Phát triển du lịch sinh thái cả về l−ợng và chất trên cơ sở phát triển bền

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam (Trang 36 - 42)

bền vững.

Phát triển du lịch sinh thái phải h−ớng tới và đạt đ−ợc sự phát triển bền vững của chính loại hình du lịch sinh thái và phải trở thành nhân tố tích cực đảm bảo, phục vụ cho phát triển du lịch bền vững.

Những giải pháp cần thiết để phát triển du lịch sinh thái ở n−ớc ta là cần có những văn bản pháp quy tạo hành lang môi tr−ờng pháp lý cho hoạt động du lịch sinh thái có cơ hội phát triển, đồng thời nên có những cơ chế, chính sách −u đãi dành riêng cho loại hình du lịch sinh thái mới mẻ mà tiềm năng của nó rất lớn ch−a đ−ợc khai thác có hiệu quả đồng thời cần có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý và du lịch với các bộ, các nghành, các địa ph−ơng quản lý có hiệu quả. Việc sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên môi tr−ờng sinh thái vào mục đích du lịch theo những mục tiêu, định h−ớng đã đề ra.

Cụ thể là:

1. Giáo dục - đào tạo và tuyên truyền về du lịch sinh thái:

Có lẽ không cần phải bàn cãi nhiều rằng giải pháp thiết yếu nhất chính là tuyên truyền, giáo dục về du lịch sinh thái cho một loạt các đối t−ợng liên quan đến du lịch sinh thái. Đối t−ợng giáo dục bao gồm: các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, các h−ớng dẫn viên, các nhà hoạch định chính sách liên quan đến bảo tồn và du lịch, cộng đồng địa ph−ơng, khách du lịch trong và ngoài n−ớc .

Bằng cách tuyên truyền, giáo dục các vấn đề khúc mắc khác có thể đ−ợc dễ dàng tháo gỡ. Chẳng hạn nh− giáo dục tuyên truyền đối với các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có thể làm cho họ quan tâm hơn đến việc quy hoạch cho du lịch sinh thái. Đối với họ cần phải không chỉ chú trọng tới lợi ích bảo tồn của du lịch sinh thái mà nên nhấn mạnh đến tiềm lực kinh tế mà du lịch sinh thái có thể mang lại cho bảo tồn.

Cũng cần phải l−u ý họ về tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng địa ph−ơng vào các hoạt động của khu bảo tồn.

Đào tạo h−ớng dẫn viên du lịch nên đ−ợc tiến hành chính quy trong các tr−ờng địa học, cao đẳng và trung cấp du lịch. Nên −u tiên đào tạo các h−ớng dẫn viên địa ph−ơng. Tuy nhiên tr−ớc mắt nếu ng−ời dân địa ph−ơng ch−a có điều kiện tham dự khoá đào tạo chính quy thì các điểm du lịch sinh thái nên tổ chức đào tạo ngắn hạn cho họ tại địa ph−ơng.

Khách thăm quan là một đối t−ợng giáo dục hiển nhiên. Bản thân giáo dục tại hiện tr−ờng cho du khách cũng nằm trong dịnh nghĩa của du lịch sinh thái. Hay nói cách khác giáo dục về thiên nhiên là một phần tạo nên du lịch sinh thái. Những nội dung giáo dục phải phù hợp, giúp du khách liên hệ trực tiếp những điều họ đã từng nghe, từng đọc với những điều mắt thấy tai nghe khi họ đến thăm khu bảo tồn thiên nhiên. Nếu làm đ−ợc việc này du khách sẽ ý thức hơn trong khi tiếp xúc với động vật hoang dã, và họ sẽ thấy chuyến đi của mình bổ ích hơn và sẽ mong muốn trở lại hoặc đến một khu thiên nhiên khác để học đ−ợc những điều t−ơng tự.

Đối với cộng đồng địa ph−ơng, ch−ơng trình giáo dục phải dựa trên nhiều hình thức, không thể tập trung họ lại, dạy cho họ một mớ lý thuyết về bảo tồn và sự cần thiết của bảo tồn. Nên sử dụng những hình thức dễ hiểu, dễ nhớ chẳng hạn nh− băng hình, slade, tranh, ảnh, các ch−ơng trình biểu diễn văn nghệ, v.v. Giáo dục cộng đồng địa ph−ơng tr−ớc hết tập trung vào đối t−ợng chủ chốt là những nhà lãnh đạo địa ph−ơng (huyên, xã ), những ng−ời có uy tín trong cộng đồng chẳn hạn nh− những ng−ời lớn tuổi, những ng−ời có trình độ học vấn nh− thầy giáo, những ng−ời đứng đầu các tổ chức đoàn thể quần chúng nh− Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân … Nếu có thể tuyên truyền giáo dục cho các đối t−ợng này thì việc giáo dục cho toàn thể cộng đồng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều bởi họ luôn đ−ợc dân nghe theo. Nên lấy ng−ời địa ph−ơng làm nhà quản lý khu du lịch sinh thái nếu có thể .

