Sự thiếu đồng bộ trong các mô hình nhượng quyền

Một phần của tài liệu Nhượng quyền kinh doanh trong việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần ở Việt Nam (Trang 29 - 42)

3. Đánh giá chung về hoạt động nhượng quyền kinh doanh với việc

3.2.1.1 Sự thiếu đồng bộ trong các mô hình nhượng quyền

Sự khác biệt ở đây phải kể đến đó là sự khác nhau về giá cả và chất lượng, cũng như cách thức phục vụ, bày trí. Chúng ta thấy có rất nhiều doanh nghiệp được nhượng quyền đã tiến hành kinh doanh theo cách riêng của mình mà quên đi các ràng buộc ban đầu khi kí kết hợp đồng nhượng quyền. Sự thiếu đồng bộ này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến uy tín cũng như thương hiệu của doanh nghiệp.

Một ví dụ rất điển hình trong sự thiếu đồng bộ này chính là mô hình nhượng quyền của cafe Trung Nguyên. Bên cạnh sự thành công vượt bậc của Trung Nguyên khi thực hiện nhượng quyền thành công thì cũng xuất hiện những bất cập. Các cửa hàng nhượng quyền Trung Nguyên đã có sự khác biệt về giá cả, chất lượng cafe và cả cung cách phục vụ, mức độ đầu tư cho

bày trí cũng có sự chênh lệch khác biệt rất lớn, thậm chí là cả câu khẩu hiệu tại các quán cafe Trung Nguyên. Cùng ta đã bắt gặp đâu đó những câu khẩu hiệu như: “ Khởi nguồn sáng tạo” “Khơi nguồn cảm hứng sáng tạo” “Khơi nguồn sáng tạo”…

3.2.1.2 Thứ hai, những vi phạm trong hợp đồng franchise

Đó là những vi phạm về các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền như các loại phí, tính bảo mật về phương thức kinh doanh hoặc công thức chế biến. Hiện nay cũng có không ít các doanh nghiệp được nhượng quyền về lợi nhuận trước mắt đã thục hiện các sai phạm trong hợp đồng nhượng quyền. Xin đưa ra một ví dụ về việc vi phạm hợp đồng Franchise của một của hàng nhượng quyền cuả Phở 24. Theo đúng nguyên tắc, thí các tiệm kinh doanh của Phở 24 đều phải tuân thủ những quy định kinh doanh chung, từ cách trang trí nội thất, vật dụng đến quy trình nâú phở… Thế nhưng mới đây đã xuất hiện một cửa hàng nhượng quyền (franchisee) là trái quy định khi tìm cách tiết giảm chi phí hoạt động bằng cách giảm số lượng thịt trong tô phở, tắt máy lạnh…làm cho hình ảnh của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

3.2.1.3 Sự rủi ro khi tiến hành nhượng quyền.

Sự rủi ro này không đơn thuần chỉ xảy ra với bên nhượng quyền mà cả bên nhận quyền cũng có.

+ Đối với bên nhượng quyền: Rủi ro lớn nhất đó là nguy cơ đánh mất tín của một thương hiệu, mất quyền kiểm soát thương hiệ và mối nguy từ các đối thủ tiềm tàng cũng như những người nhượng quyền không trung thực, các thương hiệu “nhái” mà doanh nghiệp chủ thương hiệu không thể kiểm soát được.( Theo ông Nguyễn Trần Quang- chuyên gia tư vấn thương hiệu của Trung Nguyên cho biết: đến nay Trung Nguyên đã có hàng nghìn cửa hàng nhượng quyền trong và ngoài nước, nhưng cũng “có đến vài trăm cửa hàng của Trung Nguyên giả mà không thể kiểm soát được”) Ngoài ra còn có 4 rủi ro cho hợp đồng Franchise đặc biệt là khi không đăng kí. Đó là khả

năng vô hiệu hợp đồng; không lấy được tiền bản quyền; không tính được phí chuyển nhượng; phạt hợp đồng.

+ Đối với bên nhận quyền: Các Franchisee cũng gặp một số rủi ro nhất định:

Không biết chắc khả năng sinh lời: Đa số các doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu thường không cung cấp đầy đủ thông tin cho các doanh nghiệp nhận quyền và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà các Franchisee mua lạ từ đó làm cho các doanh nghiệp nhận quyền không đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư.

