Tởng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương Tỷ số F Mức ý nghĩa (Sig.) YTPL Giữa các nhóm .168 3 .056 .195 .900 Trong mỗi nhóm 68.019 236 .288 Tổng cộng 68.187 239 YTKT Giữa các nhóm 1.427 3 .476 .706 .549 Trong mỗi nhóm 159.062 236 .674 Tổng cộng 160.489 239 HTCN Giữa các nhóm 2.072 3 .691 1.480 .221 Trong mỗi nhóm 110.150 236 .467 Tổng cộng 112.222 239 TQSD Giữa các nhóm .399 3 .133 .420 .739 Trong mỗi nhóm 74.651 236 .316
Tởng cộng 75.050 239 NTSHI Giữa các nhóm .085 3 .028 .075 .973 Trong mỗi nhóm 89.165 236 .378 Tổng cộng 89.250 239 CNKB Giữa các nhóm .076 3 .025 .089 .966 Trong mỗi nhóm 66.908 236 .284 Tổng cộng 66.983 239 NTDSD Giữa các nhóm .551 3 .184 .364 .779 Trong mỗi nhóm 119.123 236 .505 Tổng cộng 119.674 239 CBKB Giữa các nhóm .569 3 .190 .609 .610 Trong mỗi nhóm 73.518 236 .312 Tổng cộng 74.087 239 TTKDTM Giữa các nhóm .198 3 .066 .252 .860 Trong mỗi nhóm 61.756 236 .262 Tởng cộng 61.954 239
Nguồn: Số liệu phân tích dữ liệu nghiên cứu định lượng bằng SPSS
Căn cứ vào bảng phân tích phương sai theo trình độ ở bảng 4.16, tất cả các biến độc lập đều có hệ số Sig lớn hơn 0.05. Như vậy có thể kết luận rằng khơng có sự khác biệt về giá trị phương sai giữa các nhóm t̉i của các yếu tố , đây là đi ều kiện cần để ta tiếp tục tiến hành phân ANOVA.
Căn cứ vào bảng phân tích ANOVA theo trình độ ở bảng 4.17, hệ số Sig của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn mức ý nghĩa 5%, do đó có thể kết luận chưa có sự khác biệt trong việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến thực hiện TTKDTM giữa các nhóm người có trình độ khác nhau.
Tóm lại, Chương 4 tác giả đã trình bày k ết quả kiểm định thang đo thông qua đánh giá độ in cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định sự phù hợp của mơ hình cùng các giả thuyết đưa ra. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16.0 được để phân tích dữ liệu. Sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu được kiểm định bằng phân tích hồi quy, sau đó thực hiện kiểm định các giả thuyết và cuối cùng là phân tích ảnh hưởng của các biến định tính.
Từ kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, tác giả loại 01 biến quan sát YTPL5 không đạt yêu cầu c ủa thang đo “Yếu tố pháp lý” , các biến quan sát còn lại đạt yêu cầu và được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Kết quả của phân tích EFA cho thấy có 01 biến quan sát NHSHI5 khơng đạt yêu cầu bị loại ra khỏi mơ hình. Sau khi loại các biến quan sát này , thang đo Nhận thức sự hữu ích đư ợc kiểm định lại đạt yêu cầu và phân tích lại EFA. Từ kết quả cuối cùng của phân tích EFA, các nhân tố được trích ra sẽ được đưa vào để phân tích tương quan và hồi quy.
Kết quả hồi quy mơ hình với phân tích hồi quy tuyến tính bội thơng qua phần mềm SPSS 16.0 bằng phương pháp Enter cho thấy có 07 yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện TTKDTM qua KBNN Bến Tre đó là : yếu tố pháp lý , yếu tố kinh tế , hạ tầng cơng nghệ, thói quen sử dụng , nhận thức sự hữu ích , cơng nghệ kho bạc , nhận thức của cán bộ kho bạc ; trong đó yếu tố nhận thức sự hữu ích có ảnh hưởng lớn nhất. Yếu tố bị loại khỏi mô hình là Nhận thức dễ sử dụng do khơng có ý nghĩa thống kê.
Kiểm định lại các giả thuyết của mơ hình dựa trên kết quả hồi quy bội, tất cả các giả thuyết đặt ra cho quá trình nghiên cứu đều được chấp nhận , trừ giả thuyết H6 về nhận thức dễ sử dụng. Theo đó, các giả thuyết H1, H2, H3, H5, H7, H8 là các yếu tố pháp lý , yếu tố kinh tế , hạ tầng công nghệ , nhận thức sự hữu ích , trang bị công nghệ kho bạc , nhận thức của cán bộ kho bạc có ảnh hưởng cùng chiều (đồng biến) còn giả thuy ết H 4 là yếu tố thói quen sử dụng có ảnh hưởng ngược chiều (nghịch biến) với việc thực hiện TTKDTM qua KBNN Bến Tre.
