I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ
2. Đối với khâu chế biến, vận chuyển
Một yếu tố quan trọng gây hạn chế chất lượng gạo là công nghệ sau thu hoạch. Chất lượng phơi nắng thóc kém khiến tỷ lệ hạt gẫy vỡ trong xay xát cao. Ở Thái Lan, hong khô thóc được tách thành một giai đoạn riêng trong công nghệ sau thu hoạch, do đó, tỉ lệ hạt gẫy vỡ cao nhất chỉ là 25%. Công nghệ sau thu hoạch của Việt Nam kém hiệu quả do quá tập trung vào công đoạn xay xát mà chưa quan tâm đến các công đoạn khác, và một phần do việc đầu tư nâng cấp công nghệ không đem lại lợi tức cao. Đây là khâu rất yếu hiện nay, vì vậy, trong những năm tới cần tập trung giải quyết thao các hướng:
- Hoàn thiện công nghệ sau thu hoạch: cần quan tâm đầu tư nâng cấp công nghệ thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch (dùng máy sấy thay cho phơi thóc bằng ánh sáng mặt trời). Tăng cường đầu tư cho công nghiệp xay xát,
chế biến gạo. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc cung cấp cây giống, khuyến nông, mua, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển, bốc xếp… Tất cả phải thực hiện quản lý theo tiêu chuẩn ISO.
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và bến cảng phục vụ xuất khẩu gạo, trong đó mở rộng cảng Cần Thơ trở thành cảng chủ yếu để xuất khẩu gạo.
- Tăng cường dự trữ nhẵm giảm thiểu các biến động bất lợi của thị trường thế giới, và các thiệt hại do thiên tai gây ra, xây dựng hệ thống kho dự trữ và tổ chức lại hệ thống mua gom, dự trữ gạo xuất khẩu.
- Tăng cường quản lý chất lượng gạo xuất khẩu, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu từ khâu trồng, thu hoạch, bảo quản đến khâu xay xát, chế biến và đóng gói theo tiêu chuẩn thống nhất phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới, xây dựng quy chế bắt buộc về áp dụng tiêu chuẩn chất lượng gạo xuất khẩu.
- Tư nhân hóa và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trông lĩnh vực xay xát gạo nói riêng và trong toàn kênh thu mua nói chung, nhờ đó nâng cao sức cạnh tranh của hệ thống thu mua chế biến của Việt Nam so với các nước xuất khẩu gạo khác.
- Thu hút vốn FDI vào lĩnh vực chế biến gạo, cũng như chế biến một số lương thực, thực phẩm khác. Điều này một mặt mở rộng mối quan hệ giữa người sản xuất và doanh nghiệp chế biến, mặt khác góp phần cải thiện công nghệ xay xát và nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu.
3. Về tổ chức thu mua lúa hàng hoá
Do hệ thống kênh thu mua của Việt Nam quá cồng kềnh nên lợi tức thu mua qua công đoạn thấp. Lợi nhuận đặc biệt cao thường chỉ thu được ở các công đoạn do doanh nghiệp quốc doanh tiến hành.
Nhà nước cần xây dựng hệ thống tổ chức thu mua lúa hàng hoá phục vụ xuất khẩu gần với chính quyền địa phương trong vùng quy hoạch. Tiến tới hình thành mạng lưới theo mô hình HTX hoặc tổ hợp tác thu mua lúa thống nhất giữa các địa phương theo phương thức và giá sàn quy định của nhà nước. Giải quyết thỏa đáng quan hệ giữa nhà nước, nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong phân phối lợi nhuận. Phương thức mua lúa tạm
trữ xuất khẩu đối với vùng ĐBSCL cần được nghiên cứu bổ sung để giảm bớt bù lỗ của nhà nước và đến được tay người sản xuất.
Tổ chức lại hệ thống mua gom gạo xuất khẩu trên cơ sở đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu cũng như người dân, hình thành quỹ bình ổn giá gạo nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh gạo trong những thời điểm bất lợi của thị trường thế giới.
