Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp về công ty TNHH đầu tư sản xuất và thương mại Việt Trung (Trang 31 - 42)

Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, các điều kiện bên ngoài có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đa số các yếu tố của môi trường không thể bị tác động hoặc chịu ảnh hưởng theo ý muốn chủ quan của doanh nghiệp. Do đó, các công ty chỉ có thể phân tích môi trường kinh doanh, tìm ra đặc điểm, quy luật của nó để từ đó phán đoán môi trường, và ra các quyết định chiến lược để tận dụng thuận lợi cũng như khắc phục những khó khăn của môi trường đem lại.

Trước hết doanh nghiệp nên xét môi trường nơi ta đang đứng, mà cụ thể là môi trường kinh tế trong nước. Nhắc đến kinh tế Việt Nam, ta thấy ngay thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp là một nền kinh tế đang trên đà phát triển nhanh mạnh, tốc độ phát triển bình quân hàng năm được đánh giá cao khoảng 8%/năm, các thành phần kinh tế được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật với nền kinh tế thị trường. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức tài chính sẽ là một nguồn vốn dồi dào cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất. Nhưng, hiện nay mức lãi suất đang ở mức rất cao thu hút một lượng vốn lớn trong dân cư gửi tiết kiệm, mà công ty Việt Trung lại đang trong thời kỳ cần vay vốn để xây dựng nhà xưởng mới, đầu tư công nghệ mới do đó khoảng thời gian này thật khó để được giải ngân. Ngoài ra, năm vừa rổi, đồng tiền Việt Nam bị mất giá mà hiện vẫn chưa khống chế được, khiến giá cả nguyên nhiên vật liệu đồng loạt tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao.

Công nghệ sản xuất dép siêu nhẹ hầu như còn mới đối với Việt Nam. Công nghệ, máy móc mà công ty đầu tư đều nhập từ bên Đài Loan (Trung Quốc), do đó mỗi lần mua máy mới đều cần một khoảng thời gian để nhân viên kỹ thuật thử nghiệm, tìm hiểu máy mà không có chuyên gia. Hoặc khi máy hỏng hóc hay gặp vấn đề thì đều gây gián đoạn quá trình sản xuất, đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng tới giá thành sản xuất. Tuy nhiên, đất nước ta đang thực hiện CNH-HĐH mọi mặt, tăng cường nghiên cứu khoa học

ở các viên nghiên cứu, trong trường học; nâng cao ý thức, tầm nhìn của người dân về công nghệ sản xuất nên tương lai gần chúng ta sẽ có máy và chuyên gia trong nước.

Một thế mạnh của Việt Nam đó là nền chính trị chỉ có một Đảng phái duy nhất và thống nhất, xã hội luôn luôn ổn định và trong tầm kiểm soát nên các doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm tập trung vào sản xuất. Tuy hệ thống pháp luật kinh tế của ta còn nhiều bất cập, tạo cho một số doanh nghiệp khe hở để lách luật nên không tránh khỏi có lúc bị cạnh tranh không lành mạnh. Rồi tệ tham nhũng, tham ô hối lộ của một số ít cán bộ cơ quan Nhà Nước như cán bộ thuế, cán bộ cảnh sát giao thông công chính, cán bộ xã phường ở khu vực doanh nghiệp gây khó khăn cho việc sản xuất, cho việc vận chuyển hàng hoá tới các đại lý.

Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, có quan hệ ngoại giao hữu hảo với các -nước trên thế giới, được bạn bè quốc tế biết đến ngày càng nhiều sẽ là chất xúc tác để công ty tìm được thêm bạn hàng nước ngoài chứ không chỉ có Ba Lan như hiện nay.

7.2) Môi trường ngành:

Hịên nay ở trong nước mới chỉ có bốn hoặc năm đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty. Do đó thị trường trong nước còn rất nhiều tiềm năng mà đòi hỏi công ty phải tranh thủ khai thác. Khó khăn ở đây là, ta cũng như đối thủ cạnh tranh đều đi nhập máy móc công nghệ từ cùng một nguồn là Trung Quốc, nên hầu như chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc sản phẩm đều như nhau. Điều này đòi hỏi công ty phải tìm ra con đường tạo nên sự khác biệt ở sản phẩm, công ty khác với đối thủ để tranh thủ thị trường. Tất nhiên, công ty còn phải đối mặt với sản phẩm dép siêu nhẹ từ Trung Quốc sang, nhưng ông phó giám đốc công ty không ngại ngần tuyên bố hàng của công ty rẻ hơn và đẹp hơn hàng Trung. Không vì thế mà ban giám đốc được phép chủ

quan, ta phải tận dụng lúc đối thủ chưa đuổi kịp để chiếm lĩnh thị phần, bởi người Trung vẫn nổi tiếng là nhanh nhạy và sáng tạo.

Một lo ngại khác còn lớn hơn là: công ty Việt Trung vẫn là một công ty trẻ, mới bước chân vào thương trường, sản phẩm của công ty thuộc dạng hàng hoá thay thế sản phẩm của các bậc tiền bối đầy kinh nghiệm như Bitis. Do đó vấn đề cạnh tranh là rất gian khổ. Như đã nói, thị trường dép siêu nhẹ nói riêng còn khá mới mẻ, đầy tiềm năng, do đó, công ty cũng phải chuẩn bị đối phó với các đối thủ tiềm ẩn, đang nhăm nhe bước vào.