Kiểm định các yếu tố cá nhân cho thấy khơng có sự tác động đến việc thực hiện TTKDTM.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong chương này sẽ trình bày các kết quả chính, ý nghĩa thực tiễn, các kiến nghị, một số hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1 TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đã đưa ra một số khái niệm TTKDTM , đặc điểm c ủa TTKDTM, các phương thức TTKDTM qua KBNN. Trên cơ sở số liệu thanh toán, kiểm soát chi của KBNN Bến Tre , tác giả thực hiện phân tích , đánh giá tình hình TTKDTM qua KBNN Bến Tre hiện nay.
Nghiên cứu dựa trên các mô hình lý thuyết , các kết quả thực nghiệm từ những nghiên cứu trước có liên quan để đưa ra các nhân tố tác động ảnh hưởng đến việc tăng cường TTKDTM qua KBNN Bến Tre , bao gồm 08 nhân tố sau đây: yếu tố pháp lý, yếu tố kinh tế, hạ tầng cơng nghệ, thói quen sử dụng, nhận thức sự hữu ích, trang bị công nghệ của kho bạc , nhận thức dễ sử dụng , cán bộ kho bạc. Từ 08 nhân tố trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết cần kiểm định.
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ dùng phương pháp định tính (phỏng vấn trực tiếp 15 người và tham khảo ý kiến chuyên gia ) và nghiên cứu chính thức dùng phương pháp định lượng (khảo sát 240 đơn vị sử dụng NSNN bằng phiếu khảo sát).
Các thang đo và sự phù hợp mô hình nghiên cứu đư ợc kiểm định bằng phương pháp độ tin cậy Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội. Q trình phân tích kết quả trong nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 16.0.
5.2 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU , Ý NGHĨA VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.2.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Sau khi loại các biến quan sát không đạt yêu cầu, kết quả kiểm địnhcho thấy các thang đo trong mô hình đều đạt độ tin cậy và độ giá trị khái niệm, mơ hình nghiên cứu ban đầu đưa ra khá phù hợp. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cuối cùng cho thấy có 07 yếu tố (so với 08 yếu tố như mô hình ban đầu) ảnh hưởng đến việc tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN Bến Tre theo mức độ ảnh
hưởng từ cao đến thấp như sau:(1) nhận thức sự hữu ích, (2) yếu tố pháp lý, (3) trang bị công nghệ kho bạc, (4) nhận thức của cán bộ kho bạc, (5) yếu tố kinh tế, (6) hạ tầng cơng nghệ, (7) thói quen sử dụng. Các yếu tố này đã giải thích được 52,2% sự thay đởi của nhân tố “Thanh tốn khơng dùng tiền mặt”; đồng thời khơng có s ự khác biệt trong từng đặc điểm cá nhân Kế toán trưởng đơn vị sử dụng NSNN (giới tính, độ t̉i, trình độ, địa bàn công tác ) đến việc thực hiện TTKDTM qua KBNN Bến Tre .Chiều hướng và mức độ tác động của từng nhân tố được thể hiện qua phương trình hồi quy sau đây:
TTKDTM = 0.863 + 0.190*YTPL + 0.143*YTKT + 0.105*HTCN – 0.104*TQSD + 0.199*NTSHI + 0.177*CNKB + 0.164*CBKB + ε
Từ kết quả số liệu thống kê và tổng hợp ý kiến của các chuyên gia cũng như kinhnghiệm công tác của bản thân, tác giả cho rằng các đơn vị sử dụng NSNN sẽ tiếp tục thực hiện thanh toán các khoản chi NSNN qua Kho bạc bằng hình thức TTKDTM vì họ cho rằng việc TTKDT M sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong công việc, tránh rủi ro mất tiền khi rút tiền từ kho bạc về nhập quỹ cơ quan,mang lại nhiều lợi ích trong việc quản lý và sử dụng tài chính nhà nước ; đồng thời các quy định pháp lý về TTKDTM qua KBNN hiện nay cũng góp ph ần nâng cao tỷ lệ TTKDTM. Còn nguyên nhân mà các đơn vị sử dụng NSNN không muốn TTKDTM qua Kho bạc xuất phát chủ yếu từ thói quen sử dụng tiền mặt (của đơn vị sử dụng NSNN và của đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ) trong thanh tốn, hạ tầng cơng nghệ phục vụ thanh toán chưa đáp ứng và việc tuân thủ các quy định về TTKDTM của cán bộ kho bạc trong quá trình kiểm soát chi chưa thật sự nghiêm túc; trong đó thói quen sử dụng tiền mặt là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất. Kết quả hồi quy cũng cho thấy khi thói quen sử dụng tiền mặt càng tăng thì TTKDTM qua KBNN sẽ càng giảm.
