Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1
Regression 60,320 7 8,617 80,806 0,000 Residual 20,475 192 ,107
Total 80,795 199
4.3.6.4 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến
Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại phương sai (VIF) thể hiện trọng bảng hệ số cho thấy, tất cả các thành phần nhân tố trong mơ hình cho VIF rất nhỏ (đều xấp xỉ bằng 1), nhỏ hơn rất nhiều so với chuẩn 10, chứng tỏ các nhân tố độc lập không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không xảy
57
ra hiện tượng đa cộng tuyến.
4.3.6.5 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan
Đại lượng thống kê Durbin-Watson được dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề nhau (tương quan chuỗi bậc nhất) hay còn gọi là kiểm định tự tương quan. Trong bảng 4.12, kết quả thống kê Durbin-Watson bằng 1,898 gần bằng 212, nên các phần dư không có tương quan chuỗi bậc nhất.
Bảng 4.12 Tổng hợp mô hình
Model R R2 Adjusted R2 Std. Error of the Estimate Durbin-Watson
1 .864 .747 .737 .327 1.898
4.3.6.6 Kiểm định phân phối chuẩn phần dư
“Phần dư có thể khơng tn theo phân phối chuẩn vì những lý do: sử dụng mơ hình khơng đúng, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư khơng đủ nhiều để phân tích… Vì vậy, chúng ta nên thực hiện nhiều cách khảo sát khác nhau. Một cách đơn giản nhất là xây dựng biểu đồ tần số của phần dư” (Hoàng Trọng & Mộng Ngọc, 2008). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng biểu đồ tần số Histogram và biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot.
12 Đại lượng Durbin-Watson có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4. Nếu các phần dư không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau, giá trị Durbin-Watson gần bằng 2 (Hồng Trọng & Mợng Ngọc, 2008)
58
Hình 4.2a: Biểu đồ tần số Histogram Hình 4.2b: Biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot
Giá trị trung bình rất nhỏ gần bằng 0 (Mean= 2,44E-17) và độ lệch chuẩn xấp xỉ bằng 1 (Std. Dev = 0,982) nên giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm
Các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng nên giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm
Kết luận chương 4
Chương này mơ tả quy trình nghiên cứu định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ lý thuyết và lược khảo cơng trình nghiên cứu liên quan, Tác giả đã thiết kế nghiên cứu, xây dựng thang đo, kiểm định thang đo, kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả cho thấy các nhân tố đã xác định và tồn bợ mơ hình đều có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ biến, thang đo và mơ hình phù hợp. Chương 5 sẽ nhận định kết quả nghiên cứu, nêu những thành công, hạn chế của nghiên cứu, đồng thời khuyến nghị những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường tính tuân thủ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
59
Chương 5
NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ
Sau khi đã công bố kết quả nghiên cứu, chương này sẽ đưa ra những gợi ý về mặt chính sách. Tuy nhiên, luận văn trình bày nhận định về tình hình thực hiện thuế thu nhập cá nhân ở nước ta thời gian qua, nhận định về kết quả nghiên cứu và quan điểm hoàn thiện tuân thủ thuế thu nhập cá nhân trước khi đưa ra giải pháp mang tính khuyến nghị.
5.1 Nhận định tình hình thực hiện thuế thu nhập cá nhân thời gian qua
Căn cứ vào báo cáo tổng kết của Tổng Cục Thuế và Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn tởng hợp tình hình thực hiện thuế thu nhập cá nhân trên phạm vi cả nước.
Cơ chế nộp thuế đã chuyển từ cơ chế nộp thuế theo thông báo thuế sang cơ chế người nộp thuế tự khai (self assessment) được thực hiện chính thức từ năm 2007. Chuyển biến cơ bản này đã tạo điều kiện cho người nộp thuế chủ động và thuận lợi trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời nâng cao được ý thức tự giác tuân thủ pháp luật thuế và tự chịu trách nhiệm về việc tuân thủ của mình. Cơ chế tự khai góp phần nâng cao nhận thức tuân thủ pháp luật và ý thức tự giác của người nộp thuế. Đại bộ phận người nợp thuế đã chủ đợng trong việc tìm hiểu các nợi dung, qui định của pháp luật thuế, từ đó tính tn thủ của người nợp thuế trong việc đăng ký, kê khai, tính và nợp thuế được nâng cao cùng với sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý thuế.
