Những tác động của thâm hụt ngân sách Chính phủ đến các thành phần TKVL và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH bộ đôi thâm hụt hay bộ đôi đối nghịch chính sách tài khóa, tài khóa vãng lai và tỷ giá hối đoái thực ở việt nam (Trang 65 - 68)

CHƢƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.3 Những tác động của thâm hụt ngân sách Chính phủ đến các thành phần TKVL và

TKVL và tỷ giá hối đoái danh nghĩa

Trong phần trước, tác giả đã cho thấy một kết quả đáng ngạc nhiên rằng sự gia tăng trong thâm hụt ngân sách chính phủ sẽ giúp cải thiện TKVL. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm vì sao và như thế nào những tác động này được tìm ra, bằng cách phân tích tác động của cú sốc thâm hụt ngân sách lên từng thành phần của TKVL và tỷ giá hối đoái danh nghĩa.

Đầu tiên, tác giả tìm hiểu phản ứng của của thành phần trong TKVL. Chúng ta bổ sung vào mơ hình năm biến số cơ bản một biến số mới – CURA - sáu thành phần của TKVL. Bây giờ chúng ta có một mơ hình sáu biến {RGDP, GOV, CUR, CURA, RIR, RER}. Bằng cách chia đầu tư thành đầu tư chính phủ và đầu tư tư nhân, cơng thức tính TKVL trở thành:

Tài khoản vãng lai = Tiết kiệm cá nhân + Thâm hụt ngân sách sơ cấp + Thu lãi rịng của Chính phủ - Đầu tƣ tƣ nhân

- Đầu tƣ Chính phủ + Sai số thống kê (**)

Dựa vào công thức (**) tác giả sử dụng tiết kiệm cá nhân, thu lãi rịng của Chính phủ, đầu tư tư nhân, đầu tư Chính phủ và sai số thống kê, tất cả đều tính theo % GDP trong vai trò là CURA. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng thâm hụt ngân sách sơ cấp đã bao gồm trong trong GOV. Ngoài ra, để biết thêm về thái độ của hộ gia đình, tác giả cũng tính đến chi tiêu hộ gia đình – CONS (theo % GDP) trong CURA. Thứ hai, thay thế tỷ giá có hiệu lực thực trong mơ hình cơ bản bằng tỷ giá có hiệu lực danh nghĩa để kiểm định sự thay đổi của tỷ giá danh nghĩa có tác động như thế nào đến các thành phần khác. Như vậy, tác giả tiến hành kiểm định VAR cho sáu mơ hình sau, mỗi mơ hình nhằm

Mơ hình 1: Tác động của GOV đến Tiết kiệm tư nhân_Sai số thống kê (Priv_Sav_Stat_Disc)

{D(RGDP), GOV, CUR, Priv_Sav_Stat_Disc, RIR, D(REER)} Mơ hình 2: Tác động của GOV đến Đầu tư Chính phủ (Gov_Inv)

{D(RGDP), GOV, CUR, D(Gov_Inv), RIR, D(REER)} Mơ hình 3: Tác động của GOV đến Tiết kiệm tư nhân (Priv_Inv)

{D(RGDP), GOV, CUR, D(Priv_Inv), RIR, D(REER)} Mơ hình 4: Tác động của GOV đến Lãi rịng Chính phủ (Net_Int_Rec)

{D(RGDP), GOV, CUR, D(Net_Int_Rec), RIR, D(REER)} Mơ hình 5: Tác động của GOV đến chi tiêu tư nhân (Cons)

{D(RGDP), GOV, CUR, Cons, RIR, D(REER)} Mơ hình 6: Tác động của GOV, CUR với NEER

{D(RGDP), GOV, CUR, RIR, D(NEER)}

Bằng cách bổ sung từng biến mới CURA vào phương trình ban đầu và tiến hành chạy hàm phản ứng xung, kết hợp với kiểm định nhân quả Granger, tác giả tóm tắt kết quả như sau:

Hình 4.5 Tác động của thâm hụt NSNN đến từng thành phần của TKVL

Nguồn: Tính tốn từ phần mềm Eview 7.2

Đáp lại sự gia tăng thâm hụt NSNN (tiết kiệm Chính phủ giảm), tiết kiệm cá nhân tăng vọt để bù đắp cho mức giảm tiết kiệm Chính phủ, đồng nghĩa với hiệu ứng Ricardian xuất hiện. Nhưng sự tăng này cũng chỉ là cục bộ, mức tăng tiết kiệm cá nhân nhỏ hơn mức tăng thâm hụt ngân sách. Chi tiêu chịu tác động không rõ ràng của cú sốc ngân sách Chính phủ.

Thêm vào đó, sự tăng thâm hụt ngân sách có tác động tích cực đến tăng đầu tư quốc gia, cả đầu tư Chính phủ và đầu tư tư nhân đều tăng, tuy nhiên chỉ diễn ra trong hai thời kỳ sau cú sốc thâm hụt ngân sách. Mối quan hệ này đúng với lý thuyết của trường phái Keynes. Trường phái Keynes cho rằng thâm hụt ngân sách sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Khi Chính phủ tăng chi ngân sách từ thâm hụt thì tổng cầu của nền kinh tế sẽ tăng lên, làm cho các nhà đầu tư trở nên lạc quan về triển vọng kinh tế và sẽ quan tâm hơn đến việc tăng đầu tư. Trong trường hợp khác, nếu Chính phủ chấp nhận thâm hụt thơng qua việc giảm thuế thì thì thu nhập khả dụng của khu vực hộ gia đình cũng tăng lên. Theo đó người dân sẽ tăng chi tiêu, tổng hàng hố và dịch vụ theo đó sẽ tăng lên. Điều này ngược lại với lý thuyết của lý thuyết Tân cổ điển cho rằng thâm hụt ngân sách thông qua vay nợ trong nước sẽ gây áp lực làm tăng lãi suất trong nền kinh tế, do vậy làm giảm đầu tư khu vự tư nhân.

Bên cạnh đó, mức tăng của thu lãi rịng Chính phủ và tiết kiệm tư như khi chịu tác động của cú sốc thâm hụt ngân sách cao hơn mức tăng của đầu tư quốc gia. Do đó, TKVL được cải thiện.

Mặt khác, tác giả quan sát thấy tỷ giá danh nghĩa cũng tăng nhẹ, điều này giống với kết quả giữa cú sốc thâm hụt ngân sách đến tỷ giá hối đối thực. Vì vậy, tác giả có thể suy ra rằng sự giảm giá trị đồng nội tệ trong tỷ giá thực, được gây ra bởi sự tăng thâm hụt ngân sách, chủ yếu là do sự giảm giá trị đồng nội tệ trong tỷ giá danh nghĩa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH bộ đôi thâm hụt hay bộ đôi đối nghịch chính sách tài khóa, tài khóa vãng lai và tỷ giá hối đoái thực ở việt nam (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)