Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mơ hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các thành phần của cán cân thanh toán quốc tế tác động đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu á (Trang 59 - 60)

Variable Mean Sd Min Max skewness

BB/GDP (%) -2,74 3,70 -17,00 8,10 0,28 CA/GDP (%) -1,12 7,12 -43,77 16,86 -2,07 FDI/GDP (%) 2,70 4,96 -37,16 43,91 1,77 INF (%) 10,48 23,87 -5,99 318,89 9,59 EX (Nội tệ/USD) 2.536,28 5.326,27 2,50 22.370 2,16 GDP (tỷ USD) 235 386,00 0,77 2.597 3,52

Từ bảng kết quả 4.1 cho thấy cán cân ngân sách/tổng thu nhập quốc nội 10 quốc gia đang phát triển tại châu Á bị thâm hụt ở mức trung bình là -2,74%, mức thặng dư cao nhất là 8,1% ở Pakistan năm 1992, và mức thâm hụt lớn nhất là -17% ở Mông Cổ năm 2016. Tình trạng cán cân ngân sách nhà nước bị thâm hụt diễn ra ở các nước đang phát triển là phù hợp với nhu cầu tăng trưởng kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội.

Cán cân tài khoản vãng lai/tổng thu nhập quốc nội trung bình của 10 quốc gia đang phát triển tại châu Á cũng bị thâm hụt tại mức -1,12%, với mức thặng dư lớn nhất là 16,86% ở Malaysia năm 2008 và mức thâm hụt lớn nhất là -43,77% ở Mông Cổ năm 2012.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trên tổng sản phẩm quốc nội 10 quốc gia đang phát triển tại châu Á trung bình là 2,7% trong giai đoạn từ năm 1991-2017. Mơng Cổ là quốc gia có tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP cao nhất là 43,91% vào năm 2011. Tuy nhiên, năm 2012, tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngồi trên GDP của Mơng Cổ thấp nhất là -37,16%.

Về lạm phát. Trong thời kỳ nghiên cứu từ năm 1991-2017 tại 10 quốc gia đang phát triển tại châu Á, lạm phát có giá trị trung bình là 10,48%, lúc cao nhất lạm phát tăng

đến mức 318,89% ở Mông Cổ năm 1993, và thấp nhất là -5.99% ở Malaysia năm 2009.

Tỷ giá hối đoái trong suốt thời gian nghiên cứu tại 10 quốc gia đang phát triển tại châu Á có mức cao nhất là 22.370 VNĐ/USD, và đồng tiền có giá trị nhất là của Malaysia vào năm 1995, mức tỷ giá là 2,5 Ringgit/USD. Đồng tiền có giá trị thấp nhất là Việt Nam với mức tỷ giá năm 2017 là 22.370 VNĐ/USD.

Về tổng thu nhập quốc nội, nước có mức GDP cao nhất là Ấn Độ, năm 2017 Ấn Độ có mức thu nhập quốc nội là 2.597 tỷ USD. Nước có mức thu nhập quốc nội thấp nhất là Mông Cổ năm 1993 là 0,77 tỷ USD. Mức thu nhập quốc nội bình quân của 10 quốc gia đang phát triển tại châu Á trong thời kỳ nghiên cứu là 235 tỷ USD.

4.2.2. Kết quả kiểm định tính dừng

Kết quả kiểm định tính dừng sẽ được trình bày cụ thể tại bảng 4.2.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các thành phần của cán cân thanh toán quốc tế tác động đến cân đối ngân sách nhà nước tại 10 quốc gia đang phát triển ở châu á (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)