Nội dung, nguồn hình thành:
việc còn có những quyền lợi và trách nhiệm khác thu hút sự quan tâm của người lao động: đó là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn mà thường được gọi chung là các khoản trích theo lương.
- Qũy BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số qũy tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực, đắt đỏ, thâm niên) của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành từ ngày 1/1/2010, mức trích lập BHXH là 22% trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội, trong đó người lao động đóng góp 6% và người sử dụng lao động đóng góp 16%.
- Và tỷ lệ này cứ 2 năm sẽ tăng thêm 2% (trong đó người lao động đóng thêm 1% và người sử dụng lao động đóng thêm 1%) cho đến khi đạt tỷ lệ trích lập là 26%, trong đó người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 18%.
- Qũy BHXH được chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Qũy này do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý…
- Qũy BHYT được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc thang… cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ. Qũy này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích BHYT hiện hành 4,5% mức tiền lương, tiền công hằng tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng góp 3% và người lao động đóng góp 1,5%. Còn phải trích theo một tỷ lệ quy định với tổng số qũy tiền lương, tiền công và phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp độc hại, nguy hiểm, phụ cấp lưu động, phụ cấp thâm niên, phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh) thực tế phải trả cho người lao động-
kể cả lao động hợp đồng tính vào chi phí kinh doanh để hình thành kinh phí công đoàn. Tỷ lệ KPCĐ theo chế độ hiện hành là 2%.
Chứng từ
- Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội - Biên bản điều tra tai nạn
Tài khoản
Tài khoản 338- Phải trả, phải nộp khác: Dùng để phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan quản lý, tổ chức đoàn thể xã hội.
3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết. 3382 – Kinh phí công đoàn.
3383 – BHXH. 3384 – BHYT.
3387 – Doanh thu nhận trước. 3388 – Phải trả, phải nộp khác. Sổ sách kế toán - Sổ tiền lương - Nhật ký chung 2.3.4. KT nghiệp vụ mua hàng, bán hàng 2.3.4.1. KT mua hàng Phương thức mua hàng
Nhập từ nước ngoài về theo đơn đặt hàng của khách hàng, theo 2 cách: nhập khẩu trực tiếp và ủy thác nhập khẩu.
Tính giá hàng tồn kho
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Trung bình tháng theo giá thực tế - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: (Đầu kỳ + nhập trong kỳ) – xuất
trong kỳ
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên - Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Chưa có
Chứng từ
- Hóa đơn giá trị gia tăng - Phiếu kê mua hàng
- Phiếu nhập khẩu: tờ khai hải quan
- Phiếu nhập kho
- Bảng tổng hợp chi phí mua hàng
Tài khoản:151,156,331 Ví dụ minh họa
Ngày 10-12, nhập lô hàng đèn LED từ công ty Pulsar với tổng số tiền 70.287.066 VND, trong đó thuế GTGT nhập khẩu là 3.302.308 VND, chi phí nhập hàng hóa là 4.049.034 VND. Hàng về nhập vào kho.
Định khoản
Nợ 156 : 62.936.724
Nợ 1561 : 4.048.034
Nợ 333 : 3.302.308
2.3.4.2. KT bán hàng
Phương thức bán hàng: bán hàng theo phương thức bán hàng trực tiếp.
Chứng từ
- Phiếu xuất kho
- Báo cáo bán hàng hàng ngày
Tài khoản
• Tk 511- doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
• Tk 632- Giá vốn hàng bán
• Tk 157- hàng gửi đi bán
• Tk 3331 – thuế giá trị gia tăng phải nộp
• Tk 521 – chiết khấu thương mại
• Tk 531 – hàng bán bị trả lại
• Tk 532 – giảm giá hàng bán
Sổ sách kế toán
- Nhật ký bán hàng
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua - Nhật ký xuất kho
Ví dụ minh họa
Ngày 15-12, Công ty TNHH thương mại và đầu tư Đại Hùng doanh nghiệp xuất kho lô hàng đèn LED được nhập ngày 10-12, (giá70.287.066 VND), bán cho khách hàng 80.000.000, thuế GTGT 10%, người mua chưa thanh toán.