Không chỉ giáo dục đối với cộng đồng địa ph−ơng nơi có khu bảo tồn thiên nhiên, mà nên có những ch−ơng trình giáo dục đối với cộng đồng ng−ời Việt nam nói chung, vì họ là những du khách t−ơng lai của các điểm du lịch sinh thái. Ch−ơng trình giáo dục phải khuyến khích họ và làm cho họ có mong muốn đ−ợc đi du lịch theo hình thức du lịch sinh thái. Đối t−ợng chủ yếu của Việt nam có lẽ là học sinh, sinh viên trong các nhà tr−ờng. Họ là những ng−ời

th−ờng xuyên tổ chức các chuyến đi thăm quan thiên nhiên, nh−ng nhiều khi ch−a ý thức hết đ−ợc vai trò quan trọng của thiên nhiên. Hậu quả những chuyến đi dã ngoại của họ trong các khu thiên nhiên th−ờng là những bãi rác sau khi họ ăn tr−a và nhiều tác động tiêu cực khác. Tuy nhiên, thay đổi hành vi, thói quen của họ cũng không phải là việc dễ dàng làm trong ngày một ngày hai.

Đối với học sinh, sinh viên nên có những ch−ơng trình giáo dục du lịch sinh thái kết hợp với giáo trình của nhà tr−ờng. Vấn đề này sẽ liên quan đến Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nên có ch−ơng trình giáo dục ngay từ cấp một vì càng nhỏ các em càng dễ tiếp thu hơn đối với những gì đ−ợc dạy. Đối với những đối t−ợng lớn hơn nên chỉ l−u ý họ, thuyết phục họ chứ không nên ra lệnh vì lớp trẻ th−ờng thích làm trái lời để thể hiên sự tr−ởng thành của mình, mặc dù đó không phải là cách tốt nhất để làm vậy.

Không chỉ tuyên truyền, giáo dục đối với ng−ời dân trong n−ớc, cần phải tuyên truyền du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên cho cả đối t−ợng khách n−ớc ngoài. Nên khuyến khích họ sử dụng dịch vụ và mua sản phẩm quà l−u niêm địa ph−ơng, góp phần nâng cao thu nhập cho ng−ời dân địa ph−ơng.

2. Kết hợp sự tham gia của công đồng địa ph−ơng:

Giáo dục cộng đồng phải đi đôi với hỗ trợ phát triển cộng đồng và phát huy bản sắc văn hoá của cộng đồng địa ph−ơng. Không có lý gì nếu nh− ta vận động họ không phá rừng làm rẫy trong khi họ lại dựa vào hoạt động này để kiếm kế sinh nhai.

Sự thật này dẫn đến một giải pháp khác cho vấn đề phát triển du lịch sinh thái, vấn đề tạo việc làm, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và nghành nghề cho nhân dân dịa ph−ơng. Do du lịch sinh thái liên quan đến văn hoá địa ph−ơng, nên khuyến khích phát triển những ngành nghề thủ công truyền thống nh− dệt đồ thổ cẩm, sản xuất đồ l−u niệm bằng mây, tre, đá…Văn hoá dân tộc là một hấp dẫn đối với khách du lịch sinh thái, do đó nên khuyến khích các hoạt động này vừa nh− là một hình thức để gìn giữ bản sắc văn hoá vừa là một hình thức tăng thu nhập cho nhân dân địa ph−ơng.

Hiện tại các dự án phát triển du lịch đang đ−ợc triển khai ở các khu bảo tồn thiên nhiên nh−ng hiệu quả của các hoạt động du lịch tới đời sống c− dân

và bảo tồn ch−a đ−ợc nhiều. Ng−ời ta cho rằng du lịch sinh thái th−ờng là ph−ơng tiện để đạt đ−ợc hai mục tiêu là phát triển cộng đồng và bảo tồn thiên nhiên. Nh−ng thực tế công đồng địa ph−ơng th−ờng bị đứng ngoài các dự án du lịch. Trong lĩnh vực du lịch nếu thiếu sự tham gia của công đồng địa ph−ơng thì du lịch đồng nghĩa với tác động tiêu cực đối với kinh tế xã hội. Một thực tế đang diễn ra hàng ngày là những ng−ời dân sống ở vùng đệm và trong các khu bảo tồnvẫn đang khai thác các tài nguyên, lâm sản. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là đời sống của họ vẫn còn nhiều khó khăn thiếu thốn .

