng rất lớn đối với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Với các yếu tố khách quan thuận lợi, vị thế đang lên, Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác nguồn vốn FII của thế giới phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, các yếu tố sản xuất trong quá trình tái sản xuất hàng hoá, dịch vụ được dịch chuyển tự do từ nơi này sang nơi khác , nhằm phát huy lợi thế của mỗi quốc gia thông qua các cam kết mở cửa thị trường.Việt Nam đang nổi lên như một quốc gia có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài.Sở dĩ vậy, do các nguyên nhân sau:

3.1.1 Nhân tố mang tính quốc gia

-Thứ nhất, chính trị ổn định nhất trong khu vực.Điều này được cả thế giới công nhận.Sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan, nguồn vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng chuyển vào Việt Nam kể cả đầu tư gián tiếp.

-Thứ 2 là có tiềm năng tăng trưởng kinh tế dài hạn, ổn định sau Singapo.Mức tăng trưởng của Việt Nam từ năm 2000 trở lại đây luôn đạt ở mức cao, bình quân trên 7.5%.Đây là mức tăng trưởng hấp dẫn nhà đầu tư.Hơn nữa Việt Nam với sự lãnh đạo sáng suốt của chính phủ, chắc chắn sẽ

đạt được mức tăng trưởng là 8% trong những năm tới.Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thu hút đầu tư.

-Thứ 3, hiện nay chính phủ Việt Nam có những cải cách mở cửa thông

thoáng hơn kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài vào. Mặt khác Chính phủ Việt nam

hiện nay khá coi trọng khu vực kinh tế tư nhân và luôn khẳng định tầm quan trọng của khu vực này.Điều này khá hấp dẫn nhà đầu tư.

- Thứ 4, hệ thống pháp luật của Việt Nam đang dần hoàn thiện và bắt đầu có sự thống nhất.Điều này được thể hiện qua luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật chứng khoán đã cùng có hiệu lực.Tuy nhiên, hiện nay luật Việt nam đang là yếu điểm không rõ ràng đối với nhà đầu tư.

- Thứ 5, Việt nam là một nước đang phát triển, nằm trong khu vực thu được nhiều lợi nhuận nhất khi đầu tư.Luồng vốn chảy vào khu vực này vì Lãi

suất nội địa luôn cao hơn Lãi suất thế giới.Đây là một biện pháp của chính

phủ nhằm thu hút đầu tư.

Bên cạnh những yếu tố trên Việt nam có vị trí địa lí thuận lợi , nguồn lao động rẻ, thị trường, tài nguyên, sự ổn định của thị trường….đặc biệt là vai trò của Việt Nam ngày càng được nâng cao khi gia nhập WTO , tổ chức thành công hội nghị APEC làm cho Việt Nam có tiềm năng thu hút nhiều vốn đầu tư.

3. 1.2 Những nhân tố mang tính thị trường

Có thể những nhân tố mang tính thị trường ảnh hưởng tích cực tới thu hút đầu tư gián tiếp tại Việt Nam không nhiều bởi vì chúng ta đang trong quá trình hoàn thiện.Thị trường vốn(TTCK) mới mở cửa hoạt động thực sự 3 năm trở lại đây, trước đó rất mơ hồ.Song những nhân tố này ngày càng hoàn thiện và đạt được mức mà nhà đầu tư mong muốn.Hiện nay có những nhân tố thị trường sau ở Việt nam thu hút được nhà đầu tư:

-Thị trường chứng khoán còn non trẻ song trong những năm tới sẽ có rất nhiều công ty tập đoàn lớn niêm yết trên sàn.Cổ phiếu của các công ty này chắc chắn sẽ sinh cổ tức nhiều cả hiện tại và tươnglai.Đây chính là tính phong

phú của thị trường chứng khoán với chất lượng khác nhau.

-Rủi ro lợi tức tiềm tàng khi đầu tư mua cổ phiếu của các công ty tập đoàn lớn của Việt nam là nhỏ so với các nước khác. Điều này làm nhà đầu tư nhỏ, ngắn hạn an tâm.

Những nhân tố thị trường khác lại là hạn chế của Việt Nam.Chúng ta cần sửa đổi bổ sung hòan thiện hơn nữa để có thể thu hút nhà đầu tư lớn với số lượng khổng lồ, đầu tư dài hạn.

Nhận xét:

Do có những điều kiện thuận lợi trên, Việt Nam cần tận dụng lợi thế của mình để thu hút đầu tư gián tiếp-một kênh huy động vốn còn bỏ ngỏ.Nguồn vốn này góp phần quan trọng cho công nghiệp hoá-hiện đại hoá.