Nguyên vật liệu để sản xuất có thể được xếp vào dạng nguyên vật liệu quý bởi hiện trong nước có rất ít công ty kinh doanh. Nhiều khi, công ty phải đi đặt liệu từ Trung Quốc. Đặc biệt dịp trước và sau Tết vừa rồi, máy móc chỉ chạy cầm chừng vì không đủ liệu. Sự khan hiếm liệu còn gây cho công ty sự áp lực từ chính nhà cung cấp, họ thường xuyên đưa những lô liệu không đều nhau về chất lượng, màu sắc, thậm chí là liệu từ nhựa tái chế khiến sản phẩm bị hỏng, không đủ tiêu chuẩn xuất sang Ba Lan. Tình trạng liệu có trong kho nhưng không thể sản xuất xảy ra nhiều lần còn gây cho công ty thiệt hại về chi phí lưu kho, hao phí liệu và thời gian vận chuyển qua lại...

Áp lực từ phía khách hàng cũng chẳng dễ chịu gì, bởi khách hàng thì có hạn mà nhà sản xuất thì ngày càng nhiều; hơn nữa các khách của công ty phân bố khá xa nhau, nằm rải rác ở khắp các tỉnh trên cả nước mà số lượng nhân viên vận chuyển chỉ có 10 người nên tuy có chi nhánh trong Nam nhưng vẫn không đáp ứng kịp. Đặc biệt hợp đồng từ BaLan sang quy định rất chặt chẽ về màu sắc, trọng lượng của dép. Nên vào đợt khan liệu, hoặc liệu tạp ban giám đốc công ty không biết xoay sở sao.

8. THU HOẠCH QUA GIAI ĐOẠN THỰC TẬP TỔNG QUAN

Trong suốt thời gian đi thực tập tại công ty, em đã được quan sát, giới thiệu tất cả các vấn đề về sản xuất kinh doanh, gồm cả những vấn đề đã được học trong trường cũng như những vấn đề còn khá mới như quy trình công nghệ tạo ra sản phẩm dép, bản báo cáo tài chính với các phần nội dung chưa từng được thấy trong sách vở ở trường, phương pháp quản trị kết quả sản xuất bằng máy vi tính. Hoặc, nếu trong môn học quản trị sản xuất, phần quản trị nguyên vật liệu, chỉ đề cập tới quản trị việc dự trữ và cung cấp nguyên liệu đầu vào theo đúng tiến độ và tiết kiệm chi phí ( just in time). Còn trong thực tế tại công ty bấy nhiêu là chưa đủ, ngoài ra còn cần theo dõi quản lý việc xuất - nhập nguyên vật liệu từ kho về nơi sản xuất trên máy tính, rồi từ đó mới điều xuống các bộ phận cần nó. Điều đặc biệt nhất mà em học được từ thực tế là cách cư xử giữa mọi người với nhau và giữa giám đốc với nhân viên. Đây là vấn đề phụ thuộc rất lớn vào chủ quan mỗi người và kinh nghiệm cuộc sống mà không sách vở nào dạy cho đủ. Mối quan hệ chủ - tớ phải đặt ở mức nào đó để không khí công ty vừa thoải mái, vừa đúng mực, nghiêm túc. Yếu tố này tuy vô hình nhưng đóng vai trò rất quan trọng tạo động lực nâng cao năng suất lao động và giữ được người tài, tạo được sự trung thành tuyệt đối của nhân viên với công ty....

Qua quá trình thu thập số liệu, phân tích số liệu dựa vào các chỉ tiêu kinh tế, em nhận thấy tình hình hiện nay của công ty là trong sản xuất cũng

như kinh doanh bắt đầu đi vào ổn định với các chỉ têu như doanh thu, lợi nhuận sau thuế tăng đều. Bên cạnh đó công ty nói chung và xưởng Eva nói riêng còn một số vấn đề, gồm :Thứ nhất qua các năm đều có sự mở rộng quy mô sản xuất. Nhưng thị trường tiêu thụ hay cụ thể là số lượng khách hàng trong nước hầu như không tăng trưởng, thậm chí bị mất một số khách. Thứ hai, công ty chưa chú trọng tới khâu marketing, không có bộ phận kinh doanh để tìm hiểu nghiên cứu thị trường, đây vốn là cơ sở quan trọng để công ty có những quyết định chiến lược về sản phẩm, giá cả, tiếp thị. Thứ ba, hệ thống phân phối chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, hoạt động rời rạc, gây hao phí về thời gian, lộ phí mỗi lần vận chuyển. Thứ tư, hàng hoá ở công ty chưa có thêm chủng loại mới kể từ ngày thành lập, và mẫu mã, kiểu dáng dép chỉ có thay đổi rất ít. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra sự không trung thành ở khách hàng. Thứ năm, sự khan hiếm nguyên liêu hạt nhựa phục vụ sản xuất,cũng như sức ép từ nhà cung ứng khiến doanh nghiệp b ị bỏ lỡ một số hợp đồng kinh tế, và không kịp đáp ứng dép cho khách hàng. Thời gian tới, xưởng cần có một vài thay đổi để hạn chế những vấn đề trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các tài liệu, báo cáo tài chính của phòng kế toán xưởng dép Eva.

2. Giáo trình giảng dạy quản trị chiến lược , PGS- TS Đinh Ngọc Quyên. 3. Giáo trình giảng dạy quản trị tài chính.

4. Giáo trình giảng dạy phân tích hoạt động kinh doanh, thầy giáo Đinh Đăng Quang.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng hợp về công ty TNHH đầu tư sản xuất và thương mại Việt Trung (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w