Để thu hút cộng đồng địa ph−ơng vào các dự án du lịch sinh thái, Ban quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên cần phải phối hợp với các bên liên quan triển khai các công việc sau:

- Nghiên cứu phát triển các nghành nghề sản xuất nông lâm nghiệp, nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội và nâng cao trình độ dân trí của địa ph−ơng.

- Tổ chức giáo dục cho nhân dân địa ph−ơng để nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi tr−ờng bằng các ph−ơng tiện thông tin địa chúng, tài liệu, tờ rơi, hay mở các lớp tập huấn, câu lạc bộ.

- Mở các lớp tập huấn về du lịch sinh thái, nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, đào tạo h−ớng dẫn viên du lịch cho địa ph−ơng.

- Chuyển giao các kỹ thuật thích hợp về nông lâm ng− nghiệp, làm VAC…

- Xây dựng quy hoạch du lịch với sự tham gia của cộng đồng ngay từ đầu. Hình thành các phân khu cung cấp dịch vụ, các tuyến thăm quan với các sản phẩm văn hoá địa ph−ơng.

3. Quy hoạch tổng thể các điểm, khu du lich sinh thái:

Theo chức năng đ−ợc nêu ở phần trên thì các v−ờn quốc gia có nhiệm vụ tổ chức những họat động du lịch tham quan, thăm quan, nghiên cứu khoa học. Đối với các khu dự trữ thiên nhiên thì những hoạt động tham quan, du lịch không đ−ợc khuyến khích, nơi đây chủ yếu dành cho nghiên cứu khoa học .

Các khu bảo tồn thiên nhiên nên có những quy hoạch, chỉ rõ phân vùng cho du lịch sinh thái nếu có. Để có đ−ợc quy hoạch tốt cần phải tính đến nghiên cứu, điều tra tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn của khu bảo

tồn và các khu lân cận liên quan . Cần có sự kết hợp nỗ lực của nhiều ngành, nhiều thành phần. Cho đến nay mới có tài liệu nghiên cứu quy hoạch thí điểm về du lịch thiên nhiên và du lịch mạo hiểm cho các v−ờn quốc gia Cát bà, Cúc ph−ơng, Bạch mã và Cát tiên. Riêng Bạch mã đã có kế hoạch quản lý du lịch sinh thái, nh−ng việc tổ chức thực hiện còn nhiều khó khăn.

Cần phải có bản đồ du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên nơi có tiến hành du lịch sinh thái. Bản đồ du lịch sinh thái vừa là ph−ơng tiện h−ớng dẫn khách du lịch vừa là một công cụ bảo tồn đảm bảo du khách đi đúng chỗ đúng h−ớng và cung cấp cho họ những thông tin thú vị về khu bảo tồn thiên nhiên họ tới thăm.

Nên có hệ thống thu lệ phí vào cổng và các lệ phí khác nh− lệ phí thuê dụng cụ, lệ phí sử dụng bến bãi. Việc quy định mức lệ phí cũng cần phải cân nhắc kỹ càng . Nên đặt mục tiêu rõ ràng cho việc thu lệ phí: cần thu lệ phí để bù đắp cho chi phí du lịch của địa điểm, để tăng tối đa lợi nhuận, hay một mục đích nào khác. Mức lệ phí phải đ−ợc xác định dựa vào mục tiêu của việc thu lệ phí, có thể d−ợc xác định theo nhiều cách khác nhau nh− đánh giá thị tr−ờng, điều tra nhu cầu du khách, phân tích đ−ờng cầu, hoặc quản lý là đấu giá dựa trên cơ sở thị tr−ờng.

4. Tiếp thị du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên:

Mặc dù với những sản phẩm tốt nhất mà không đ−ợc đối t−ợng nó phục vụ biết đến thì không thể bán đ−ợc sản phẩm đó. Điều này cũng đúng với sản phẩm du lịch sinh thái ở Việt nam. Tiềm năng là vây nh−ng nếu không tiếp thị quảng cáo du lịch sinh thái thì không ai có thể biết đ−ợc rằng Việt Nam có những địa điểm du lịch sinh thái lý t−ởng. Đó là đối với ng−ời n−ớc ngoài, còn đối với du lịch trong n−ớc những ng−ời đã biết quá rõ hoặc dã đ−ợc nghe kể về các điểm thiên nhiên nổi tiếng của n−ớc mình, thì nên chú trọng hơn vào việc tiếp thị, quảng cáo mang tính giáo dục.