Cơ quan quản lý thuế đã xây dựng được hệ thống dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế và triển khai cơ chế một cửa trong việc giải quyết các thủ tục hành chính thuế tại cơ quan thuế các cấp thống nhất trong tồn ngành. Các thủ tục hành chính thuế như thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế được thực hiện theo cơ chế một cửa đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nộp thuế tự giác thực hiện tốt các quy định của pháp luật thuế, tiết kiệm được chi phí và nguồn lực trong quản lý của cơ quan thuế. Các nội dung có liên quan đến cơ quan thuế và
60
người nợp thuế như hồ sơ thuế, quy trình thủ tục giải quyết, thời gian giải quyết, trách nhiệm của cán bộ, công chức thuế... đã được quy định cụ thể và công khai để dễ áp dụng, người dân dễ thực hiện và giám sát. Với mục tiêu cung cấp ngày càng nhiều hình thức dịch vụ phong phú, chất lượng cao để phục vụ người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, cơ quan quản lý thuế đã xây dựng và cung cấp phần mềm hỗ trợ kê khai thuế, đẩy mạnh hình thức kê khai thuế qua mạng.
Việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, các phần mềm quản lý thuế hiện đại tại các cơ quan thuế đã góp phần hiện đại hóa ngành thuế, đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục hành chính thuế, giảm đáng kể thời gian thực hiện các thủ tục hành chính thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc tuân thủ pháp luật thuế.
Công tác quản lý thuế đặc biệt là công tác quản lý nợ và thanh tra, kiểm tra được tăng cường theo mơ hình quản lý rủi ro. Quy trình thanh tra thuế ban hành kèm theo quyết định 460/QĐ-TCT ngày 5/5/2009 là sự thể hiện rõ nét nhất sự vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong thanh tra thuế ở Việt Nam. Theo đó, cơ quan quản lý thuế phân loại, đánh giá người nộp thuế dựa trên hệ thống những tiêu thức rủi ro về thuế nhằm xác định những người nộp thuế có mức độ tuân thủ thấp và khả năng gian lận cao về thuế để tập trung nguồn lực thanh tra, kiểm tra theo nguyên tắc ưu tiên nguồn lực để thanh tra, kiểm tra những người nộp thuế có thể mang lại tổn thất lớn nhất và những sai phạm có nhiều khả năng xảy ra nhất. Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được thực hiện theo quy trình ban hành kèm theo các quyết định số 477/QĐ-TCT ngày 15/5/2008, 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011, 490/QĐ- TCT ngày 08/5/2009 của Tổng cục Thuế, nợ thuế được chia thành 3 đến 5 loại, phần nào phản ánh mức độ tuân thủ thuế và có các giải pháp phù hợp đối với từng nhóm nợ.
Để có thể quản lý người nộp thuế dựa trên đánh giá rủi ro thì hệ thống thơng tin về người nộp thuế đóng vai trò quan trọng. Thời gian qua, cơ quan thuế đã có sự phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin về quản lý thuế và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Theo đó, Tổng cục Thuế và Tổng cục Cảnh sát nhân dân đã sửa đổi bổ sung để có quy chế phối hợp
61
mới phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế; Bộ Tài nguyên Môi trường đã phối hợp xây dựng Thông tư liên tịch về liên thông một cửa trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; Bợ Tài chính - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Toà án nhân dân tối cao phối hợp xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn việc thông báo, gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội, cá nhân và tổ chức vi phạm, nhằm đảm bảo phục vụ cho công tác phòng, chống, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và quản lý thuế. Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan phối hợp với ngân hàng xây dựng Thông tư liên tịch về việc cung cấp trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế với ngân hàng và tở chức tín dụng, nhằm phát hiện nhanh các trường hợp tổ chức có dấu hiệu mất khả năng thanh toán để ngăn ngừa các hành vi trốn thuế, ngược lại, khi phát hiện kinh doanh có dấu hiệu phá sản, giải thể, cơ quan thuế chủ động để ngân hàng kịp thời thu hồi nợ đã cho vay…Việc chia sẻ thông tin về người nộp thuế giữa các cơ quan quản lý giúp cho cơ quan thuế từng bước hồn thiện hệ thống thơng tin về người nợp thuế, phục vụ cho công tác quản lý thu ngân sách an tồn và hiệu quả.