Nợ TK 131 : 88.000.000
Có TK 511 : 80.000.000
Có TK 33311 : 8.000.000
2.3.5. KT chi phí kinh doanh2.3.5.1. KT chi phí 2.3.5.1. KT chi phí
2.3.5.1.1. KT chi phí bán hàng Nguyên tắc
Được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, Tài khoản 641 Có thể được mở thêm một số tài khoản cấp 2 để phản ánh một số nội dung chi phí thuộc chi phí bán hàng ở doanh nghiệp. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng doanh nghiệp vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quản kinh doanh”.
Chứng từ
- Bảng phân bổ tiền lương
- Bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ - Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
Tài khoản
- Tài khoản sử dụng: TK 641 “ chi phí bán hàng”
Sổ sách kế toán
- Sổ nhật ký bán hàng - Sổ tiền lương
Ví dụ minh họa
Cuối tháng 9, trả tiền lương cho nhân viên ở bộ phận bán hàng là 3.400.000 VND ta có
Nợ TK 641: 3.400.000
Có TK 334 3.400.000
2.3.5.1.2. KT chi phí quản lý Nguyên tắc
Được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, Tài khoản 642 Có thể được mở thêm một số tài khoản cấp 2 để phản ánh một số nội dung chi phí thuộc chi phí quản lý ở doanh nghiệp. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quản kinh doanh”.
Chứng từ
-Bảng phân bổ tiền lương
-Bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ -Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
-Hóa đơn tiền điện, nước, fax, tiền thuê nhà… -Hóa đơn ăn uống tiếp khách…
Tài khoản
- Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Sổ sách kế toán
-Nhật ký chung
Ví dụ minh họa
-Ngày 20/4, chi 2.00.000 VND mua đồ dung văn phòng
-Ngày 30/4, chi 1.800.000 VND trả lương cho chị Hương trợ lý giám đốc. -Ngày 30/4, chi 1.678.000 VND chi phí tiếp khách.
Ta có : (a) Nợ TK 6423: 2.000.000 Có TK 111: 2.000.000 (b) Nợ TK 6421: 1.800.000 Có TK 334: 1.800.000 (c) Nợ 6428: 1.678.000 Có TK 111: 1.678.000 2.3.5.1.3. KT chi phí khác Nội dung
Phản ánh các khoản chi phí khác phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp.
Chi phí khác của doanh nghiệp gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán (nếu có);
- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi giá vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Bị phạt thuế, truy thu thuế; - Các khoản chi phí khác.
Nguyên tắc
Phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí. Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”. Không có số dư cuối kỳ
Chứng từ
-Hóa đơn tiền phạt
-Bảng chi tiết thanh lý TSCĐ…
Tài khoản:811 Sổ sách kế toán
-Nhật ký chung
-Sổ cái TK 811- chi phí khác
2.5.1.1. Ví dụ minh họa:
Ngày 15/3, do vi phạm hợp đồng kinh tế, phải đền bù cho khách hàng khoản tiền là 1.243.000 VND. Ta có:
Nợ TK 811: 1.243.000
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ ĐẠI HÙNG 3.1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán
Vì được tổ chức theo mô hình trực tuyến nên có sự quản lí và trao đổi trực tiếp giữa Kế toán trưởng và các Kế toán phần hành, thông tin được cung cấp và tổng hợp một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời. Mọi thắc mắc về nghiệp vụ chuyên môn cũng như về chế độ kế toán, chính sách tài chính kế toán của Nhà nước đều được giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời. Thêm vào đó Kế toán trưởng có thể tham mưu trực tiếp cho các Kế toán thành phần. Bộ máy Kế toán được tổ chức là hợp lí với hoạt động kinh doanh tập trung về mặt không gian và mặt bằng kinh doanh. Vận dụng hình thức này đảm bảo lãnh đạo tập trung đối với công tác kế toán của Công ty, đảm bảo chức năng cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời, đầy đủ, chính xác.
3.2. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán
Công ty sử dụng hình thức nhật ký chung, đây là một hình thức sổ khoa học, chặt chẽ, hạn chế ghi chép trùng lặp và phù hợp với qui mô của công ty. Việc sử dụng hình thức sổ này đảm bảo tính chuyên môn hoá cao của sổ kế toán, phù hợp với chuyên môn hoá và phân công lao động kế toán tại Công ty. Tuy nhiên, hệ thống sổ lại phức tạp về kết cấu, quy mô lớn về số lượng và chủng loại, không thuận tiện và gây cản trở cho việc cơ giới hoá tính toán và hoàn thiện kế toán máy trong xử lý số liệu. Nhưng tại công ty các sổ sách nhật ký và bảng biểu đã được ghi chép đầy đủ, cẩn thận, rõ ràng và có hệ thống, bám sát chế độ quy định của Bộ tài chính và Nhà nước ban hành. Ngoài ra kế toán còn xây dựng thêm hệ thống sổ theo
dõi chi tiết, các bảng kê, bảng biểu theo yêu cầu quản lý giúp kế toán dễ theo dõi, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng kịp thời.