5.2.2 So sánh vớikết quả nghiên cứu trước đây
So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả trước về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTKDTM tại các NHTM, thì kết quả nghiên cứu này có những điểm khác biệt cơ bản sau đây:
Một là, trong các nghiên cứu trước đây , nhân tố “Thói quen sử dụng tiền mặt” là một trong các nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc thực hiện TTKDTM qua các NHTM, nhưng kết quả nghiên cứu lần này của tác giả cho thấy nhân tố thói quen sử dụng tiền mặt là nhân tố có ảnh hưởng ít nhất đến TTKDTM qua KBNN. Khách hàng của KBNN là các đơn vị sử dụng NSNN , tiền để các đơn vị này thanh toán, chi trả cho các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị mình hầu hết đều có nguồn gốc từ NSNN và được quản lý , kiểm soát chi qua KBNN . Dù muốn hay không thì các đơn vị sử dụng NSNN vẫn phải chấp hành các quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính về vi ệc kiểm sốt, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua KBNN, trong đó có quy định rõ những nội dung chi nào , mức chi là bao nhiêu phải TTKDTM . Trong khi đó khách hàng của NHTM hầu hết là các tổ chức , cá nhân thuộc khu vực tư nhân, tiền của họ tại các NHTM không phải do NSNN cấp (là tiền của cá nhân họ ) nên họ không nhất thiết phải chấp hành các quy định về TTKDTM, NHTM khơng có quyền bắt buộc họ phải TTKDTM qua ngân hàng. Do đó, sự khác biệt này là hoàn toàn hợp lý.
Hai là, đội ngũ nhân viên giao dịch của NHTM khơng có ảnh hưởng đến TTKDTM của khách hàng, trong khi cán bộ giao dịch của KBNN có ảnh hưởng đến TTKDTM qua KBNN. Như tác giả vừa trình bày ở trên , NHTM khơng có quyền bắt buộc khách hàng của mình phải TTKDTM qua ngân hàng, đồng nghĩa với việc nhân viên giao dịch của NHTM phải chấp nhận vô điều kiện việc rút tiền mặt của khách hàng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu , thanh toán của họ . Trong khi đó , cán bộ giao dịch của kho bạc có quyền từ chói thanh toán bằng tiền mặt đối với các khoản chi NSNN của khách hàng (đơn vị sử dụng NSNN ) mà theo quy định bắt buột phải thanh toán bằng chuyển khoản . Do đó, cán bộ giao dịch của KBNN có ảnh hưởng đến TTKDTM qua KBNN như kết quả nghiên là hoàn toàn hợp lý.
5.2.3 Ý nghĩa của nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu xác định được ba nhóm nhân tố (nhân tố thuộc về môi trường kinh tế - pháp lý (yếu tố pháp lý, yếu tố kinh tế, hạ tầng công nghệ); nhân tố thuộc về khách hàng (thói quen sử dụng, nhận thức sự hữu ích); nhân tố thuộc về Kho bạc(trang bị công nghệ kho bạc, nhận thức của cán bộ kho bạc)) ảnh hưởng đến việc tăng cường TTKDTM qua KBNN Bến Trelà vô cùng cần thiết, nó làm cơ sở để
cung cấp thông tin cho KBNN Bến Tre, Lãnh đạo tỉnh có thểhoạch định những chính sách tăng cường và mở rộng TTKDTM trong khu vực công trên địa bàn tỉnh, mà bất kỳ địa phương, quốc gia nào cũng đều hướng tới bởi lợi ích mà hình thức thanh tốn này mang lại.
