Bảng tổng hợp các biến trong mơ hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khám bệnh của cá nhân vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 38 - 46)

Tên biến Mô tả biến Thang đo của biến Dấu kỳ vọng

Biến phụ thuộc

ln CPKCB ln chi phí KCB

Biến độc lập

Biến nền

TUOI Tuổi số tuổi +/-

GIOITINH Giới tính 1: Nam, 0: Nữ +/-

HONNHAN Hôn nhân 1:Kết hôn, 0: khác +

NGHENGHIEP Nghề nghiệp 1: nông lâm thủy sản +/-

0: nghề khác

DANTOC Dân tộc 1: Kinh, 0: Khác +/-

QUYMO Quy mô số ngƣời trong hộ +/-

GIAODUC Giáo dục số năm đi học +/-

Biến khả năng

KHUVUC Khu vực

1:thành thị, 0: nông thôn

+/-

TNCN Thu nhập cá nhân 1: thu nhập ổn định +/-

định

lnTHUNHAPHO ln Thu nhập hộ +/-

BHYT Bảo hiểm y tế

1: có BHYT, 0: khơng có +/- HTYT Hỗ trợ y tế 1: có HTYT, 0: khơng có +

Biến nhu cầu

SOLANKCB Số lần KCB Số lần KCB +

ĐIÊUTRINOITRU Hình thức điều trị 1:Nội trú, 0: Ngoại trú +

Biến sử dụng dịch vụ Loại hình CSYT CS2 Cơ sở y tế cấp 2 1: CSYT2, 0: khác + CS3 Cơ sở y tế cấp 3 1: CSYT3, 0: khác + CS4 Cơ sở y tế cấp 4 1: CSYT4, 0: khác + CS5 Cơ sở y tế cấp 5 1: CSYT5, 0: khác +

CSTU Cơ sở y tế công- tƣ 1: CSYT Tƣ +

0: CSYT Cơng

TĨM TẮT CHƢƠNG 3

Chƣơng này trình bày cách thức tiến hành xây dựng mơ hình nghiên cứu thơng qua lựa chọn mơ hình kinh tế chi phí KCB cá nhân vùng ĐBSCL, cũng đồng thời nêu lên các trích lọc dữ liệu cho nghiên cứu.

Trong chƣơng này, tác giả đã trình bày cơ sở của các nhân tố quyết định cá nhân vùng ĐBSCL đƣợc chọn lựa để xem xét ảnh hƣởng đến chi phí KCB. Chi phí KCB sẽ chịu ảnh hƣởng những đặc điểm: một là đặc điểm nền bao gồm tuổi, giới tính, hơn nhân, nghề nghiệp, dân tộc, giáo dục. Hai là đặc điểm khả năng bao gồm thu nhập, BHYT, khu vực, thu nhập hộ, hỗ trợ y tế. Ba là nhu cầu bao gồm số lần KCB, hình thức điều trị. Bốn là quyết định sử dụng dịch vụ y tế bao gồm loại hình cơ sở y tế, cơ sở y tế công-tƣ.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Mục đích của chƣơng này trình bày tổng quan chi tiêu y tế và tình hình sử dụng BHYT ở Việt Nam. Đồng thời, trình bày kết quả ƣớc lƣợng các nhân tố tác động đến quyết định chi tiêu KCB của các cá nhân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long từ các kết quả ƣớc lƣợng mơ hình đã lập theo khung phân tích. Nội dung tập trung vào bốn phần. Thứ nhất trình bày tổng quan chi tiêu y tế và tình hình sử dụng BHYT ở Việt Nam. Thứ hai trình bày chi tiết mơ hình ƣớc lƣợng. Thứ ba trình bày các kết quả ƣớc lƣợng cùng với các kết quả kiểm định mơ hình. Cuối cùng là phân tích từng yếu tố có ảnh hƣởng đến chi tiêu KCB của các cá nhân khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.