Hoàn thiện hệ thống chính sách của nhà nước về đầu tư, tín dụng, tiền tệ, xuất khẩu, thuế, đất đai, bảo hiểm và trợ giá, đào tạo nhân lực và phát huy vai trò của hiệp hội sản xuất và kinh doanh lương thực trong phạm vi cả nước.
4. Về phát triển thị trường
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nước về xuất khẩu gạo như hiện nay và các năm tới, Việt Nam nhất thiết phải có hệ thống các giải pháp hữu hiệu về thị trường ngoài nước. Để tăng sức cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ, không chỉ là tăng năng suất và chất lượng sản xuất trong nước để giảm chi phí, mà còn phải mở rộng và ổn định thị trường theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, đảm bảo chữ tín với khách hàng, tăng cường tiếp thị, đầu tư nghiên cứu và dự báo thị trường… Các giải pháp cụ thể như:
- Hoàn thiện hệ thống thông tin về tình hình mặt hàng gạo trên thế giới. Tăng cường hỗ trợ trong việc cung cấp các thông tin về biến động thị trường gạo thế giới, phát triển mạng lưới cung cấp thông tin về thị trường thế giới cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường xuất khẩu thông qua hệ thống tham tán thương mại.
- Đăng ký nhãn mác cho gạo xuất khẩu nhằm bảo vệ thương hiệu của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
- Tích cực tham gia các cuộc đàm phán tiến tới việc mở cửa thị trường gạo ở các nước khác trong Châu Á và tiến tới tự do hóa thị trường gạo trên phạm vi toàn cầu.
- Tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ thương mại với các nước thuộc thị trường truyền thống, đặc biệt là thị trường SNG và Đông Âu, vì đây là một thị trường có dung lượng trao đổi lớn và yêu cầu về chất lượng sản
phẩm không khắt khe như thị trường các nước phát triển. Theo nhận định của Bộ Thương Mại trong những năm tới thị trường này vẫn có nhu cầu lớn. Việc chủ động khai thác thị trường SNG (Liên Xô cũ) và Đông Âu, một mặt vừa là sự chủ động của các doanh nghiệp, mặt khác cơ quan quản lý vĩ mô phải có trách nhiệm thực hiện các hoạt động khâu nối đàm phán.
- Khai thác thị trường Trung Quốc: đây là nước có dân số đông nhất thế giới với khoảng 1,3 tỷ dân, Trung Quốc là thị trường có mức tiêu thụ lớn, trong những năm gần đây Trung Quốc nhập khẩu khá nhiều gạo của Việt Nam nhưng chủ yếu là nhập khẩu tiểu ngạch. Đối với thị trường này đòi hỏi nhà nước phải có sự chỉ đạo đồng nhất trong hoạt động xuất khẩu. Thực hiện đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại ở các cấp độ khác nhau (Cấp Tỉnh, Trung ương, Cấp Tỉnh, Huyện) bảo đảm quan hệ ngoại thương lâu dài và ổn định nhằm tránh những rủi ro và tổn thất.
- Thị trường các nước ASEAN, trong giai đoạn chuyển đổi thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm lúa gạo của Việt Nam nói riêng, thị trường ASEAN đóng vai trò quan trọng và chiếm một tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, từ 1996 đến nay đã có những thay đổi, xu hướng giảm tỷ lệ xuất khẩu về đặc trưng cơ bản của các nước ASEAN là có cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giống nhau nên các nước này nhập khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu là hình thức tạm nhập tái xuất, đặc biệt là Singapo nên không phù hợp với yêu cầu nâng cao giá trị xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới. Mặt khác do tác động của Hiệp định ưu đãi thuế quan (CEPT/AFTA) ít có tác động đến khối lượng xuất khẩu các sản phẩm nông sản nói chung và sản phẩm lúa gạo của Việt Nam nói riêng trong tương lai. Tuy nhiên, thị trường ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với gạo xuất khẩu của Việt Nam.