Chi phí ban đầu quá cao: Các doanh nghiệp nhận nhượng quyền thường phải trả một loại phí nhượng quyền ban đầu và nó không được hoàn lại. Ngoài phí này còn có thể mất nhiều loại phí khác để vận hành doanh nghiệp mới thành lập.

Có quá nhiều Franchisee ở gần địa bàn doanh nghiệp: Viẹc này thường xảy ra khi các chủ thương hiệu bán lại quyền sử dụng nhãn hiệu của mình cho quá nhiều doanh nghiệp trên một thị trường hẹp. Ví dụ như Trung Nguyên, trên một dãy phố ta có thể gặp nhiều quán cafe mang nhãn hiệu Trung Nguyên.

Bị hạn chế tự do: Khi mua nhượng quyền kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ mua lại quyền sử dụng tên, nhãn hiệu của thương hiệu đó mà còn mua cả phương án kinh doanh. Kết quả là bên chủ thương hiệu thường áp đặt giá cả, cách bày trí, thiết kế… làm hạn chế sự tự do của các doanh nghiệp nhận quyền trong qúa trình vận hành. Tất nhiên những quy định này nhằm tạo ra bộ mặt nhất quán cho doanh nghiệp mua Franchise, nhưng nó có thể kìm hãm sự phát triển của những doanh nhân năng động, có khả năng vận hành doanh nghiệp hiệu quả hơn nếu họ được làm theo cách riêng của mình.

Tiền sử dụng nhãn hiệu quá cao: Các doanh nghiệp nhận quyền thường phải trả tiền sử dụng hàng tháng cho doanh nghiệp chủ thương hiệu dựa trên một tỉ lệ phần trăm cuả doanh số bán. Số tiền

này nếu quá cao sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bị lệ thuộc vào nguồn cung cấp: Trong nhiều trường hợp chủ thương hiệu quy định bên nhận quyền phải mua hàng hoá hay sử dụng dịch vụ cuả một số nhà cung cấp nào đó. Lý do nà chủ thương hiệu đưa ra là nhằm đảm bảo chất lượng đồng nhất. Các doanh nghiệp nhận quyền sẽ bị thiệt thòi nếu các nhà cung cấp vì lí do nào đó mà nâng giá bán lên quá cao.

Bị hạn chế về cạnh tranh khi chấm dứt hợp đồng: Sau một số năm là người được nhượng quyền, các doanh nhân Fanchisee cảm thấy họ có thể mở ra một doanh nghiệp tương tự và có thể làm tốt hơn (chất lượng cao hơn, giá thấp hơn), nhưng họ không được phép làm điều này vì đã bị khống chế trong các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu. Vì vậy các doanh nhân đã bị hạn chế các cơ hội kinh doanh của mình sau nhiều năm kết thúc hợp đồng sử sụng nhãn hiệu.

Chi phí quảng cáo quá nhiều: Các doanh nghiệp buộc phải đóng góp thường xuyên vào ngân quỹ quảng cáo cho các chủ thương hiệu, trong khi đó nguồn ngân quỹ này thuộc toàn quyền quyết định quản lý, sử dụng của chủ thương hiệu.

Điều kiện chấm dứt hợp đồng không công bằng: Khi các franchisee có những vi phạm tuy nhỏ như đóng góp tiền sử dụng nhãn hiệu không đúng hạn hay vi phạm các trình tự, quy tắc hoạt động theo chuẩn mực mà chủ thương hiệu đưa ra, bên nhận nhượng quyền có thể bị chấm dứt hợp đồng ngay, điều đó làm cho các Franchise mất trắng khoản đầu tư ban đầu của mình.

3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế

 Có thể khẳng định rằng bên cạnh những thế mạnh của nhượng quyền kinh doanh như: hiệu quả kinh doanh cao, tiềm lực tài chính mạnh, nhiều cơ họi lấn sân sang các thị trường khác thì Franchise cũng còn tồn tại những nhược điểm. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó có cả

nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan; trong đó có một số nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, do Việt Nam chưa có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về Nhượng quyền kinh doanh.

Franchise là thuật ngữ còn khá mới mẻ ở Việt Nam và mới chỉ được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây, do đó còn khá mới đối với các nhà làm luật. Hiện nay, vẫn chưa có một văn bản nào hướng dẫn, quy định một cách hoàn chỉnh về nhượng quyền kinh doanh. Chính điều này cũng gây ra khó khăn trong quá trình tiến hành các thủ tục, thực hiện nhượng quyền. Khi không có một khung pháp lý chuẩn tắc thì việc thực hiện cam kết giưa hai bên rất khó kiểm soát, thậm chí là không được pháp luật bảo hộ.