4.1. Tổng quan chi tiêu y tế và tình hình sử dụng BHYT ở Việt Nam. 4.1.1. Tổng quan về chi tiêu y tế 4.1.1. Tổng quan về chi tiêu y tế

Chi tiêu y tế bình quân đầu ngƣời của Việt Nam năm 2011 đạt 95 USD tƣơng đƣơng với Indonexia và Phillipin, thấp hơn so với Thái Lan (202 USD), Malaysia (384 USD), Singapore (2144 USD) nhƣng cao hơn mức khuyến nghị của WHO cho các nƣớc thu nhập thấp là trên 60USD/ ngƣời/năm vào năm 2015 (Jahr, 2013). Tổng chi y tế trên tổng GDP của Việt Nam tăng từ 4,9% năm 1998 lên 6,6% trong năm 2012 cao hơn các quốc gia có thu nhập trung bình thấp (4,5%). Chi phí y tế tƣ chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng chi tiêu y tế 54,8% năm 2012. Tỉ lệ chi trả từ tiền túi của Việt Nam đã giảm từ 80% năm 2000 xuống còn 49% năm 2012 thấp hơn các quốc gia có thu nhập trung bình thấp (53,4%) (WHO, 2014). Phần lớn chi từ tiền túi trong KCB là chi phí tự điều trị và chi phí cho dịch vụ tƣ nhân khơng đƣợc BHYT chi trả. Tỉ lệ chi trả từ tiền túi lớn sẽ làm cho các hộ gia đình rơi vào thảm họa nghèo hóa.

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê, ta có thể thấy chi tiêu bình quân cho y tế của cá nhân có sự khác nhau rõ rệt giữa các vùng kinh tế. Thấp nhất

là các vùng Tây Bắc và cao nhất là vùng Đông Bằng Sơng Hồng. Nhƣng nhìn chung thì chi tiêu cho y tế có xu hƣớng liên tục tăng qua các năm. Ngƣợc lại, tỉ trọng giữa chi tiêu cho y tế trong tổng chi tiêu của của cá nhân có sự biến động qua các năm. Từ năm 2008 đến 2012 thì có xu hƣớng giảm. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng chi cho y tế cao nhất nƣớc qua các năm. Tỉ trọng chi tiêu y tế năm 2012 thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (4,1%), cao nhất vùng Đồng Bằng Sơng Cửu Long (6,7%) (Bảng 4.1, Hình 4.1)

Bảng 4.1: Chi tiêu y tế giữa các vùng kinh tế xã hội ở Việt Nam năm 2008- 2012 (nghìn đồng)

Vùng Năm 2008 Năm 2010 Năm 2012

Cả nƣớc 45 62 78

Đồng bằng sông Hồng 43 74 98

Đông Bắc 31 41 63

Tây Bắc 23 40 46

Bắc trung bộ 35 51 64

Duyên hải Nam Trung Bộ 39 53 69

Tây nguyên 43 55 66

Đông Nam bộ 69 57 82

Đồng bằng sông Cửu Long 50 62 84

Hình 4.1: Tỉ trọng chi tiêu y tế giữa các vùng kinh tế xã hội ở Việt Nam năm 2008- 2012 (%)

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, 2013

Thu nhập năm 2012 của ngƣời dân ở khu vực ở nông thôn (1,58 triệu đồng) thấp hơn khu vực thành thị (2,99 triệu đồng), tuy nhiên tỉ lệ chi tiêu cho y tế nông thôn (5,7%) cao hơn thành thị (4,7%). Điều này cho thấy các hộ gia đình ở nơng thơn có xu hƣớng nghèo hóa do chi phí y tế nhiều hơn các hộ gia đình ở thành thị.

Tỉ trọng chi tiêu cho y tế trong tổng chi tiêu không phải lƣơng thực thực phẩm, vùng ĐBSCL năm 2012 chiếm tỉ lệ cao nhất nƣớc (10,9%), cả nƣớc (8,6%), thấp nhất vùng Đông Nam Bộ (6,1%) (Tổng cục Thống kê, 2013). Điều này cho thấy vùng ĐBSCL có nguy cơ nghèo hóa do chi phí y tế gây ra cao nhất nƣớc.

4.1.2. Tình hình tham gia BHYT của ngƣời dân

Năm 2011, có 57,08 triệu ngƣời tham gia BHYT chiếm tỉ lệ 65% dân số, năm 2012 có khoảng 59,31 triệu ngƣời tham gia BHYT, chiếm khoảng 66,8% dân số. Phạm vi bảo hiểm đối với các dịch vu KCB tƣơng đối đầy đủ từ dịch vụ KCB đến phục hồi chức năng ở các tuyến y tế. Năm 2011, tần suất sử dụng thẻ BHYT đi KCB là 2,02 lƣợt/ngƣời, cứ 100 ngƣời thì có 15,6 lƣợt điều trị nội trú trong năm (Jahr, 2013). Một tỉ lệ cao trong nhóm dân cƣ khơng có thẻ BHYT đặc biệt là những ngƣời lao động không đủ điều kiện đƣợc trợ cấp và khơng đƣợc hƣởng

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2008 2010 2012

chƣơng trình BHYT bắt buộc. Số liệu ở hình 4.2, hình 4.3 cho thấy tỉ lệ tham gia của BHYT tự nguyện vẫn còn thấp, chỉ đạt 26% năm 2011, do chi phí quá cao và/hoặc giá trị của BHYT đƣợc cho là không tƣơng xứng với chi phí tham gia (WB, 2013).

