Đánh giá chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 34)

Trên cơ sở đi vay để cho vay, hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á. Trong phần trên như đã phân tích thì cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng có những diễn biến tốt. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hiệu quả của hoạt động tín dụng thì chúng ta phải dựa vào các chỉ tiêu tài chính như: hiệu suất sử dụng vốn, mức độ rủi ro tín dụng,… Trước khi đi vào phần đánh giá chúng ta quan sát bảng số liệu sau:

BẢNG 7: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 Tổng vốn huy động tỷ đồng 21.455 29.593 36.423 Tổng dư nợ tỷ đồng 17.858 25.571 34.356 Nợ xấu tỷ đồng 80 651 458 Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập tỷ đồng 64 267 345 Tổng thu nhập tỷ đồng 853 1.479 1.664 Lãi từ hoạt động tín dụng tỷ đồng 461 747 1.086 1. Nợ xấu/Tổng dư nợ % 0,45 2,50 1,33 2. Hiêu suất sử dụng vốn lần 0,83 0,86 0,94 3. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng % 0,36 1,04 1,00 4. Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng % 80 41,01 75,33 5. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng % 54,04 50,51 65,26 4.2.1.Nợ xấu/Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng và phản ánh rõ nét kết quả hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, nó còn đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của

ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao.

Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiên này tăng giảm không đều qua các năm. Tình hình như sau: năm 2007 chỉ tiêu này là 0,45%, năm 2008 chỉ tiêu này là 2,50%, tăng lên 2,05 điểm phần trăm (tăng 4,56%) so với năm 2007. Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2008 tương đối cao là do tình hình tài chính, lạm phát, kinh tế của nước ta gặp khó khăn nên các doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng không thể trả được nợ đúng hạn. Hoạt động tín dụng của ngân hàng Đông Á trong năm 2008 chịu nhiều tác động bất lợi của tình hình kinh tế trong và ngoài nước, khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong thực hiện các cam kết trả nợ với ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên là một thực tế khó tránh khỏi. Nhưng đến năm 2009 tình hình đã bắt đầu ổn định lại do chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước làm giảm lạm phát và chính sách kích cầu của chính phủ giúp các doanh nghiệp vay vốn nên tỷ lệ nợ xấu trong năm 2009 của ngân hàng chỉ còn 1,33% đã giảm đến 1,17 điểm phần trăm (giảm 46,8%) so với năm 2008.

Nhìn chung chỉ tiêu này thấp dưới 5%, có được điều này là do ngân hàng có sự nỗ lực trong công việc từ ban giám đốc cho đến các nhân viên. Từ kết quả này có thể khẳng định công tác tín dụng tại ngân hàng Đông Á là có hiệu quả, luôn nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng.

4.2.2.Hiệu suất sử dụng vốn

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt vì không có sự cân đối giữa việc huy động vốn với việc cho vay. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ lệ này có xu hướng tăng dần theo hàng năm, nhận xét thấy tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng ở mức tương đối được thể hiện ở tỉ lệ tham gia vốn huy động vào tổng dư nợ. Năm 2007 cứ bình quân 0,83 đồng cho vay có 1 đồng vốn huy động, năm 2008 tỉ lệ này tốt hơn cứ 0,86 đồng cho vay có từ 1 đồng vốn huy động, và đến năm 2009 cứ 0,94 đồng cho vay thì có 1 đồng vốn huy động. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng có sự tăng trưởng đáng kể nhất là năm 2009 tỷ lệ tham gia vốn huy động vào tổng dư nợ là

khá lớn và đạt hiệu quả, chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng ngày càng được sử dụng liên tục và không bị ứ đọng trong hoạt động cho vay.

HÌNH 4: HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á TRONG GIAI ĐOẠN 2007 – 2009

83% 85,50% 94,50% 75% 80% 85% 90% 95% 100% Hiệu suất sử dụng vốn H iệ u s u t s d n g v n Hiệu suất sử dụng vốn 83% 85,50% 94,50% 2007 2008 2009 4.2.3.Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để dự phòng tổn thất có thể xảy ra khi khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng phản ánh tỷ lệ khoản tiền được trích lập. Nhìn chung qua 3 năm ta thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng biến động không ổn định. Năm 2007 chiếm tỷ lệ 0,36% nhưng đến năm 2008 tỷ lệ này đã tăng lên đến 1,04%. Tỷ lệ này tăng lên đồng nghĩa với tình hình nợ xấu ngày càng gia tăng nên số tiền phải trích lập ngày càng lớn. Nguyên nhân là do năm 2008 tình trạng khủng hoảng kinh tế rộng khắp khiến cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng dẫn đến không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Các nhóm nợ này sẽ chuyển xuống nhóm nợ tiếp theo nên việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sẽ tăng lên. Năm 2009 tỷ lệ dự phòng giảm đi, chỉ còn 1,00% do dư nợ của ngân hàng tăng lên đáng kể khoảng 34,36%. Tỷ lệ này giảm thể hiện xu hướng tốt cho ngân hàng giúp ngân hàng tăng lợi nhuận khi số tiền trích lập trên tổng dư nợ giảm xuống.