Chính sách, pháp luật thuế được rà sốt thường xuyên, từ đó các bất cập, kẽ hở về chính sách được phát hiện, chỉnh sửa kịp thời gắn liền với biến động của tình hình kinh tế- xã hợi.
5.2 Nhận định từ kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi tuân thủ thuế phụ thuộc vào đặc điểm nghề nghiệp và đặc thù thu nhập của người nộp thuế, phụ thuộc vào danh tiếng nơi người nộp thuế làm việc, phụ thuộc vào các yếu tố xã hội, kinh tế, phụ thuộc vào hệ thống thuế và nhận thức về thuế của bản thân người nộp thuế.
Khi đưa vào phương trình hồi quy bợi nhằm lượng hóa mối liên hệ giữa hành vi tuân thủ thuế và các nhân tố ảnh hưởng đến nó, kết quả chỉ ra rằng tất cả nhân tố xem xét đều có ảnh hưởng dương và có mức tác động khác nhau đến hành vi tuân thủ thuế. Như vậy, các nhà hoạch định chính sách có thể dựa vào kết quả này để
62
hình thành các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tuân thủ thuế thu nhập cá nhân.
Yếu tố xã hội
Thái độ, dư luận chung của xã hội về các hành vi tuân thủ thuế ảnh hưởng mạnh nhất đến mức tuân thủ. Hệ số hồi quy của biến này là 0,383. Biến này chứa bốn tḥc tính: sự chỉ trích, phê phán của cợng đồng, địa vị xã hợi, t̉i tác và giới tính của người nợp thuế. Như vậy nghiên cứu tại Luận văn này cũng phù hợp với nghiên cứu của Adams & Webley (2001), Kirchler & Berger (1998), Webley, Cole & Eidjar (2001). Tuy nhiên Luận văn chưa xây dựng câu hỏi về lòng vị tha của xã hội đối với hành vi gian lận thuế và vấn đề thuộc tôn giáo. Vì theo Blamey & Braithwaite (1997) và Braithwaite (2003) thì khuynh hướng vị tha (altruistic orientation) cũng ảnh hưởng đến mức tuân thủ thuế. Thêm vào đó, Porcano (1988) và Grasmick, Bursik & Cochran (1991), Stack & Kposowa (2006), Torgler (2003, 2006) cho rằng tính chân thực và niềm tin tơn giáo (religious beliefs) cũng có tác động đến tuân thủ thuế.
Nghiên cứu thực nghiệm của Tác giả bằng cách phỏng vấn kín từng nhóm người khác nhau cho thấy đa số mọi người khơng chỉ trích trốn thuế nặng nề hơn trợm cắp vặt. Điều này có nét tương đồng với Alm, McClelland & Schulze (1999), Trivedi, Shehata & Lynn (2003) và Wenzel (2005) khi cho rằng sự bất bình của người dân về sự tuân thủ thuế kém có tác đợng dương đến tính chân thực. Sigala, Burgoyne và Webley (1999) còn phát hiện được chuẩn mực đạo đức xã hội là một trong các nhân tố quan trọng nhất dự báo tuân thủ thuế.
Tất cả những điều trên đã gợi ý rất nhiều về chính sách. Tác giả sẽ thảo luận gợi ý này ở phần tiếp sau.
Nghề nghiệp và đặc thù thu nhập
Nghề nghiệp và đặc thù thu nhập giữ vị trí thứ hai và thứ ba trong tác đợng đến hành vi tuân thủ thuế. Hệ số hồi quy của chúng lần lượt là 0,251 và 0,223. Danh tiếng của nghề nghiệp có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi tuân thủ. Điều này cũng dễ hiểu vì đạo đức nghề nghiệp sẽ khiến người nộp thuế phải e ngại nếu bị
63
phát hiện gian lận thuế. Thu nhập càng cao thúc đẩy tuân thủ thuế tốt hơn vì nếu bị phát hiện thì sẽ mất nhiều. Thu nhập đến từ nhiều nguồn và công việc phức tạp lại ảnh hưởng đến tuân thủ khơng bằng các tḥc tính khác trong biến “nghề nghiệp và đạc thù thu nhập”.