5. Về quản lý và điều hành hoạt động xuất khẩu gạo giai đoạn 2001 – 2005 2001 – 2005
Để đáp ứng yêu cầu và tình hình thực tế trong giai đoạn tới, ngày 4/4/2001 Chính phủ đã có quyết định số 46/2001/QĐ - TTg về xuất khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 – 2005. Theo tinh thần của nghị quyết này sẽ bãi bỏ cơ chế hạn ngạch xuất khẩu gạo cũng như việc quy định doanh nghiệp đầu
tư xuất khẩu. Đây là một bước đột phá mới trong cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được xuất khẩu gạo chỉ cần có đăng ký kinh doanh ngành hàng lương thực hoặc nông sản.
Đối với những hợp đồng xuất khẩu gạo sang một số thị trường có sự thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nước (hợp đồng Chính phủ) Bộ NN&PTNN kết hợp với Bộ Thương Mại sau khi trao đổi với Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp làm đại diện giao ký kết hợp đồng. Sau đó sẽ phân chia số lượng ký kết được trên cơ sở lượng lúa hàng hoá của các địa phương để Uỷ Ban Nhân Dân các tỉnh trực tiếp giao cho các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện, có tính đến quyền lợi của các doanh nghiệp ký kết hợp đồng.
Cũng theo quyết định này Thủ Tướng Chính Phủ sẽ xét, quyết định các biện pháp cần thiết có thể nhằm can thiệp một số các có hiệu quả vào thị trường lúa gạo nhằm đảm bảo lợi ích của nông dân ổn định sản xuất nông nghiệp và thị trường trong nước. Giảm bớt khó khăn với hoạt động sản xuất và lưu thông lúa gạo. Kế hoạch trả nợ và viện trợ của Chính Phủ hàng năm sẽ được thực hiện theo cơ chế đấu thầu hoặc theo quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ.
Việc khuyến khích tự do xuất khẩu trong cơ chế thị trường rất có thể phát sinh cạnh tranh vô tổ chức giữa một số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Do vậy, việc quản lý theo quyết định 46 cần phải cân nhắc tính toán kỹ lưỡng nhằm bảo đảm phát huy cao nhất khả năng chủ động của các doanh nghiệp trong xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập kĩ thuật quốc tế. Đồng thời, trong công tác điều hành xuất khẩu gạo, Chính Phủ cần quan tâm đến các vấn đề như:
- Khắc phục biểu hiện ỷ lại vào Nhà nước hoặc phó thác cho các doanh nghiệp. Chính Phủ cần tăng cường đàm phán thương mại song phương, đa phương để tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp, công tác thị trường xuất khẩu và nhập khẩu cần được gắn kết chặt chẽ với nhau.
- Tăng cường công tác thông tin về giá cả hàng hoá và các dịch vụ về thị trường. Phổ biến kịp thời các cơ chế chính sách của nhà nước, dự báo về
chiều hướng cung cầu hàng hoá và dịch vụ, các thông tin chiến lược, chiến thuật và các biện pháp của nhà nước. Trên cơ sở đó sẽ nâng cao hiệu ứng và tính linh hoạt trong sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Để có thể giải pháp ứng phó quốc tế điều tiết nguồn cung trong các điều kiện cụ thể… Nhằm tác động vào thị trường và giá có lợi cho ta.
6. Đề xuất về điều hành của các cơ quan Chính phủ
- Gạo chiếm khối lượng lớn (trọng lượng) trong xuất khẩu. Cần thiết phải củng cố các cảng giao hàng đi kèm kho hàng, hệ thống bốc xếp, giao hàng, kiểm tra chất lượng trước khi giao hàng cần thực hiện tổng hợp và hoàn chỉnh.
- Hệ thống điều hành xuất khẩu gạo cần được hoàn thiện từ việc cấp phép, hải quan đến hoạt động tại cảng. Các việc này tuy đã cải tiến nhưng cần tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
- Chiến lược thị trường của cấp Chính phủ là mở đường cho doanh nghiệp kinh doanh mở rộng xuất khẩu. Từ việc cấp vốn, tín dụng, cho vay tạo thuận lợi cho người nông dân sản xuất gạo nhiều và tốt theo chiến lược kết hợp Bốn nhà (Nhà nước, nhà sản xuất, nhà kinh doanh xuất khẩu và nhà khoa học) kết hợp thành một mối tạo sức mạnh tổng hợp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam ra thị trường thế giới.