4.2.4.Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

Chỉ số này phản ánh khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nhìn chung ta thấy khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng có xu hướng tăng giảm không đều qua từng năm. Chỉ số này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt cho ngân hàng. Năm 2007 là 80% nhưng đến năm 2009 chỉ số này giảm còn 41,01% nguyên nhân là do nợ xấu của ngân hàng tăng lên đáng kể đến 713,75% so với năm 2008. Đến năm 2009 khả

năng bù đắp rủi ro tín dụng tăng lên 75,33% do ngân hàng tăng dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi đó nợ xấu đã giảm đi nhiều. Chỉ số này cao sẽ làm cho người gửi tiền cảm thấy yên tâm khi giao dịch với ngân hàng vì ngân hàng luôn có khoản phòng ngừa tốt khi tình trạng nợ xấu xảy ra. Việc tạo chỉ số này ở mức an toàn giúp cho ngân hàng giảm thiểu rủi ro và tạo lòng tin đối với khách hàng của mình rằng ngân hàng luôn có khả năng bù đắp khi rủi ro tín dụng xảy ra.

4.2.5.Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng

Không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem lại một khoản thu nhập cho ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm trên 50% trong tổng thu nhập của ngân hàng. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng duy trì một tỷ lệ nợ xấu thấp mà không sinh lợi thì hoạt động tín dụng cũng không còn ý nghĩa. Do đó, để hoạt động tín dụng có chất lượng thì ngân hàng có kế hoạch cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận.

Tóm lại, qua các chỉ tiêu trên có thể kết luận rằng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm qua có xu hướng ngày càng hiệu quả. Mặc dù gặp phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác, nhưng vốn huy động của ngân hàng vẫn tăng liên tục qua các năm, quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng, tỷ lệ xấu giảm xuống thấp. Với kết quả trên sẽ làm nền tảng và định hướng cho hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới ngày càng tốt hơn góp phần làm tăng uy tín ngân hàng.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á

5.1.NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT

LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 5.1.1.Hạn chế

− Tình hình kinh tế trong khu vực luôn có biến động, hoạt động kinh doanh của khách hàng bị thay đổi bất ngờ.

− Ngân hàng phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh quyết liệt với các ngân hàng khác trên địa bàn về lãi suất, thủ tục vay vốn, lĩnh vực cho vay.

− Công tác Marketing quảng bá sản phẩm, thương hiệu của ngân hàng chưa mạnh.

5.1.2.Nguyên nhân

5.1.2.1.Nguyên nhân từ phía khách hàng

Khách hàng được đề cập ở đây chủ yếu là những người đi vay, nói cách khác đây chính là con nợ đang tiềm ẩn rủi ro, khi vay vốn ngân hàng do làm ăn không thuận lợi dẫn đến thua lỗ từ đó không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, đây là một yếu tố đáng chú ý. Hơn nữa có một số khách hàng, chủ yếu là các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, các hộ gia đình vay vốn ngắn hạn đầu tư làm ăn tại nhà cho nên khi sản xuất kinh doanh thua lỗ thì các thành phần kinh tế này cũng không có khả năng trả vốn và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Bên cạnh đó còn có bộ phận khách hàng vay để phục vụ nhu cầu tiêu

dùng sắm sửa mà không có tài sản thế chấp, chủ yếu vay theo hình thức tín chấp, nếu nền kinh tế bị suy thoái trầm trọng thì bộ phận này sẽ có nguy cơ rủi ro cao cho ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiều doanh nghiệp dùng vốn của ngân hàng không đúng mục đích, cố tình trả chậm vì thế mà trong quá trình thu nợ của khách hàng thì nhân viên của ngân hàng Đông Á phải thường xuyên điện thoại, đến tận nơi để đôn đốc khách hàng làm mất nhiều thời gian và chi phí đi lại.

5.1.2.2.Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

Những thành tựu mà ngân hàng Đông Á đạt được là nền tảng quan trọng góp phần mang lại thành công trong việc tìm kiếm và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, trong đó công tác tín dụng được đặc biệt quan tâm và có những bước trưởng thành đáng khích lệ, chi nhánh đã mở rộng sự tăng trưởng tín dụng đồng thời mở rộng thêm các dịch vụ ngân hàng khác với nhiều tiện ích như dịch vụ thẻ ATM, chuyển tiền,… Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng có một vài nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đó là quá trình thẩm định và xử lý đôi lúc vẫn còn gặp phải một số điều không mong muốn. Công tác tuyên truyền về các chính sách lãi suất của ngân hàng cũng chưa phát huy được hết hiệu quả.