5.2.4 Khuyến nghị
Từ kết quả nghiên cứu cộng với kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng cường thanh tốn khơng dùng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước như sau:
5.2.4.1 Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính và ngân hàng Nhà nước:
Một là hoàn thiện cơ sở pháp lý . Theo kết quả nghiên cứu cho th ấy mức độ chặt chẽ, phù hợp của yếu tố pháp lý quy định v ề TTKDTM cũng khá cao (trung bình = 4.1990). Tuy nhiên, thành phần “q uy định những khoản chi phải thanh toán bằng chuyển khoản” được đánh giá thấp hơn giá trị trung bình của yếu tố pháp lý . Kết quả đó là do các văn bản quy định các nội dung chi phải thanh toán bằng chuyển khoản, các nội dung chi được phép thanh toán bằng tiền mặt như hiện nay là chưa phù hợp như : chi lương và các khoản chi trả cá nhân , các nội dung chi không thuộc bí mật nhà nước của thuộc khố i an ninh , quốc phòng , chi bồi thường giải phóng mặt bằng thì vẫn được phép chi bằng tiền mặt; đồng thời bắt buộc thanh toán lương qua tài khoản thẻ ATM kể cả những địa bàn mà hệ thống máy ATM chưa phát triển nhiều. Do đó cần phải xem xét ban hành các văn bản sau đây:
- Văn bản quy định việc bắt buộc các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN phải thực hiện thanh toán bằng chuyển khoản đối với tất cả các khoản mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra, yêu cầu tất các đơn vị sử dụng NSNN th ực hiện triệt để việc thanh toán qua tài khoản đối với tất cả các khoản thanh toán cho cá nhân như: tiền thưởng, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, thu nhập từ tham gia dự án, nghiên cứu, viết đề án, đề tài; tiền thù lao hội thảo, hội nghị, tập huấn ....
- Ban hành cơ chế kiểm soát thanh toán bằng tiền mặt đối với khối an ninh, quốc phòng cho phù hợp với thực tế . Quy định rõ n hững nội dung chi của khối an ninh, quốc phịng mà khơng thuộc danh mục bí mật nhà nước quy định thì bắt buộc phải TTKDTM qua kho bạc.
- Ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các đơn vị sử dụng NSNN có hành vi chi tiền mặt cho các khoản chi ngoài quy định hoặc cố tình thực hiện chi tiền mặt đối với những khoản chi có đủ điều kiện TTKDTM.
- Cần quy định rõ t rách nhiệm của KBNN , của Ngân hàng tham gia vào qu y trình TTKDTM khi để xảy ra trường hợp tranh ch ấp trong thanh toán, thanh toán chậm cho đơn vị hưởng , đảm bảo lợi ích và tâm lý an tâm cho các bên tham gia thanh toán.
- Quy định v ề định mức tồn quỹ tại đơn vị sử dụng NSNN , trong thực tế các đơn vị vẫn xin tạm ứng dự toán kinh phí bằng tiền mặt với nội dung chi hết sức chung chung (rút tiền đi công tác , chi khác, …), nên dẫn đến quỹ tại đơn vị lúc nào cũng tồn một lượng tiền mặt nhất định. Do đó, căn cứ vào tình hình thưc tế, cần quy định định mức tồn quỹ và KBNN có quyền kiểm tra việc chấp hành định mức tồn quỹ tiền mặt của đơn vị.
Hai là phát triển , hồn thiện hạ tầng cơng nghệ phục vụ cho hoạt động thanh toán. Để cán bộ cơng chức nói riêng và các nhà cung cấp hàng hóa , dịch vụ cho các đơn vị sử dụng NSNN nói chung nhiệt tình với việc mở và sử dụng tài khoản trong thanh tốn, thì ngành ngân hàng phải có kế hoạch phát triển mạng lưới thanh toán , bố trí thêm máy ATM , POS, … nhất là địa bàn xã , huyện. Chú trọng công tác thông tin, vận động, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, giúp cho các tở chức, cá nhân hiểu rõ về lợi ích của việc mở, sử dụng tài kho ản và thanh toán qua Ngân hàng; hiểu rõ về mặt thể lệ mở và sử dụng tài khoản; phạm vi áp dụng, tính chất và đặc điểm sử dụng của từng thể thức thanh toán.
5.2.4.2 Đối với Chính quyền địa phương và các ngành có liên quan
Một là, Chính quyền địa phương có kế hoạch thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển ở một trình độ tương đối , tạo ra môi trường sản xuất, mua bán trao đổi hàng hóa sơi động hơn để thu hút nhiều tở chức tín dụng trên địa bàn. Qua đó sẽ thúc đẩy việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán qua NHTM được thuận lợi hơn . Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Bến Tre qua các năm cho thấy B ến Tre vẫn cịn là tỉnh nghèo; chủ yếu kinh doanh, bn bán nhỏ lẻ; mức độ giao dịch thanh tốn khơng lớn gây ra những khó khăn nhất định trong việc đẩy mạnh TTKDTM.