5. Các nguyên tắc chỉ đạo:

Các khu bảo tồn thiên nhiên nên có những nguyên tắc chỉ đạo đối với các hoạt động du lịch sinh thái vừa có thể quảng cáo cho du lịch sinh thái, vừa phổ biến những diều nên hay không nên làm ở khu thiên nhiên cũng nh− trong quá trình tổ chức du lịch sinh thái. Nên có những nguyên tắc chỉ đạo cho các

đối t−ợng khác nhau: chẳng hạn nh− du khách, cộng đồng địa ph−ơng, các tổ chức điều hành du lịch, các lãnh đạo địa ph−ơng, các công ty du lịch .

Nguyên tắc lãnh đạo còn đ−ợc coi là một trong những công cụ đánh giá, giám sát và quản lý điểm du lịch sinh thái. Nguyên tắc chỉ đạo không tốn thời gian và nguồn lực nh− những công cụ có hiệu lực t−ơng tự khác nh−: đánh giá tác động môi tr−ờng, quản lý tác động du khách, giới hạn của thay đổi có thể chấp nhận, và khả năng tải. Vì vậy trong khi cố gắng thiết lập hệ thống để sử dụng các công cụ khác, ph−ơng pháp quản lý du khách hữu hiệu nhất là sử dụng nguyên tắc chỉ đạo .

Nguyên tắc chỉ đạo có thể do các tổ chức/nhóm khác nhau soạn thảo: các nhà quản lý, nghành du lịch, các nhà điều hành du lịch, các nhóm h−ớng dẫn viên, cộng đồng dịa ph−ơng. Các tổ chức/nhóm có thể kết hợp với nhau để làm việc này.

6. Tăng c−ờng công tác điều tra nghiên cứu tài nguyên và xây dựng ch−ơng trình giáo dục môi tr−ờng:

Chúng ta th−ờng nhắc đến sự phong phú về tài nguyên hay sự đa dạng sinh học cao của nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, nh−ng khi cần s−u tầm các tài liệu, báo cáo khoa học thì quả là khó khăn . Các kết quả điều tra nghiên cứu tài nguyên ngoài việc phuc vụ cho công tác quản lý bảo tồn cồn đ−ợc sử dụng để soạn thảo các văn bản thuyết minh du lịch. Hiện nay các ch−ơng trình giáo dục, diễn giải môi tr−ờng còn ngèo nàn vì còn thiếu nhiều thông tin khoa học chính xác của các khu bảo tồn thiên nhiên. Cần phải có chính sách khuyến khích, huy động sự tham gia của các viên nghiên cứu, các tr−ờng đại học vào công tác nghiên cứu diều tra tài nguyên khu bảo tồn thiên nhiên .

7. Phái triển cơ sở hạ tầng.

Cơ sở hạ tầng là những hấp dẫn thứ cấp bổ sung cho các hấp dẫn chính là tài nguyên thiên nhiên của các khu bảo tồn thiên nhiên. Nếu không có các hấp dẫn thứ cấp này sẽ mất đi một số l−ợng không nhỏ những du khách cần đến chúng nh− một điều kiện cho chuyến đi của mình. Tuy nhiên hạ tầng cơ sở cũng nh− các ph−ơng tiện phuc vụ nên sử dụng công nghệ hợp môi tr−ờng và mang tính tự nhiên. Các ph−ơng tiện phục vụ nên đ−ợc xây dựng từ các nguyên liệu và sử dụng các kiến trúc địa ph−ơng, nh−ng không đ−ợc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của địa ph−ơng. Sử dụng các ph−ơng tiện phục vụ mang

tính địa ph−ơng, ng−ời dân sẽ không cảm thấy nền văn hoá của họ bị chà đạp, mặt khác họ còn có cảm giác nh− mình là ng−ời chủ thực sự của diểm du lịch sinh thái. Điều này rất có ý nghĩa đối với việc tranh thủ sự ủng hộ đối với các hoạt động và dịch vụ du lịch .

Các −u tiên phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm :

- Thiết kế và xây dựng nơi ăn nghỉ cho khách theo kiểu nhà nghỉ sinh thái.

- Xây dựng các tuyến đ−ờng nội bộ, đ−ờng mòn thiên nhiên với hệ thống chỉ dẫn, chỉ báo đầy đủ cả về số l−ợng và nội dung .

- Xây dựng trung tâm đón khách, trung tâm giáo dục môi tr−ờng . Hiện tại v−ờn quốc gia Bạch Mã, Cát Bà, Cúc Ph−ơng đã và đang xây dựng trung tâm đón khách, trung tâm giáo dục môi tr−ờng nh−ng nội dung tr−ng bày còn nghèo nàn.

8. Huy động vốn đầu t− và chính sách đầu t−:

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)