Nhóm giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 55 - 56)

CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.2 Kiến nghị:

5.2.1.4 Nhóm giải pháp hỗ trợ khác

Trong nội tại mỗi ngân hàng, ngồi các yếu tố có thể định lượng được như trong phần nghiên cứu trên đây, rõ ràng tăng trưởng tín dụng cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Các yếu tố này cũng vô cùng quan trọng, ảnh hưởng khơng ít đến tình hình tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.

Các ngân hàng cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng phân tích khách hàng, xếp hạng tín dụng, hệ thống phê duyệt và kiểm sốt tín dụng. Vì muốn tăng trưởng một cách có hiệu quả và bền vững thì chất lượng tín dụng đóng vai trị quyết định. Do vậy, các ngân hàng cần chú trọng hơn nữa đến việc phân tích tình hình tài chính của khách hàng, khả năng hồn trả vốn, đảm bảo được chất lượng tín dụng.

Theo như Tiến sĩ Nguyễn Thị Mùi, chuyên gia ngân hàng, cho rằng chất lượng nguồn nhân lực, mà cụ thể năng lực thẩm định dự án, phương pháp kinh doanh và năng lực hiểu biết khách hàng, có thể được xem là một nút thắt của tăng

trưởng tín dụng. Để đưa ra quyết định là ngân hàng có cho vay hay khơng, địi hỏi cán bộ tín dụng phải có đạo đức, năng lực thẩm định tốt, am hiểu thực tiễn…

Để yên tâm trong việc tăng trưởng tín dụng thì việc xử lý nợ xấu cũng nên được quan tâm đúng mức. Thực tế, xử lý nợ xấu là một bài toán đau đầu cho các lãnh đạo ngân hàng. Bên cạnh bán nợ cho VAMC, các NHTM cũng cần chủ động xử lý nợ xấu bằng các biện pháp như: xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ vay. Với các doanh nghiệp có lịch sử quản trị kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn về nghĩa vụ trả nợ gốc do tình hình kinh tế khó khăn, do các dự án đầu tư đang triển khai chưa đi vào hoạt động… thì có thể chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn, chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển. Phương thức này không những cứu được doanh nghiệp khỏi nguy cơ giải thể phá sản mà cịn bảo tồn được nguồn vốn của các NHTM.

Các ngân hàng cần hỗ trợ doanh nghiệp hơn nữa trong việc tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ, tham gia tư vấn cho các doanh nghiệp sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất. Vì ngồi vấn đề về lãi suất, các doanh nghiệp muốn tiếp cận vốn còn phải đáp ứng được các thủ tục và điều kiện vay vốn khác, do đó ngân hàng nên tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề này, song song đó vẫn phải đảm bảo được chất lượng tín dụng và đạo đức nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)