Thứ hai, do việc nhượng quyền kinh doanh quá ồ ạt.

Với ưu điểm vượt trội của phương thức nhượng quyền kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp tiến hành hoạt động nhượng quyền một cách mà chưa có sự xem xét, chuẩn bị. Điều này dẫn đến việc kiểm tra trợ giúp của bên nhượng quyền cũng như bên nhận quyền rất lỏng lẻo. Chính sự thiếu chặt chẽ này dẫn đến sự chênh lệch về chất lượng, giá cả cũng như phương thức phục vụ, cách bày trí hay nói khác đi là thiếu đồng bộ giữa các doanh nghiệp trong mô hình nhượng quyền. Đây là điều gây tác động rất lớn cho quá trình hình thành và phát triển hình ảnh của doanh nghiệp trong suy nghĩ của khách hàng.

Cũng chính từ việc nhượng quyền một cách ồ ạt mà bên các bên đối tác đã sao nhãng trong việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu, bảo vệ bản quyền cũng như tính chất pháp lý của hợp đồng Franchise… điều này có thể gây thiệt hại rất lớn cho một trong hai bên khi có các sự cố xảy ra như: kiện cáo, chấm dứt hợp đồng, hàng giả hàng nhái….

Thứ ba, do mục tiêu chủ quan của các cá nhân khi tham gia nhượng quyền

nào cũng tiến tới mục đích tối đa hoá lợi nhuận, tiết giảm chi phí… Chính ví

vậy, doanh nghiệp đã tiến hành những cách thức kinh doanh có thể không đồng bộ so với thương hiệu gốc như: chiến lược phân biệt giá (Trung Nguyên), hoặc giảm chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào để tiết giảm chi phí tăng lợi nhuận (Phở 24). Nhiều quy định trong việc bày trí, mua sắm thiết bị vật chất không được các doanh nghiệp bên nhận quyền chấp hành một cách đầy đủ nhằm giảm chi phí tới mức thấp nhất có thể để gia tăng lợi nhuận.

Thứ tư, do trình độ năng lực quản lý còn yếu kém

Một thực trạng đã nêu ở trên là có rất nhiều doanh nghiệp sở hữu thương hiệu mạnh nhưng không tiến hành franchise. Lí do chính mà họ đưa ra là không đủ năng lực quản lý. Đây là khâu yếu nhất của các doanh nghiệp trong nước. Khi đã tiến hành nhượng quyền thì doanh nghiệp không đơn thuần là chỉ quản lý doanh nghiệp của mình mà là của cả một hệ thống, bởi ví chỉ sao nhãng một chút thôi có thể để lạ hiệu quả rất nghiêm trọng. Thêm vào đó là cá doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động nhượng quyền sẽ phải “tiêu chuẩn hoá” tất cả các quy trình, đây là một trở ngại cho việc các doanh nghiệp trong nước hướng đến việc kinh doanh franchise.

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN KINH DOANH TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VÀ GIỮ VỮNG THỊ PHẦN Ở VIỆT NAM

1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chuyển nhượng thương hiệu:

Để có một sân chơi lành mạnh cho tất cả các thành viên khi tham gia nhượng quyền kinh doanh, chúng ta phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là các văn bản quy định cũng như hướng dẫn thực hiện các thủ tục kí kết nhượng quyền kinh doanh. Các văn bản phải quy định rõ các điều khoản cũng như vai trò, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia. Có làm được điều này thì các doanh nghiệp mới có thể mạnh dạn tham gia thị trường franchise.

Trong các quy định phải phân biệt rõ giữa hợp đồng Franchise hay đơn thuần thuần là hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng thương mại… vì thực tế hiện nay đã có không ít sự nhầm lẫn giữa hợp đồng chuyển giao công nghệ với hợp đồng nhượng quyền kinh doanh.

2. Nâng cao nhận thức vai trò cuả các bên tham gia chuyển nhượng

Các doanh nghiệp tham gia hoạt động nhượng quyền kinh doanh cần phải ý thức được trách nhiệm cũng như quyền lợi của mình vì mục tiêu chung đó là kinh doanh thành công.

Các doanh nghiệp bên nhượng quyền cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với bên nhận quyền thông qua việc hỗ trợ giúp đỡ về mọi của hoạt động kinh doanh như: cách pha chế, cách bày trí, cách thức quản lý, đào tạo nhân viên…nhằm mục đích vừa kiểm soát để không xảy ra các vi phạm, vừa hỗ trợ bên nhận quyền có thể kinh doanh thành công.