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã liên tục tăng lên. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu thực tế vẫn chưa đạt đến giới hạn có thể xuất khẩu. (Giới hạn có thể xuất khẩu được xác định dựa trên cân đối giữa mức đảm bảo tiêu dùng lương thực trong nước (theo qui
định về số calo cần thiết cho mỗi người/ngày) và sản lượng trong nước). Như vậy, khả năng huy động sản lượng gạo cho xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn, ngay cả trong trường hợp sản lượng sản xuất tăng thấp hơn giai đoạn trước. Hơn nữa chất lượng gạo xuất khẩu hiện nay cũng đang được Việt Nam quan tâm nhiều hơn cả từ lựa chọn giống mới và đầu tư thiết bị chế biến.
Bên cạnh đó, việc khẳng định và phát huy ngày càng cao hơn nữa vị thế là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới dựa trên những thế mạnh và tiềm năng sẵn có cùng các chủ trương, chính sách kịp thời là một hướng đi đặc biệt cần thiết.
Chính vì vậy, đề tài xuất khẩu gạo vẫn luôn là nhiệm vụ quan trọng cho việc mở rộng thêm thị phần và sản xuất những loại gạo chất lượng cao, đáp ứng đa dạng các nhu cầu của thế giới, góp phần không nhỏ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Cuối cùng, em xim chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS Trần Văn Chu và các thầy cô giáo trong khoa, cùng với sự giúp đỡ tạo điều kiện của tập thể cán bộ Viện nghiên cứu thương mại đặc biệt là Trưởng phòng Quan hệ hợp tác quốc tế thầy Vũ Tiến Dương đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.
Bảng chữ viết tắt
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
ĐNB Đông Nam Bộ
EU Liên minh châu Âu
FAO Tổ chức nông lương thế giới
USDA Bộ Nông nghiệp Mỹ
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
VINACOTROL Cơ quan kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu
Tài liệu tham khảo
1. Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2003
2. Báo cáo nghiên cứu thị trường gạo - Viện Nghiên cứu thương mại 3. Giáo trình: Ngoại Thương trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà
Nội
4. Giáo trình: Marketing trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội 5. Giáo trình: Thương mại trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội 6. Giáo trình: Kinh doanh thương mại quốc tế
7. Báo điện tử Kinh tế đô thị (http://www.kinhtedothi.com.vn)
8. Vnexpress (http://www.fpt.com.vn)
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO...2
I. VỊ TRÍ CỦA LÚA GẠO TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ...2
3. Lúa gạo trong nền kinh tế thế giới...2
4. Vị trí của lúa gạo trong nền kinh tế nước Việt Nam...2
II. Nhu cầu gạo của thị trường gạo thế giới...3
1. Tình hình tiêu thụ gạo của thế giới...3
2. Tình hình xuất – nhập khẩu gạo của thế giới...4
2.1. Tình hình nhập khẩu gạo trên thế giới...4
2.2. Tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới...6
2.3. Diễn biến giá gạo trên thị trường thế giới...7
3. Dự báo triển vọng tiệu thụ gạo của thế giới...8
3.1. Triển vọng tiêu thụ...8
3.2. Triển vọng buôn bán gạo trên thị trường thế giới...8
III.Sự cần thiết phải xuất khẩu gạo của Việt Nam...9
1. Lợi thế so sánh của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo...9
1.1.Điều kiện đất đai...9
1.2.Khí hậu...9
1.3.Nước tưới tiêu...9
1.4.Nhân lực...10
1.5.Địa lý và cảng khẩu...10
2. Sự cần thiết phải xuất khẩu gạo của Việt Nam...10
2.1. Tích luỹ vốn cho sự nghiệp đổi mới của đất nước...10
2.2. Cải thiện đời sống...11
2.3. Phát huy lợi thế trong nước...11
CHƯƠNGII: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO
CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA...12
I. Tình hình sản xuất trong nước...12
1. Tình hình và triển vọng sản xuất...12
2. Thị trường lúa, gạo Việt Nam...13