Hình 4.2: Cơ cấu các nhóm đối tƣợng tham gia BHYT ở Việt Nam năm 2012

Nguồn: Vụ bảo hiểm y tế, Bộ Y tế năm 2013, trích từ Jahr (2013)

Hình 4.3: Tỉ lệ bao phủ BHYT theo các nhóm đối tƣợng tham gia ở Việt Nam năm 2011

4.1.3. Vai trò của BHYT đối với chi tiêu y tế của cá nhân

Tại Việt Nam, hệ thống BHYT đƣợc bắt đầu thực hiện năm 1992 nhằm huy động các nguồn lực và tạo ra một cơ chế chi trả thích hợp hơn cho các dịch vụ. Các nguồn lực tài chính do hệ thống BHYT cung cấp đƣợc nguồn tài chính cơng và có một vai trị hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự cơng bằng trong các đóng góp tài chính thơng qua một hệ thống ngăn ngừa rủi ro (PAHE, 2011). BHYT hoạt động theo nguyên tắc chia sẻ rủi ro, số đông bù số ít, ngƣời khỏe hỗ trợ cho ngƣời bệnh. Ngƣời tham gia BHYT khi bị rủi ro về sức khỏe đƣợc thanh tốn chi phí KCB với nhiều mức khác nhau tại các cơ sở y tế.

BHYT đang đóng vai trị ngày càng quan trọng trong việc hỗ trợ chi trả chi phí KCB. BHYT giúp giảm rủi ro tài chính trƣớc những nguy cơ bệnh tật không thể lƣờng trƣớc đƣợc. Độ bao phủ BHYT trong những năm gần đây tăng lên nhanh chóng. Nguyễn Việt Cƣờng đã nhận định BHYT đang đóng một vai trị tích cực giúp ngƣời dân tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế. Việc tham gia của ngƣời dân đối với BHYT có mối tƣơng quan với số lần thăm khám (nội trú, ngoại trú). Tuy nhiên, từ góc độ ngƣời sử dụng, chất lƣợng của dịch vụ, sự chậm trễ trong điều trị và thái độ của nhân viên cung cấp dịch vụ y tế đang là rào cản của việc mua và sử dụng BHYT (UNDP, 2011).

4.2. Các yếu tố tác động đến chi tiêu cho khám chữa bệnh cá nhân :

Triển khai mơ hình nghiên cứu ở chƣơng 3, mơ hình hồi quy tổng thể để phát hiện các yếu tố tác động đến chi tiêu khám chữa bệnh cá nhân:

Ln(CPKCB) = β0 + β1TUOI + β2GIOITINH + β3HONNHAN + β4NGHENGHIEP + β5DANTOC + β6QUYMO + β7GIAODUC+ β8KHUVUC + β9TNCN + β10ln(THUNHAPHO) + β11BHYT + β12HTYT + β13SOLANKCB + β14DIEUTRINOITRU + β15CS2 + β16CS3 + β17CS4 + β18CS5 + β19CSTU + ui

4.2.1. Chi tiêu khám chữa bệnh của cá nhân trong bộ dữ liệu khảo sát

Trong dữ liệu khảo sát ta thấy chi phí KCB cao nhất là 1 triệu đồng/tháng, chi phí KCB bình qn 91,3 ngàn đồng/tháng, chi phí KCB cao nhất gấp 11 lần chi phí KCB bình qn, quy mơ gia đình bình qn 4,4 ngƣời/hộ cao nhất 11 ngƣời/ hộ, thấp nhất 1 ngƣời/hộ, tuổi bình quân 45,4 cao nhất 85 tuổi thấp nhất 18 tuổi, trình độ giáo dục tƣơng đối thấp trung bình lớp 6, cao nhất đại học, thấp nhất khơng biết chữ, số lần KCB bình qn ngƣời có bệnh trong năm 2012: 3,9 lần, cao nhất 51 lần, thấp nhất 1 lần (Bảng 4.2).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí khám bệnh của cá nhân vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)