Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động nhập khẩu

Một phần của tài liệu Những lý luận cơ bản về quản trị tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp (Trang 30 - 34)

I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

2. Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động nhập khẩu

Cho đến nay, mặc dù các cơ quan quản lý Nhà nớc đã cố gắng nhiều để dần dần hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động nhập khẩu nhng vẫn còn một số tồn tại do nguyên nhân khách quan và chủ quan, gây khó khăn, cản trở cho hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung cũng nh của Công ty nói riêng. Do vậy, để tạo thuận lợi cho hoạt động này, trong thời gian tới Nhà nớc cần tiến hành những công việc sau:

+ Đơn giản hoá, bỏ bớt một số khâu không cần thiết gây phiền hà trong thủ tục nhập khẩu. Hiện tại có quá nhiều công ty quan tham gia vào hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, ngoài Hải quan còn có các cơ quan quản lý của ngành, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý địa phơng.... Đôi khi giữa những bộ phận này có sự chồng chéo lẫn nhau trong việc quản lý và hoạt động theo những nguyên tắc không nhất quán gây nhiều khó khăn cho các đơn vị thơng mại. Nên chăng, Nhà nớc cần xây dựng một mô hình quản lý thống nhất để giảm bớt gánh nặng thủ tục cho doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng đ- ợc cơ hội kinh doanh.

+ Về thuế nhập khẩu: Nhà nớc cần điều chỉnh lại thuế nhập khẩu nh giảm dần mức thuế, hoàn thiện biểu thuế cụ thể, chính xác cho từng loại mặt hàng nhập khẩu để công ty có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình một cách chủ động.

3. Tăng cờng công tác quản lý ngoại tệ để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu

Một khó khăn cho Công ty hiện nay là nguồn vốn ngoại tệ còn rất hạn chế, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Công ty cũng nh các doanh nghiệp nhập khẩu khác, Nhà nớc có thể tiến hành:

+ Nhà nớc có thể nới lỏng quan hệ trao đổi ngoại tệ giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Điều này giúp họ tận dụng đợc ngoại tệ nhàn rỗi của nhau, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

+ Bên cạnh đó, Nhà nớc cần giữ cho tỷ giá hối đoái ổn định ở một mức hợp lý, tránh những xáo động bất thờng và không kiểm soát đợc của tỷ giá. Việc bình ổn tỷ giá của Nhà nớc sẽ tạo tâm lý yên tâm cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

4. Nhà nớc nên hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhập khẩu

+ Nhà nớc nên có chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu

nh: cho vay vốn với lãi suất thấp, trong thời gian dài

Nhà nớc có thể chỉ đạo để các Ngân hàng bảo lãnh cho các đơn vị nhập khẩu có thể vay đợc những khoản lớn từ các hãng sản xuất nớc ngoài dới hình thức trả chậm. Điều này đặc biệt quan trọng khi các đơn vị phải tiến hành những kế hoạch phân bổ quá lớn với khả năng của mình. Nhờ vậy, các đơn vị nhập khẩu nh Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex có thể hoạt động dễ dàng và an toàn hơn.

5. Nhà nớc nên tổ chức thông tin kinh tế cho các doanh nghiệp

Thông tin ngày nay có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên việc nắm bắt thông tin của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, làm ảnh hởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh .Chính vì thế Nhà nớc cần thờng xuyên tổ chức các diễn đàn thông tin kinh tế cho các doanh nghiệp về tình hình kinh tế trong và ngoài nớc, những biến động của thị trờng, những dự đoán về tình hình biến động đó.... để các doanh nghiệp nhập khẩu có thể đa ra kế hoạch kinh doanh nhập khẩu hợp lý ,tránh rủi ro.

Nhà nớc có thể thành lập các tổ chức thông tin kinh tế ở các đại sứ quán để doanh nghiệp có thể thu thập thông tin cần thiết về thị trờng, sản phẩm, giá cả ở các quốc gia mà doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá. Đồng thời Nhà nớc có thể xuất bản các ấn phẩm giới thiệu về những hàng hoá sản phẩm chuyên ngành.

Kết luận

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong thực tế rất đa dạng, phức tạp chuyển biến không ngừng. Vì vậy nó đòi hỏi phải đợc bổ sung và hoàn thiện theo thời gian.

Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hoá nói riêng và kinh doanh nói chung là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và của toàn xã hội. Đây thực sự là đề tài rộng lớn và phức tạp mà để giải quyết nó không những phải có trình độ hiểu biết, năng lực, kiến thức rộng lớn mà còn đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm thực tế cọ xát trên thơng trờng.

Để tài đã xây dựng trên cơ sở tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex thời cơ chế thị trờng, từ đó phân tích rút ra những kết luận có ý nghĩa thiết thực đối với không chỉ hoạt động nhập khẩu của Công ty mà với cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung hiện nay.

Bằng những kiến thức tích luỹ đợc trong quá trình học tập tại trờng. Cộng với thời gian vừa qua trực tiếp khảo sát thực tế tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex, kết hợp với việc tham khảo một số sách vở, tài liệu, em đã hoàn thiện đề tài "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex" với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hớng dẫn.

Với thời gian thực tập có hạn và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế. Cho nên bản chuyên đề này còn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong đợc sự đóng góp bổ sung ý kiến của các thầy cô giáo.

Tài liệu tham khảo

1. GS. PTS. Tô Xuân Dân - Giáo trình kinh tế học quốc tế - NXB Thống kê năm 1999

2. PGS. PTS. Đặng Đình Đào - Giáo trình kinh tế thơng mại và dịch vụ - NXB Thống kê năm 1997

3. TS. Nguyễn Thị Hờng - Giáo trình Kinh doanh quốc tế - NXB Thông kê năm 2000

4. TS. Nguyễn Thị Hờng - Giáo trình quản trị dự án đầu t nớc ngoài - NXB Thông kê năm 2001

5. Quản trị Kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp – Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật năm 1997

6. Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex. 7. Một số số liệu về Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex.

Mục lục

I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ... 2

1. Tăng c ờng và mở rộng quan hệ với các n ớc và các tổ chức quốc tế ... 30

2. Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động nhập khẩu ... 30

4. Nhà n ớc nên hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhập khẩu ... 31

Một phần của tài liệu Những lý luận cơ bản về quản trị tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w