Hiện nay, với việc ứng dụng phần mềm kế toán đã giảm nhẹ bớt công việc cho kế toán các phần hành. Việc lập và in ra các sổ sách, báo cáo cũng được thực hiện một cách đơn giản, kịp thời khi cần thiết.
Là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, số lượng công việc cần hạch toán nhiều nên việc phân công như vậy giúp cho kế toán viên chuyên môn hóa trong từng phần hành của mình, tích lũy kinh nghiệm, giải quyết các công việc thuộc phần hành của mình một cách nhanh chóng. Số lượng kế toán viên đảm nhiệm phần hành đó phụ thuộc vào khối lượng công việc phát sinh. Việc bố trí số lượng kế toán như hiện nay là tương ứng với các phần hành kế toán là tương đối hợp lý. Bên cạnh đó, đội ngũ kế toán đa phần là những người trẻ tuổi, có trình độ chuyên môn, nhiệt tình với công việc, luôn có ý thức giúp đỡ lẫn nhau tạo ra môi trường làm việc tốt giúp cho mọi công việc đều được hoàn thành đúng thời gian quy định.
Việc chuyên môn hóa trong kế toán là cần thiết và có nhiều ưu điểm tuy nhiên đôi khi cũng gây khó khăn cho người phụ trách các phần hành vì một lý do nào đấy phải nghỉ làm thì người làm thay phải mất một thời gian để làm quen với công việc, hơn nữa do đặc trưng của ngành kế toán là nhân viên kế toán đa phần là nữ. Vì vậy cũng không thể tránh khỏi những mặt hạn chế trong công việc như: tốc độ trong công việc, thời gian nghỉ ốm, nghỉ đẻ, nghỉ khám thai ... là khó tránh khỏi vì vậy nên năng suất làm việc cũng giảm. Công việc dồn lên những người còn lại nên đôi khi sai sót là điều khó tránh khỏi.
Công ty đã trang bị khá đầy đủ về máy móc thiết bị cho bộ máy kế toán, đa phần mỗi người đều được sử dụng riêng một máy. Máy móc thiết bị đều là máy
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ... 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ ĐẠI HÙNG ... 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Đại Hùng ... 3
1.1.1. Tên, quy mô và địa chỉ của Công ty TNHH thương mại và đầu tư Đại Hùng ... 3
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ... 3
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh ... 4
1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ... 5
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong một số năm gần đây. ... 6
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TỬ ĐẠI HÙNG ... 8
2.1. Tình hình tổ chức bộ máy kế toán ... 8
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty ... 13
2.2.1. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán ... 13
2.2.2 . Các chuẩn mực, chế độ, chính sách kế toán áp dụng tại công ty ... 13
2.2.3. Đặc điểm về chứng từ kế toán được sử dụng ... 15
2.2.4. Đặc điểm về sử dụng tài khoản kế toán ... 15
2.3. Tổ chức kế toán các phần hành cụ thể ... 16
2.3.1.1. KT tiền mặt ... 16
2.3.1.2. KT tiền gửi trong ngân hàng ... 19
2.3.2. KT tài sản cố định và công cụ dụng cụ ... 21
2.3.2.1. KT tài sản cố định ... 21
2.3.2.2. KT công cụ dụng cụ ... 25
2.3.3. KT thu nhập và các khoản trích theo lương của người lao động ... 26
2.3.3.1. KT thu nhập của người lao động ... 26
2.3.3.2. KT các khoản trích theo lương ... 26
2.3.4. KT nghiệp vụ mua hàng, bán hàng ... 28
2.3.4.1. KT mua hàng ... 28
2.3.4.2. KT bán hàng ... 30
2.3.5. KT chi phí kinh doanh ... 31
2.3.5.1. KT chi phí ... 31
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ ĐẠI HÙNG ... 35
3.1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán ... 35