3. 2 Dự báo thu hút FII trong thời gian tới.

Đầu tư gián tiếp chịu ảnh hưởng của các yếu tố như bối cảnh quốc tế(hoà

bình, ổn định vĩ mô, các quan hệ ngoại giao và môi trường pháp lí quốc tế thuận lợi):nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư trong nước;sự phát triển của hệ thống tiền tệ và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nói riêng, của các thể chế thị trường nói chung của nước tiếp nhận đầu tư… mức độ tự do hoá và sức cạnh tranh chủ yếu là ưu đãi tài chính và sự thân thiện của nước bản địa… Đầu tư gián tiếp sẽ chảy mạnh vào trong nước tỉ lệ thuận và theo cấp số nhân cùng với sự gia tăng quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động hiệu quả tại Việt Nam, cùng với việc nới rộng tỉ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp đó.

Do vậy trong tương lai, Việt Nam hoàn toàn có cơ sở thu hút được lượng vốn FII lớn gấp nhiều lần hiện nay vì :Các thể chế của Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn;Việt nam đã gia nhập WTO và đã tạo ra một làn sóng đầu tư mới sau khi tổ chức thành công hội nghị APEC năm2006;đồng thời Việt Nam đang tiến hành đẩy mạnh lộ trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn trong lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, điện lực và bưu chính viễn thông.Việc cổ phần hoá này sẽ cung cấp lượng cổ phiếu hàng tỷ USD ra thị trường.Bên cạnh đó các nghị định và chính sách về cổ phần hoá và luật doanh nghiệp đã chín muồi và bắt đầu phát huy hiệu quả sau một thời gian thử nghiệm như việc bãi bỏ hạn chế tỉ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam….Theo dự báo thì tốc độ thu hút FII từ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng gấp mấy lần chứ không phải mấy phần trăm như hiện nay.

Với điều kiện cuả Việt Nam hiện nay thì đây đúng là một nơi đầu tư siêu lợi nhuận do đó việc nhiều nhà đầu tư vào Việt Nam là việc đương nhiên.Song chúng ta cũng cần có biện pháp để thu hút và quản lí tốt nguồn vốn này tránh những rủi ro thấp nhất.

Theo dự báo của bộ kế hoạch đầu tư giai đoạn 2006-2010 thì chúng ta cần một lượng vốn là 140tỷ USD cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Trong đó vốn trong nước qua tiết kiệm là khoảng 65%, vốn vay từ ngân hàng khoảng 5%, viện trợ khoảng 5%, vốn FDI là khoảng 15%, còn lại vốn FII là khoảng 10% (cả bán trái phiếu chính phủ).Đồng thời chính phủ cũng chỉ đạo cần thu hút vốn đầu tư gián tiếp dài hạn nhiều hơn ngắn hạn.Chính phủ cũng đã có kế hoạch chỉ đạo bán lượng lớn trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế và khuyến khích các tập đoàn làm ăn có hiệu quả như dầu khí, than , xây dựng… nhanh chóng niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế để tăng hơn nữa nguồn vốn FII.

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ vốn dự kiến của Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010

3.3 Giải pháp nhằm tăng cường thu hút FII

Để có thể thu hút được ở mức cao nhất nguồn vốn FII và giảm thiểu những tác động tiêu cực của chúng cũng như để đảm bảo cho hệ thống tài chính trong nước hoạt động an toàn, vững mạnh và hiệu quả, Việt Nam cần thực hiện những biện pháp sau:

3.3.1Thu thập, xử lí thông tin tài chính-ngân hàng

Cần xây dựng hệ thống thu thập và xử lí thông tin tài chính –ngân hàng dựa trên những chuẩn mực quốc tế.Đặc biệt cần từng bước áp dụng hệ thống kế toán và kiểm toán quốc tế đối với thị trường chứng khoán và hệ thống

ngân hàng cũng như cần thiết lập cơ quan đánh giá hệ số tín dụng quốc gia độc lập.Điều này sẽ cho phép có được những thông tin kịp thời và chuẩn xác về thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán cũng như của hệ thống ngân hàng, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách đảm bảo an ninh cho hệ thống.Thêm vào đó cần cải tiến , tăng cường và đa dạng hoá việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư nước ngoài về hoạt động của thị trường, về tình hình của các công ty niêm yết…..(thông qua quảng cáo, hội

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp cho quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam (Trang 30 - 50)