Ngược lại, các doanh nghiệp nhận quyền phải tuân thủ các quy định đã đặt ra của bên nhượng quyền như: đảm bảo chất lượng sản phẩm (có thể nhập nguyên liệu từ doanh nghiệp chủ thương hiệu), phương thức kinh doanh, đặc biệt đảm bảo tính bảo mật về công thức chế biến hay phương thức kinh doanh… vì có như thế mới tạo được sự đồng bộ trong các mô hình nhượng quyền vói thương hiệu gốc.

Y thức được điều này thì cả hai bên sẽ nhận được rất nhiều lợi ích: về phía chủ thương hiệu sẽ tạo dựng được hình ảnh thương hiệu của mình ngày càng sâu trong tâm trí khách hàng từ đó tạo đà cho việc phát triển thương hiệu, mở rộng lĩnh vực kinh doanh.. giữ vững thị phần nội địa… Còn về phía doanh nghiệp nhận quyền kinh doanh có thể nhờ vào thương hiệu gốc mà có thể kinh doanh thành công, dần khẳng định chỗ đứng riêng của mình trên thương trường từ đó có thể tự kinh doanh và bảo vệ được thị phần của mình cũng như dễ dàng thu hút vốn đầu tư nếu muốn mở rộng kinh doanh.

3. Chú trọng công tác đăng kí và bảo hộ nhãn hiệu, hợp đồng chuyển nhượng

Để tránh hiện trạng các quyền lợi của các bên khi tham gia nhượng quyền có thể bị xâm phạm, tình trạng hàng giả hàng nhái rất khó kiểm soát thì bản thân các doanh nghiệp khi tham gia chuyển nhượng cần phải hết sức chú ý đến việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cũng như tính pháp lý của hợp đồng. Bất kì một thương hiệu mạnh nào cũng phải đăng kí sở hữu trí tụê nhãn hiệu và biểu tượng, kể cả đối với những chi tiết nhỏ nhất như bàn ghế, cách bày trí, đồng phục, cách bày trí thức ăn….

Khi soạn thảo hợp đồng Franchise phải hết sức cẩn trọng, chính xác, nhằm đảm bảo quyền lợi cuả các bên trong các hoạt động chuyển nhượng thương hiệu. Đồng thời các hợp đồng này sau khi kí kết phải đem dăng kí tại cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng và đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia được pháp luật bảo hộ.

Nâng cao năng lực quản lý là điều mà bất kì doanh nghiệp nào cũng phải hướng tới, vì trình độ quản lý ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định chiến lược cũng như các quyết định kinh doanh. Đặc biệt điều này càng trở nên cấp thiết hơn trong nền kinh tế hội nhập với sự cạnh tranh gay gắt cả lành mạnh lẫn không lành mạnh. Các doanh nghiệp muốn tham gia hoạt động nhượng quyền phải đủ trình độ, năng lực quản lý thì mới có khả năng kiểm soát được các viên trong hệ thống vốn rất phức tạp.

Để nâng cao được năng lực quản lý không phải là việc đơn giản mà đòi hỏi người làm quản lý phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, làm việc một cách nghiêm túc để tích luỹ kinh nghiệm. Đồng thời tổ chức những buổi hội thảo nhằm tập hợp lấy ý kiến của các thành viên trong doanh nghiệp để tìm ra cách làm mới hiệu quả cho doanh nghiệp, bởi chỉ có những người đang trực tiếp làm mới có cái nhìn đúng đắn nhất và giải pháp tối ưu nhất.

LỜI KẾT LUẬN

Để thành công trong kinh doanh, không phải bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đạt được một cách dễ dàng, điều này càng trở nên khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp khởi sự kinh doanh. Nhận thức được điều này các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghĩ tới cách là mới và tương đối hiệu quả, rút ngắn thời gian đó chính là tiến hành hoạt động franchise.

Qua một thời gian nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở Việt Nam với hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần, em đã hoàn thiện Đề án môn học cuả mình. Qua đề án trước hết em mong muốn có thể học hỏi nâng cao, mở rông kiến thức về nhượng quyền kinh doanh, đồng thời em hy vọng qua đề án của mình góp

Một phần của tài liệu Nhượng quyền kinh doanh trong việc phát triển thương hiệu và giữ vững thị phần ở Việt Nam (Trang 29 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w