5.2.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA

NGÂN HÀNG ĐÔNG Á TRONG THỜI GIAN TỚI 5.2.1.Giải pháp tăng trưởng tín dụng

− Mở rộng cho vay hơn nữa các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế, trong đó tập trung chủ yếu là các ngành kinh tế mũi nhọn và dịch vụ đang phát triển là các ngành xây dựng và dịch vụ. Đa dạng hóa các hình thức cho vay với các mức lãi suất phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Cần nghiên cứu và thăm dò ý kiến của khách hàng về các sản phẩm của ngân hàng để cho ra những sản phẩm tiện ích cao phục vụ cho khách hàng.

− Đối với khách hàng, ngân hàng nên duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng truyền thống đồng thời tìm kiếm những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. Đây là điều quan trọng mà mỗi ngân hàng cần phải quan tâm đúng mức để duy trì hoạt động của mình. Việc tạo lập mối quan hệ tốt với khách hàng còn có tác dụng hạn chế rủi ro do ngân hàng nắm bắt được những thông tin về khách hàng và quá trình hoạt động kinh doanh của họ có thể hỗ trợ và tư vấn lúc cần

thiết. Nên quảng bá rộng rãi hình ảnh về ngân hàng của mình trên các phương tiện thông tin về các hoạt động cũng như các sản phẩm và tất cả những gì liên quan đến ngân hàng để khách hàng có nhiều thông tin về ngân hàng hơn, đây cũng là một lợi thế cạnh tranh. Nhưng quan trọng nhất vẫn là thái độ đối với khách hàng, hãy để cho họ thấy rằng chúng ta luôn quan tâm đến những lợi ích của khách hàng.

− Hỗ trợ và trang bị công nghệ thông tin sẽ giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng được nâng cao đồng thời góp phần hiện đại hóa ngân hàng, làm cho công tác tín dụng của ngân hàng được nhanh chóng, chính xác đáp ứng một cách đầy đủ hơn nhu cầu giao dịch của khách hàng do giảm bớt được hình thức giao dịch truyền thống.

5.2.2.Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng

Mở rộng hoạt động là mục đích của hầu hết tất cả các ngân hàng tuy nhiên việc mở rộng hoạt động cần dựa trên nguyên tắc: Phát triển - Hiệu quả - An toàn. Làm sao để hoạt động tín dụng vừa được mở rộng nhưng chất lượng tín dụng cũng phải cao. Một số biện pháp có thể thực hiện như sau:

5.2.3.1.Xử lý nợ quá hạn

− Đối với những khách hàng có các khoản vay lớn và các khách hàng mới đến giao dịch với ngân hàng lần đầu, cán bộ tín dụng cần xem xét kĩ, thẩm định và đánh giá phương án sản xuất kinh doanh của họ thận trọng hơn.

− Không nên tập trung vốn vào một số ít khách hàng hoặc chỉ tập trung riêng vào những khách hàng kinh doanh trong cùng một lĩnh vực, cho dù khách hàng đó, doanh nghiệp đó, lĩnh vực kinh doanh đó có hiệu quả. Vì nếu như khi tình hình kinh tế thay đổi rất có thể hàng loạt những doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực sẽ gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến việc thu hồi nợ sẽ không được thuận lợi như ngân hàng mọng đợi, từ đó làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của ngân hàng.

− Chủ động phân tích nợ, thực hiện tốt qui trình tín dụng đặc biệt là ở khâu thẩm định.

5.2.3.2.Nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ cho nhân viên.

Để hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt được kết quả tốt đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ từ Ban Giám Đốc cho đến các cán bộ công nhân viên. Ở cấp lãnh đạo đòi

hỏi cần phải có sự quản trị tốt, am hiểu không chỉ về chuyên môn các hoạt động trong ngân hàng mà cả về tâm lý quản lý, tâm lý xã hội nhằm tạo ra một môi trường hoạt động có văn hóa nơi làm việc bởi con người là nhân tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động.

Đối với các cán bộ công nhân viên đòi hỏi cần phải có trình độ chuyên môn cao để không chỉ hoàn thành tốt công việc thường nhật mà còn để khám phá, nhận biết được sự thay đổi trong môi trường mà ứng xử cho phù hợp. Do đó cần trau dồi kiến thức chuyên môn và nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp để phù hợp với phong cách làm việc năng động và sáng tạo trong môi trường hoạt động đầy cạnh tranh.

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN

Qua việc phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, ta thấy hoạt động tín dụng tại ngân hàng đã mang lại hiệu quả khá lớn trong những năm gần đây.

− Về công tác cho vay, ngân hàng đã tiến hành cho vay đối với nhiều đối tượng kinh tế, nhiều thành phần kinh tế khác nhau, lựa chọn đúng đối tượng để cho vay,

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 34)