CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2 Thiết kế nghiên cứu
3.2.1 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính dùng để khám phá, hiệu chỉnh và bổ sung các thang đo, từ ngữ thang đo gốc bằng tiếng anh của Chan Wai Kuen & ctg (2008) cho thật dễ hiểu với đối tượng nghiên cứu là những nhân viên thuộc các công ty sản xuất điện, điện tử trong nước. Trong bước này tác giả sẽ xây dựng bản phỏng vấn gồm các câu hỏi mở để thu thập thêm các biến thích hợp từ khía cạnh nhân viên và các nhà quản lý tại các công ty sản xuất điện, điện tử ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu định tính được thực hiện qua kỹ thuật thảo luận nhóm trên một dàn bài lập sẵn là “Dàn bài thảo luận”(tham khảo phụ lục 01) gợi ý trả lời cho những người được mời phỏng vấn, về những vấn đề liên quan đến các khái niệm như : thế nào là dự án nghiên cứu phát triển sản phẩm thành công, các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm điện, điện tử. Nhóm đáp viên tham gia thảo luận là những nhân viên và các nhà quản lý đã từng tham gia các dự ánn R&D tại các công ty sản xuất điện, điện tử ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và có quan tâm đến
nghiên cứu. Tất cả các nội dung phỏng vấn sẽ được ghi nhận và phân tích tổng hợp và đây là cơ sở để hiệu chỉnh các biến quan sát của thang đo.
Sau khi tiến hành thảo luận nhóm 10 nhân viên và các nhà quản lý, qua phân tích điều chỉnh kết hợp với thang đo gốc, cũng như loại bỏ các biến khơng phù hợp với văn hóa Việt Nam, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi định lượng sơ bộ gồm 65 biến quan sát dựa theo mơ hình nghiên cứu đề nghị. Tác giả sử dụng bảng câu hỏi sơ bộ này tiến hành phỏng vấn sâu 10 nhân viên và các nhà quản lý đã đề cập ở trên, để tham khảo về bảng câu hỏi xem họ có hiểu rõ về các ý nghĩa của câu hỏi không và tiến hành điều chỉnh từ ngữ cho phù hợp nhất theo ý kiến đóng góp của những khách hàng này. Sau đó tác giả xây dựng bảng câu hỏi chính thức hồn chỉnh (tham khảo phụ lục 03) và sử dụng bảng câu hỏi này để tiến hành nghiên cứu định lượng.
3.2.2 Nghiên cứu định lượng
3.2.2.1 Chọn mẫu nghiên cứu:
Trong nghiên cứu này mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiện nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn thời gian và chi phí. Nhưng nhược điểm của phương pháp này là ta không xác định được sai số do lấy mẫu.
Để chọn kích cỡ cho mẫu nghiên cứu thì theo Hair & ctg (1998) để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA) tốt thì cần thu thập bộ dữ liệu với ít nhất 5 mẫu nghiên cứu trên một biến quan sát và theo như Tabachnick & Fidell (1996), để tiến hành phân tích hồi qui tốt nhất, kích thước mẫu nghiên cứu phải đảm bảo theo công thức:
n: cỡ mẫu
m: số biến độc lập của mơ hình
Dựa vào bảng nghiên cứu định lượng chính thức, có tất cả là 60 biến cần khảo sát, do đó cần ít nhất 300 mẫu. Để đảm bảo sự thuận lợi và không bị gián đoạn trong nghiên cứu, tác giả quyết định tiến hành thu thập 350 mẫu dữ liệu để sau khi gạn lọc và làm sạch dữ liệu sẽ đạt được kích cỡ mẫu như mong muốn.
Đối tượng được chọn để khảo sát trong nghiên cứu này là nhân viên và các nhà quản lý hay nhóm trưởng đã từng làm việc cho các dự án R&D tại các công ty sản xuất thiết bị điện, điện tử ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, dữ liệu được thu thập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể được thực hiện tại 03 địa điểm chính ở TPHCM, bao gồm: Khu cơng nghệ cao TP.HCM ( Saigon Hitech Park); Khu cơng nghiệp Tân Bình; Khu cơng nghiệp Việt Nam – Singapore 1(VSIP 1) và một số khu công nghiệp khác.
Bảng câu hỏi sẽ phỏng vấn viên được phát đến đối tượng quan sát khi họ vui vẻ, thoải mãi và sẵn sàng trảlời, bảng câu hỏi sẽ được thu lại sau 30 phút khi họ điền xong tất cả các thơng tin và ngồi ra một số bảng câu hỏi cũng được gởi khảo sát online đối với một số nhà quản lý bận rộn.
Hình 3.1. Quy Trình Nghiên Cứu ( tác giả xây dựng )
3.2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu:
- Cơ sở lí thuyết - Thang đo các
nghiên cứu trước
Bảng câu hỏi sơ bộ 1 Nghiên cứu định tính - Thảo luận nhóm n=10 - Phỏng vấn sâu n=10 Bảng câu hỏi định lượng
Điều chỉnh thang đo
Nghiên cứu định lượng N=300
- Kiểm định mơ hình - Kiểm định các giả
thuyết
- Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha - Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Phân tích hồi qui - Các phân tích khác
Viết báo cáo
Sau khi thu thập lại đầy đủ các bản câu hỏi phỏng vấn định lượng, các bản phỏng vấn được xem xét, và loại đi những bản phỏng vấn không đạt yêu cầu cho nghiên cứu. Các bản câu hỏi đạt yêu cầu sẽ được mã hóa, nhập liệu và làm sạch bằng phần mềm SPSS 20.
Dữ liệu thu được sẽ được xử lý thông qua các cơng cụ phân tích của phần mềm SPSS 20.0 như: thống kê mô tả, bản tầng số, đồ thị, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm tra độ tin cậy thang đo qua hệ số cronbach alpha, phân tích hồi quy và các phân tích khác (T-test, Anova),… và kết quả thu được sẽ được sử dụng để viết báo cáo nghiên cứu.