Yếu tố kinh tế và nơi người nộp thuế làm việc
Hai nhân tố này giữ vị trí thứ tư và thứ năm trong tác đợng đến hành vi tuân thủ thuế. Hệ số hồi quy của chúng lần lượt là 0,150 và 0,143. Văn hóa doanh nghiệp, tình hình chấp hành thuế của doanh nghiệp và tình hình kinh tế là những tḥc tính tác đợng mạnh nhất đến hành vi tuân thủ thuế. Điều này hoàn tồn dễ hiểu vì nợp thuế đúng quy định của pháp luật là một phần tôn tạo nên văn hóa doanh nghiệp. Điều này cho thấy một cản trở lớn đối với ngành thuế Việt Nam, đó là cần phải tốn nhiều năm các doanh nghiệp Việt Nam mới xây dựng được văn hóa doanh nghiệp trong khi thuế thì khơng thể chờ đợi đến lúc đó mới hành thu.
Nhân tố nhận thức về thuế
Đây là nhân tố thuộc về bản thân người nộp thuế nên rất khác biệt giữa những nhóm người khác nhau. Chúng ta đều biết, chính sách thuế là tổng hợp những thuật ngữ pháp lý và kỹ thuật tính tốn. Theo Eva Hofmann, Erik Hoelzl, & Erich Kirchler (2008), để hiểu luật thuế ở Anh người dân cần 13 năm, ở Mỹ cần 12,5 năm. Theo nghiên cứu của Roberts, Hite và Bradley (1994), Schmölders (1960), phần lớn người nộp thuế không hiểu đúng các thuật ngữ pháp lý trong luật thuế nên hay than phiền và cản nhận không đầy đủ các quy định thuế. Thêm vào đó, kỹ thuật tính thuế, thuế suất và xác định các khoản giảm trừ cũng không phải ai cũng hiểu rõ.
Nhận thức về các hành vi trốn thuế (tax evasion), tránh thuế (tax avoidance) và né thuế (tax flight) cũng không giống nhau. Nhiều người nộp thuế không phân biệt được khía cạnh pháp lý của những hành vi này, nên khi chủ động thực hiện
64
hành vi hợp pháp họ vơ tình rơi vào tình thế bất hợp pháp13. Thêm vào đó là nhận thức rất khác nhau về mức công bằng trong nghĩa vụ thuế.
Nhiều người nhận thức được rằng nộp thuế là một khoản chi không được hưởng thu trực tiếp nhưng cần thiết nhằm thực thi trách nhiệm công dân khi sử dụng các món hàng và dịch vụ do chính phủ và chính quyền địa phương cung cấp. Họ nhận thức được quan hệ giữa số thuế họ nộp với giá trị các dịch vụ công thụ hưởng. Nhưng số đông hơn không hiểu được như vậy. Thêm vào đó, tình trạng tham nhũng, lãng phí đầu tư trong khu vực cơng, sự kém chất lượng của các cơng trình cơng cợng càng khiến người nợp thuế tìm mọi cách (hợp pháp, bất hợp pháp) làm giảm thiểu nghĩa vụ thuế, đồng thời trì hoãn thực thi nghĩa vụ thuế.
Như vậy, chúng tôi cho rằng xây dựng được nhận thức đúng về thuế trong cộng đồng người nợp thuế là mợt q trình rất dài. Trách nhiệm này khơng phải chỉ duy nhất thuộc về cơ quan quản lý thuế mà là tổng thể mọi hành động từ xây dựng thể chế đến hành vi ở mọi cấp độ. Chúng tôi sẽ chi tiết hóa trong phần giải pháp dưới đây.
Nhân tố hệ thống thuế
Nhân tố hệ thống thuế có mức tác động không cao đến hành vi tuân thủ thuế. Hệ số hồi quy chỉ đạt 0,017. Nhân tố này gồm các tḥc tính được khảo sát như sau: thuế suất, phương pháp tính, thủ tục hành chính, hoạt đợng hỡ trợ người nộp thuế, biện pháp ngăn chặn gian lận và hình thức khuyến khích tn thủ.